BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.

daydreaming distracted girl in class

BINH LANG

Đặc điểm tự nhiên

Cau là một loài cây với chiều cao 15-10m, đường kính 10-15cm, thân tròn, không chia cành, không có lá, có nhiều đốt tròn do vết lá cũ rụng, chỉ ở ngọn mới có một chùm lá to, rộng, xẻ lông chim. Lá có bẹ lớn.

Hoa tự mọc thành buồng, ngoài có mo bao bọc, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, hoa đực nhỏ,hoa cái to, có màu ngà trắng.

Quả hạch, hình trứng, to gần bằng quả trứng gà, lúc đầu xanh, bỏ bóng nhẵn, khi già biến thành màu vàng đỏ. Hạt hoie hình nón cụt, đầu tròn, giữa đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.

Mùa hoa: khoảng tháng 3-4

Cây được trồng khắp nơi, nhất là vùng trung du và đồng bằng như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre.

Bộ phần dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hạt của cây cau được dùng làm dược liệu.

Thu hái: Mùa thu hoạch khoảng tháng 9-12, lấy quả thật già.

Chế biến: Hái quả Cau già, sau đó bỏ vỏ và lấy hạt phơi khô hoàn toàn. Khi dùng đem hạt khô ngâm nước 2 – 3 ngày cho mềm. Mỗi ngày thay nước 1 lần, không nên ngâm vào dụng cụ bằng sắt vì trong hạt có chứa chất tanin. Vớt ra để ráo nước, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Dễ bị mốc và mọt nên cần bảo quản ở nơi kín và thoáng mát. Thỉnh thoảng nên quan sát biểu hiện của dược liệu, nếu thấy mọt thì nên sấy diêm sinh để tránh hư hại.

Thành phần hóa học

Thành phần chính là Tanin. Tỷ lệ Tanin trong hạt non chừng 70% như khi chín chỉ còn 15-20%.

Ngoài ra còn chất mỡ với thành phần chủ yếu là myristin, olein, laurin.

Các chất đường: sacaroza, nanman, galactan 2% và muối vô cơ.

Một số alkaloid: arecolin, guvacolin, arecaidin, guvaxin,...

Tác dụng

+Tác dụng đối với hệ thần kinh: Vị thuốc binh lang có tác dụng kích thích cholinergic ở hệ thần kinh trung ương nhằm tăng nhu động ruột và tăng trương lực cơ trơn của đại trường, dạ dày. Ngoài ra binh lăng còn có tác dụng tăng cơ trơn tử cung và túi mật, tăng tiết mồ hôi, nước bọt, hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim.

+Tác dụng kháng khuẩn: Hạt cau tươi và khô đều có tác dụng ức chế nấm và virus gây bệnh ngoài da.

+Tác dụng xổ sán.

Công dụng

Binh lang có vị chát, hơi đắng, cay, tính ôn, không có độc sẽ có các công dụng sau:

+Hỗ trợ trị sán.

+Hỗ trợ điều trị bụng đầy trướng, táo bón, ăn uống khó tiêu. hôi miệng, ợ hơi.

+Điều trị ợ chua và ợ chua chán ăn.

+Hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét.

+Điều trị giun sán và thoái hóa giác mạc dẫn đến mù lòa ở trẻ em.

+Điều trị chốc đầu ở trẻ nhỏ.

+Hỗ trợ điều trị chứng tiểu tiện khó khăn, đái buốt, phù nề.

+Hỗ trợ điều trị đau đầu, buồn nôn, tăng nhãn áp.

+Hỗ trợ điều trị viêm ruột thời kỳ đầu gây lỵ, táo bón và đau bụng.

+Điều trị chứng tức ngực, buồn nôn, chân đùi sưng đau do hàn thấp cước khí.

Liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Thảo dược Binh lang được sử dụng chủ yếu ở dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc dạng hoàn tán với liều dùng 6 – 15g.

Trong trường hợp dùng độc vị để trị nhiễm sán lá, có thể dùng đến 60-100g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Hạt cau kỵ lửa vì vậy không nên sao chín có thể làm giảm tác dụng điều trị bệnh của dược liệu.

+Không dùng binh lang cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em và các trường hợp sa cơ quan và thoái vị cơ quan tiêu hóa.

 

Có thể bạn quan tâm?
KÉ ĐẦU NGỰA

KÉ ĐẦU NGỰA

Tên khoa học: Xanthium strumarium L. Họ: Cúc (Asteraceae) Tên dược liệu: Fructus Xanthii strumarii (Quả) Tên khác: Xương nhĩ, thương nhĩ tử, thương nhĩ, mac nháng (Tày), phắc ma…
administrator
CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

Cây nở ngày đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nở ngày, cây bạc đầu, cây hoa gà trắng. Cây nở ngày đất còn được biết đến với tên gọi khác là cây nở ngày, bởi phần hoa của loại cây này chỉ nở vào ban ngày. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép, flavones, flavoides glycosides và gomphrenol là ba thành phần hoạt chất chính có trong cây nở ngày đất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, sốt, cảm cúm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
BẠCH CẬP

BẠCH CẬP

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Vị thuốc có tên Bạch cập vì sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp. Bạch cập có công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da.
administrator
CON RƯƠI

CON RƯƠI

Theo y học cổ truyền, con rươi có vị cay, thơm, tính ấm. Giúp hóa đờm và điều khí, dùng chữa trị khó tiêu, kém ăn, tiêu chảy, chống suy giảm miễn dịch, chữa mụn nhọt, đau nhức xương khớp, ăn không ngon. Trong dân gian, rươi được sử dụng phổ biến thành các món ăn.
administrator
NGÔ CÔNG

NGÔ CÔNG

Rết là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích, phần thân phơi khô của con Rết được sử dụng như một vị thuốc có tên gọi là Ngô công. Trong Y học cổ truyền, Ngô công có các công dụng như chữa chứng co giật, giải độc rắn cắn, chữa đau đầu hoặc đau nhức gân xương do phong thấp.
administrator
VẠN NIÊN THANH

VẠN NIÊN THANH

Vạn niên thanh (Dieffenbachia Amoena) là một loại cây cảnh thường được trồng trong nhà để trang trí cũng như thanh lọc không khí. Tuy nhiên, ít người biết rằng Vạn niên thanh cũng được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Với những thành phần hoạt tính như alkaloid, saponin và chất độc tố, Vạn niên thanh có tác dụng giảm đau, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch gan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm hình thái, bộ phận dùng làm thuốc, các nghiên cứu y học hiện đại và một số bài thuốc chữa bệnh từ Vạn niên thanh.
administrator
HOA BÁCH HỢP

HOA BÁCH HỢP

Hoa bách hợp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tỏi rừng, cánh hoa li ly, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma. Bách hợp là một loài hoa dáng hình lộng lẫy, kiêu sa và mùi hương thơm dễ chịu, thanh tao. Bách hợp mang trên mình ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, sự hòa thuận tốt lành. Nhưng không chỉ có vậy, chúng còn là một vị thuốc giúp an thần, bổ tim phổi, chữa ho. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator