NHỤC QUẾ

Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền.

daydreaming distracted girl in class

NHỤC QUẾ

Giới thiệu về dược liệu Nhục quế

- Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền. Vị thuốc này thường được sử dụng để hạ sốt, giảm co giật, chống huyết khối, kháng khuẩn,…

- Tên khoa học: Cinnamomum cassia Nees.

- Họ khoa học: Lauraceae (họ Long não).

- Tên gọi khác: Quế bì, Quế đơn, Quế thanh, Mạy quẻ (dân tộc Tày), Kía (dân tộc Dao), Quế quan (nguồn gốc từ Sri-Lanka),… 

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nhục quế

- Đặc điểm thực vật: 

  • Quế là loại cây thường xanh, phát triển ở các khu rừng nhiệt đới, ưa sáng và những cây có tuổi đời khoảng 1 – 5 năm tuổi thì cần bóng râm. Quế phát triển càng tốt và chất lượng tinh dầu cao thì cần nhiều ánh sáng.

  • Quế là loại cây thân gỗ lớn có chiều cao khoảng từ 15 – 20 m. Thân cây khi còn non có màu xanh và có nhiều khía dọc theo thân, có các lông mịn. Thân khi già thì có màu đen xám và có nhiều nốt sần. Khắp thân của cây Quế có hương thơm.

  • Lá Quế là lá đơn mọc cách, những lá ở phía ngọn cây thì mọc đối, Quế không có lá kèm. Phiến lá có hình bầu dục và có chiều dài khoảng 20 – 25 cm, chiều rộng từ 8 – 9 cm, lá có phần đầu & phần gốc thuôn nhọn. Lá Quế có ba gân chính gồm 1 gân giữa to & 2 gân nhỏ nổi khá rõ. Lá khá cứng và giòn với mặt trên bóng có màu xanh sẫm hơn so với mặt dưới và có mép lá nguyên. Cuống lá phẳng có màu xanh xám và có chiều dài khoảng 2 – 2,5 cm.

  • Hoa thuộc dạng xim, tụ thành chùm và mọc ở những nách lá hoặc đầu cành. Cụm hoa có cuống hình trụ có chiều dài 10 – 12 cm và có màu xanh, bên trên phủ các lông mịn. Hoa Quế có màu vàng nhạt, có hương thơm. Hoa mọc quanh năm nhưng vào mùa thu thì ra nhiều hoa nhất. 

  • Quả Quế hình cầu, có đường kính từ 2 – 3 mm và có màu xanh.

  • Quế thường ra hoa vào tháng 4 đến tháng 8 và ra quả vào tháng 10 đến tháng 12 hoặc đôi khi là tháng 1 đến tháng 2 năm tiếp theo.

- Phân bố dược liệu:

  • Quế phân bố nhiều trên thế giới ở các quốc gia thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ,…

  • Ở nước ta, Quế phân bố tại các tỉnh thành như Cao Bằng, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Quảng Ninh,Ninh Bình, Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó, ngày nay Quế còn được trồng tại Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần vỏ thân của cây.

- Thu hái: thu vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 10, nên chọn các cây quế trên 5 năm tuổi để lấy vỏ thân. Trước khi tách vỏ cần buộc chặt quanh thân và các cành lớn, cách nhau từ 40 – 50 cm.

- Chế biến: Nhục quế thu về ngâm nước và ủ trong 1 ngày rồi rửa sạch để ráo. Sau đó lấy lá chuối tươi hơ cho mềm rồi lót dưới sọt khoảng 5 cm, xếp các vỏ Quế vào đầy sọt và đậy bằng lớp lá chuối dày 5 cm, buộc lại để trong 3 ngày nóng và 7 ngày lạnh. Sau khi ủ lấy Quế ra ngâm nước trong 1 tiếng rồi lấy ra ép cho phẳng, để nơi khô ráo đến khi vỏ Quế se lại, sau đó buộc ép vỏ quế vào thanh nứa hình trụ để tạo hình dáng đẹp. Mỗi ngày nên mở ra lau chùi bên trong vỏ quê, thực hiện lặp lại đến khi Quế khô. Nên ủ ít khoảng 15 – 16 ngày.

- Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Thành phần hóa học của Nhục quế

Nhục quế có các thành phần hóa học như: 5% tannin, 1,2 – 1,5% các tinh dầu (như aldehyd cinnamic,…), các acid hữu cơ như acid cinnamic, calcium oxalat, chất nhựa, coumarin, các chất nhầy,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Nhục quế theo Y học hiện đại

Nhục quế có các tác dụng dược lý như:

- Giảm đau, ức chế trung khu thần kinh, an thần, chống co giật.

- Giảm kích thích dạ dày – ruột, bên cạnh đó còn giúp tăng tiết dịch vị và nước bọt, cải thiện và hỗ trợ tiêu hóa, giảm co thắt cơ trơn dẫn đến đau quặn bụng,…

- Tăng lưu lượng máu, cải thiện tưới máu có lợi cho hệ tuần hoàn.

- Thành phần tinh dầu có khả năng kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn gram dương và cả gram âm, bên cạnh đó còn có tác động ức chế một vài loại nấm gây bệnh.

Vị thuốc Nhục quế trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay ngọt, tính nóng.

- Quy kinh: vào Tỳ, Tâm, Can và Thận.

- Công năng: bổ hỏa, bổ nguyên dương, tán hàn, chỉ thống, thông kinh mạch, làm ấm khí huyết, lợi can phế khí, ôn tỳ, tráng dương mệnh môn,…

- Chủ trị: 

  • Suy thận dương, lạnh chi, đau lưng, đau mỏi khớp, chứng bất lực,...

  • Các chứng dương hư ở tỳ và thận gây ra lạnh bụng, ăn uống kém, đi tiêu chảy.

  • Mụn nhọt, sưng đau.

  • Đau thượng vị do ứ hàn ở kinh lạc, đau bụng, nhức mỏi, rối loạn kinh nguyệt.

Cách dùng – Liều dùng Nhục quế

- Cách dùng: có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các dược liệu khác, sử dụng có thể ở dạng thuốc sắc, thuốc bột, ngâm rượu hoặc có thể làm siro.

- Liều dùng: tùy vào dạng sử dụng

  • Thuốc sắc: 2 – 5 g hằng ngày..

  • Thuốc bột: 1 – 2 g mỗi lần.

  • Ngâm rượu: 5 – 15 g hằng ngày.

  • Siro: 30 – 60 g hằng ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Nhục quế

- Bài thuốc chữa đau bụng, đau bụng kinh do hư hàn:

  • Chuẩn bị: Quế nhục.

  • Tiến hành: đem đi tán thành bột mịn. Sử dụng từ 3 – 4 g mỗi lần và uống với nước ấm hoặc rượu ấm.

- Bài thuốc chữa thận hư, tỳ vị hư hàn hoặc tỳ thận dương hư gây ra đau bụng, tiêu chảy:

  • Chuẩn bị: 3 g Nhục quế, 3 g Lưu hoàng, 3 g Can khương, 2 g Chu sa và 10 g Hắc phụ tử.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi chế thành viên hoàn. Sử dụng uống 2 lần cho 1 lần dùng thuốc, mỗi lần dùng 3 g và nên uống thuốc với nước ấm.

- Bài thuốc trị đau bụng kinh 

  • Chuẩn bị: Nhục quế và Can khương 5 g mỗi vị, 4 g Cam thảo , 16 g Thục địa và 12 g Đương quy.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thành thuốc và uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa chân tay lạnh, yếu mạch, tỳ vị hư hàn hoặc lạnh bụng:

  • Chuẩn bị: 4 g Nhục quế, 4 g Mộc hương, 4 g Đinh hương, 6 g Can khương, Nhục đậu khấu và Phụ tử 12 g mỗi vị cùng với 8 g Phục linh .

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn. Sử dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày và mỗi lần uống 12 g cùng với nước ấm.

- Bài thuốc chữa viêm thận mạn, chân tay lạnh, dương khí hư, tiểu ít, sưng phù chân:

  • Chuẩn bị: 4 g Quế nhục, Can địa hoàng và Xa tiền tử 15 g mỗi vị, 12 g Sơn dược, 12 g Trạch tả, 12 g Đơn bì, 12 g Phục linh, 12 g Ngưu tất và 10 g Phụ tử.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn rồi thêm mật để chế thành viên hoàn. Sử dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 15 g.

Lưu ý khi sử dụng Nhục quế

- Người có âm hư hỏa vượng thì không sử dụng.

- Phụ nữ mang thai cần thật cẩn trọng khi sử dụng Nhục quế và cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

- Lưu ý không được sắc Nhục quế cùng với vị thuốc Xích thạch chỉ do Xích thạch chỉ sẽ làm giảm hoạt tính của Nhục quế.

Có thể bạn quan tâm?
BÔNG MÓNG TAY

BÔNG MÓNG TAY

Bông móng tay vừa là một loại cây cảnh vừa là loại thuốc được sử dụng chữa trị trong Đông Y. Loại dược liệu này có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh. Bông móng tay còn gọi là cây Bóng nước, Cây nắc nẻ, Phượng tiên hoa,… Tên khoa học là Herba Impatiens balsamina L, thuộc họ bóng nước (Balsaminaceae).
administrator
CỎ GÀ

CỎ GÀ

Cỏ gà (cỏ chỉ) có tác dụng chữa ho khan, ho gà và ho có đờm. Ngoài ra vị thuốc này còn được kết hợp với các dược liệu khác để chữa chứng bệnh trĩ, phong thấp, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường và sỏi đường tiết niệu.
administrator
XÁO TAM THÂN (TAM PHÂN)

XÁO TAM THÂN (TAM PHÂN)

Xáo tam thân (Paramignya trimera) là một loại dược liệu quý thuộc họ Cam (Rutaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi. Với thành phần chính là các hợp chất tự nhiên như flavonoid, coumarin, terpenoid, alkaloid, Xáo tam thân đã được sử dụng trong y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều loại bệnh như đau đầu, đau khớp, viêm xoang và một số bệnh lý khác. Ngoài ra, Xáo tam thân còn có tác dụng giải độc, kháng khuẩn và kháng viêm.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator
HOÀNG LIÊN

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo. Cây hoàng liên là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền. Dược liệu này có tác dụng an thần, kháng viêm, khử khuẩn, chống virus.. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XUYÊN TÂM LIÊN

XUYÊN TÂM LIÊN

Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) là một loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nó được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả các bệnh lý liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tính hiệu quả của Xuyên tâm liên trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa, và giảm đau. Với những công dụng đa năng và an toàn, Xuyên tâm liên được đánh giá là một dược liệu tiềm năng trong y học hiện đại.
administrator
AN NAM TỬ

AN NAM TỬ

An Nam Tử được sử dụng khá nhiều trong những bài thuốc chữa chứng ho khan, ho đờm, viêm họng mãn tiếng, khàn tiếng, chảy máu cam cho trẻ nhỏ và một số công dụng khác.
administrator
NGÔ THÙ DU

NGÔ THÙ DU

Ngô thù du là quả chín phơi khô của cây Thù du, là một loài dược liệu có nhiều ứng dụng trong nền y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. Đây là một vị thuốc phổ biến của đất nước Trung Hoa.
administrator