NHUNG HƯƠU

Nhung hươu (lộc nhung) là sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của con hươu hoặc nai đực, có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.

daydreaming distracted girl in class

NHUNG HƯƠU

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Cervus nippon Temminck

- Họ: Hươu, nai (Cervidae)

- Tên gọi khác: Ban long châu, Quan lộc nhung, Hoàng mao nhung, Huyết nhung

Nhung hươu (lộc nhung) là sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của con hươu hoặc nai đực, có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.

Đặc điểm 

Hươu thường cao trung bình khoảng 1 m và dài 0,9 – 1,2 m. Lông rất đẹp và mịn, màu đỏ hồng, trên thân có đốm trắng.  Con nai to và mạnh hơn hươu, lông cứng hơn, màu xám, hoặc nâu, không có đốm. Cả hai đều có chân dài và nhỏ, đuôi ngắn, 2 mắt to và có đốm đen bên dưới mắt.

Chỉ có con đực mới có sừng, từ năm 2 tuổi trở đi có thể thu hoạch sừng nai nhưng hươu nai từ 3 tuổi trở đi sừng hoặc nhung mới tốt cho thu hoạch. Sừng sẽ rụng vào khoảng cuối mùa hạ và mọc lại sừng khác vào mùa xuân năm sau. Sừng non mới mọc rất mềm, dài khoảng 5 - 10 cm, mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt và bên trong chứa rất nhiều mạch máu.

Nhung của hươu và nai có mùa khác nhau, mùa nhung của hươu vào tháng 2 - 3, của nai vào tháng 4 - 8. Hươu nai sống từng đàn ở núi rừng, có khi ở cả đồng bằng. Thức ăn của chúng là cỏ, quả cây và lá non. 

Phân bố, sinh thái

Hươu, nai là động vật ăn cỏ, quả cây, lá non. Đây là loại động vật không sợ người, ban đêm có thể xuống ruộng để ăn lúa, ngô, đỗ.

Nhung hươu có thể thu được từ hươu nai săn bắt được hoặc nuôi. Tại Việt Nam hươu, nai thường được tìm thấy ở miền Bắc và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do nạn săn bắt quá mức. Hiện nay, loài này đang được nuôi nhiều ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Hươu, nai đực từ 3 tuổi trở đi sừng hoặc nhung được thu hoạch để làm dược liệu.  

Các loại Lộc nhung được sử dụng phổ biến bao gồm:

Huyết nhung: Là nhung ngắn mềm, mọng máu, chưa phân nhánh. Đây được xem là loại nhung quý nhất và có dược tính đặc biệt cao.

Nhung yên ngựa: Là sừng non mới bắt đầu phân nhánh nhưng các nhánh còn ngắn, chỗ phân nhánh bên dài bên ngắn giống như yên ngựa. Đây cùng là loại dược liệu quý hiếm. Do đó, khi thu hoạch cần canh thời gian, nếu để nhung phát triển thành sừng thì kém giá trị sử dụng.

Chế biến:

Khi cưa nhung hươu, nai cần cưa từ chỗ cách đáy nhung 3 – 4 cm. Máu chảy ra có thể được hứng và cho vào rượu uống để tăng cường sinh lý. Muốn hãm cho máu không chảy nữa thì dùng mực tà trộn với than gỗ sau đó bôi vào chỗ cưa. Sau đó dùng vải băng lại để tránh côn trùng.

Nhung sao khi cắt cần sơ chế ngay bởi vì nhiều máu thịt, để lâu rất dễ bị hôi thối, dòi bọ. Có rất nhiều cách chế biến nhung như:

- Nhúng cả cặp nhung vào rượu để một đêm. Khi ngâm nên để chỗ cắt hướng lên trên để tránh các chất tốt trong nhung tan vào rượu. Hôm sau rang cát cho nóng đến khi khô hẳn. Có nơi thay cát bằng gạo rang, sau khi nhung khô dùng gạo này để nấu cháo, dùng ăn.

- Chỉ tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô. Khô lại tẩm rượu và sấy khô. Làm như vậy cho đến khi nhung khô kiệt là được. Tuy nhiên, khi bào chế cần cẩn thận để không làm nứt, chảy máu nhung khiến nhung mất giá trị.

Thành phần hóa học 

Trong nhung hươu nai có các thành phần như: hơn 17 loại Acid amin, Calci Carborat, Calci Phosphat, Oestrogen, chất keo, Testosteron,… Các nguyên tố vi lượng Cu, Fe, Zn, Br, Mg, Cr, Kiềm, Coban,… Ngoài ra nhung hươu tươi còn có collagens, Pantocrine, Hyaluronic, Chondroitin, Glycosami – noglycans, Alkaline Phosphatase, Acid Uronic, Prostaglandins, các khoáng chất,…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, Nhungg hươu có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh, bổ tủy, ích huyết, mạnh gân xương, giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lực, làm lành vết thương. Do đó được dùng để điều trị liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, làm thuốc bổ khi tinh thần mệt mỏi, điều trị bệnh sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc (cơ năng), lưng gối đau lạnh, gân xương mềm yếu, rong huyết, nhọt lâu ngày không liền miệng.

Theo Y học hiện đại, Nhung hươu có một số tác dụng như: 

- Tác dụng làm cường tráng, tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể khỏe mạnh dẻo dai, giảm mệt mỏi, nâng cao sự tập trung, cải thiện giấc ngủ, tăng sự thèm ăn, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa đạm.

- Làm tăng lưu lượng máu ở động mạch vành qua tim, giúp tim co bóp mạnh hơn, cường tim, giúp tim đập chậm lại.

- Tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng số lượng hồng huyết cầu, huyết sắc tố và tăng sinh tế bào hồng cầu, tăng bạch cầu.

- Kích tố sinh sinh làm tăng nhanh về cân nặng và chiều cao.

- Tăng sự hồi phục các xương gãy và giúp vết thương hở nhanh lành.

- Tăng tiết nội tiết tố, làm chậm quá trình mãn dục nam.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều lượng khuyến cáo: 1,2 – 4 g mỗi ngày. Lộc nhung không được cho vào thuốc sắc, chỉ tán nhỏ thành bột, hòa nước dùng uống. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác đều được.

Lưu ý

Một số đối tượng không nên sử dụng Nhung hươu:

- Phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em.

- Người bệnh cao huyết áp, đái đường, xơ cứng mạch máu, hẹp van tim, viêm thận, máu nóng sinh mụn nhọt, lở ngứa, tiêu chảy kinh niên.

- Người đang ốm nặng, rối loạn tiêu hóa không dùng.

- Người có bệnh về hô hấp, viêm phế quản, ho khạc ra đờm vàng, có bệnh truyền nhiễm không dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
MƯỚP KHÍA

MƯỚP KHÍA

Mướp khía là một loại cây thân thảo lâu năm, thường được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập. Ngoài ra, cây còn phân bố ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho các buổi ăn, mướp khía còn được biết đến với nhiều công dụng điều trị các bệnh lý rất hiệu quả.
administrator
LÁ KHÔI

LÁ KHÔI

Lá khôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây khôi tía, cây khôi, đơn tướng quân, cây xăng sê, chẩu mã thái, cây độc lược. Cây Khôi hiện nay được trồng nhiều tại các vùng núi phía bắc, vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa hiệu quả trong việc chữa khỏi 1 số bệnh. Lá khôi là dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Vị thuốc này thường được dùng để chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng, dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa và làm giảm chứng ghẻ lở ngoài da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator
HƯƠNG NHU TRẮNG

HƯƠNG NHU TRẮNG

Hương nhu trắng có nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày như dùng làm thực phẩm và dùng trong Y học với các tác dụng như chữa đau dạ dày, bệnh ngoài da, tê thấp, cảm sốt, ra mồ hôi…
administrator
CÂY SẬY

CÂY SẬY

Cây sậy, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sậy trúc, lau sậy, lô vi, lô trúc, lô vi căn. Ít ai ngờ rằng, cây sậy mặc dù mọc hoang dại nhưng lại có nhiều công dụng chữa bệnh. Phần rễ cây được sử dụng phổ biến để làm vị thuốc với tên gọi Lô căn. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt, lợi tiểu… thường dùng để chữa tiểu tiện bất lợi, viêm dạ dày cấp, viêm phế quản, đau họng, táo bón, nôn mửa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BÌM BỊP

CÂY BÌM BỊP

Bìm bịp (Clinacanthus nutans) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền của Đông Nam Á. Nó có mùi thơm và vị đắng, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh như viêm da, mẩn ngứa, cảm cúm, và đau đầu. Ngoài ra, Bìm bịp còn có các thành phần hoạt chất quan trọng như flavonoid và phenolic, đã được nghiên cứu cho hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý khác. Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về đặc điểm, tính chất và công dụng của dược liệu Bìm bịp.
administrator
MẠCH MÔN

MẠCH MÔN

Mạch môn là một loại dược liệu quý, rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nền y học của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Mạch môn thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, Mạch môn là một loài dược liệu mọc hoang, thường bắt gặp nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dược liệu này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho, táo bón, ho có đờm, lao phổi và nhiều bệnh lý khác.
administrator
QUẢ CAU

QUẢ CAU

Hạt cau (Areca catechu) có vị cay đắng, chát, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu tích, hành khí, thông tiện, lợi thủy. Do đó được dùng để trừ sán dây, giun đũa, sán xơ mít, trùng tích, phúc thống, tích trệ, tả lỵ, thùy thũng, cước khí, sốt rét.
administrator