MƯỚP KHÍA

Mướp khía là một loại cây thân thảo lâu năm, thường được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập. Ngoài ra, cây còn phân bố ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho các buổi ăn, mướp khía còn được biết đến với nhiều công dụng điều trị các bệnh lý rất hiệu quả.

daydreaming distracted girl in class

MƯỚP KHÍA

Giới thiệu về dược liệu Mướp khía 

Mướp khía là một loại cây thân thảo lâu năm, thường được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập. Ngoài ra, cây còn phân bố ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho các buổi ăn, mướp khía còn được biết đến với nhiều công dụng điều trị các bệnh lý rất hiệu quả.

Mướp khía còn được biết đến với các tên gọi khác như: Mướp tàu, Ve hom, Mướp hương, Mác Loy,… Ngoài các tên kể trên, Mướp khía còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau ở mỗi quốc gia. 

Tên khoa học được biết đến của cây là: Luffa acutangula (L.) Roxb., thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Nguồn gốc của cây Mướp khía được tin rằng được tìm thấy lần đầu tiên ở đất nước Ấn Độ. 

Tổng quan về dược liệu Mướp khía

Bắt nguồn từ Ấn Độ, trong quá trình giao thương và trao đổi giữa các quốc gia đã khiến cho Mướp khía ngày nay được trồng ở hầu hết các nước thuộc vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây được bắt gặp chủ yếu ở các tỉnh phía Nam của đất nước, tuy nhiên độ phổ biến vẫn thấp hơn so với mướp thường mà người dân hay sử dụng.

Là một loài cây ưa sáng và ưa ẩm, cây Mướp khía sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhanh trong mùa vụ xuân – hè. Tuy nhiên vào mùa khô phải thường xuyên tưới nước để cho cây có thể phát triển. So với các loại cây khác thì cây mướp khía ít bị sâu bệnh, không chỉ cho năng suất cao mà khi ăn còn rất ngon nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tại một số tỉnh phía Nam, bà con nông dân đã chuyển sang trồng mướp khía vì cho năng suất tốt và chất lượng cao hơn so với giống mướp hương. Cây ra hoa và cho quả vào khoảng tháng 4 – 6 hằng năm.

Đặc điểm của dược liệu Mướp khía

Mướp khía có thân leo, dài từ 3 – 6 cm. Trên thân quan sát được thấy nhiều rãnh và đường kính thân khoảng 2 cm, thân mảnh có khía vặn. Lá đơn, có hình trái tim, mọc so le. Chiều dài lá từ 15 – 20 cm, có khi lên đến 30 cm và chiều rộng từ 20 – 25 cm. Cuống lá dài, mặt trên của lá màu xanh sẫm, mặt dưới nhạt hơn. 

Rễ của cây có màu nâu vàng và dạng hình trụ, trên thân rễ có nhiều nếp nhăn, khi sờ cảm giác thô ráp. Hoa đều, đơn tính với các cánh hoa màu vàng. Hoa đực có màu vàng nhạt hơn so với hoa cái, các hoa đực mọc thành chùm, trên mỗi hoa đều quan sát thấy một lá bắc màu lục. Hoa có 5 nhị, trong đó có 1 nhị rời và 4 nhị còn lại có chỉ nhị dính nhau từng đôi một. Hoa cái mọc đơn độc, cuống hoa dài 2 – 15 cm, có bầu nhụy bên dưới, vòi nhụy ngắn và đầu nhụy có 3 núm nhỏ. Quả có hình chùy, đường kính lên đến 10 cm và dài từ 30 – 40 cm, thuôn nhọn về phía gốc và được bao phủ bởi các đường gân nổi rõ. Hạt bên trong có dạng giống hình elip và màu nâu đen.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Toàn cây đều có thể dùng. Tuy nhiên xơ mướp được dùng phổ biến hơn và dùng làm thuốc, vị thuốc từ xơ của Mướp khía được gọi là Ty qua lạc hay có tên khoa học là Retinervus Luffae Fructus. Để thu hoạch xơ mướp, người ta thu hoạch quả chín vào mùa hè, lúc quả có màu vàng vì khi đó đã có xơ bên trong ruột. Quả được thu hoạch mang về lấy xơ đem phơi khô, Vỏ và hạt có thể được sử dụng vào mục đích khác. Nếu dùng dây và lá, nên thu hái vào mùa hè để có hiệu quả cao nhất.

Ở từng vùng khác nhau với khí hậu và thổ dưỡng khác nhau sẽ có cách dùng khác nhau, ở một số vùng của Ấn Độ dùng lá và quả tươi hoặc dạng bột, một số nơi khác dùng cả rễ. 

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đến nay đã tìm ra được hơn 50 hợp chất trong cây Mướp khía thuộc các nhóm chất khác nhau như: flavonoid, anthraquinone, protein, các acid béo, saponin triterpen, tinh dầu và các nhóm chất khác. 

- Protein: một số protein bất hoạt ribosome (Ribosome-inactivating protein – RIP) được tìm thấy trong hạt của Mướp khía như luffangulin, luffaculin 1, luffaculin 2.

- Flavonoid: một nghiên cứu đã phân lập được 10 hợp chất flavonoid trong Mướp khía, trong đó có 2 flavonoid glycoside là  apigenin-7-glucoside và luteolin-7-glucoside được tìm thấy trong lá và hoa của cây.

- Anthraquinone: phần trên mặt đất của cây Mướp khía khi được phân lập đã tìm ra dẫn xuất anthraquinon là 1,8-dihydroxy-4-methylanthracene-9, 10-dione.

- Các acid béo: hiện diện nhiều nhất trong hạt, đem lại giá trị dinh dưỡng nhiều nhất cho bộ phận này của cây Mướp khía. Hàm lượng chất béo trong nhân hạt chiếm gần 44% khối lượng, chủ yếu là các thành phần acid béo không bão hòa, phần acid béo bão hòa chiếm khoảng 33% trên tổng lượng acid béo. Một số acid béo được ghi nhận như: acid stearic, acid palmitic, acid myristic, acid oleic và acid linoleic.

- Saponin triterpen: khi phân lập phần trên mặt đất của cây Mướp khía đã thu được 7 hợp chất saponin cấu trúc khung triterpen

- Tinh dầu: đã có 25 hợp chất tinh dầu được phân lập từ hoa của cây Mướp khía, trong đó đã xác định được chính xác cấu trúc của 16 hợp chất

Ngoài ra trong phần vỏ của cây Mướp khía còn ghi nhận được sự hiện diện của calci, sắt, acid ascorbic (vitamin C), caroten, tannin,..

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của dược liệu Mướp khía

Các nghiên cứu in vitro và in vivo trên các mô hình động vật thí nghiệm đã chỉ ra được các bộ phận của cây Mướp khía đều có tác dụng dược lý, từ đó cho hiệu quả với nhiều bệnh lý khác nhau. Cây mướp khía đã được chứng minh có tác dụng điều trị với các bệnh như: đái tháo đường, tăng lipid huyết. Ngoài ra Mướp khía còn có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, chống các vết loét, giảm đau, kháng viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó cây còn có tác dụng bảo vệ gan và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể.

- Tác dụng bảo vệ gan: Mướp khía khi sử dụng cho hiệu quả giảm nồng độ của AST, ALT, phosphatase kiềm, bilirubin huyết, cholesterol huyết và triglyceride huyết. 

- Tác dụng với bệnh đái tháo đường: Mướp khía có tác dụng giảm đường huyết đói, giảm hàm lượng glycogen dự trữ, giảm Hba1C.

- Tác dụng giảm lipid huyết: Mướp khía có tác dụng giảm lượng cholesterol toàn phần, giảm triglycerid, VLDL và LDL.

- Tác dụng chống ung thư: dịch chiết từ lá của cây Mướp khía cho tác dụng ức chế dòng tế bào ung thư phổi NCI-H460.

- Tác dụng kháng khuẩn: các nghiên cứu đã chỉ ra phần dịch chiết từ các bộ phận của cây Mướp khía đều cho tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus, ngoài ra còn ức chế một số vi khuẩn Gram âm như: E. coli, Klebsiella pneumonia, Pseudomonas aeruginosa. Ngoài ra, Mướp khía còn thể hiện tác dụng kháng nấm khi có thể ức chế sự tăng trưởng của một số vi nấm như: Candida albicans, Aspergillus niger, Aspergillus fumigatus.

- Tác dụng điều hòa hệ miễn dịch: Dịch chiết từ quả của cây Mướp khía khi sử dụng cho hiệu quả tăng tỉ lệ kết dính bạch cầu đa nhân trung tính lên 24%, kết quả này quan sát được trên chuột thí nghiệm.

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của vị thuốc Mướp khía

- Tính vị: Xơ mướp, hạt, dây, rễ có vị ngọt, tính bình. Lá mướp có vị đắng và chua, tính hơi lạnh

- Quy kinh: chưa có nghiên cứu ghi nhận.

- Công năng chủ trị: rễ Mướp khía có tác dụng giải độc và thanh nhiệt, dùng để trị lở ngứa, chảy nước, viêm xoang, viêm mũi. Hạt Mướp khía có công dụng  nhuận táo, tiêu nhiệt, hóa đàm, dùng để trị tiểu khó, ho nhiều đờm. Lá thì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng để trị chốc lở, mụn, chảy máu vết thương, ho gà, ho khan. Xơ mướp có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu tiêu thũng, dùng để trị  sữa không thông, đau ngực sườn, bế kinh, viêm tuyến sữa và đau nhức gân cốt.

- Ở Ấn Độ, vị thuốc Mướp khía dùng để trị lách to, lợi tiểu, hen suyễn, táo bón. Rễ Mướp khía thì được dùng để điều kinh, hạ sốt, trị rối loạn đường tiết niệu.

- Ở Thái Lan, thân lá và rễ được dùng để hạ sốt

- Ở Campuchia, rễ và thân khi hãm với nước uống cho tác dụng lợi sữa.

Cách dùng – Liều dùng của dược liệu Mướp khía

Mướp khía có thể dùng để sắc uống hoặc dùng ngoài da, theo các tài liệu tham khảo: 

+ Rễ 15 – 30 g mỗi ngày.

+ Dây 30 – 60 g mỗi ngày.

+ Lá và xơ 10 – 15 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Mướp khía

- Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang

Chuẩn bị: thân già và rễ 8 – 12 g, sắc uống hằng ngày.

- Bài thuốc điều trị viêm mũi

Chuẩn bị: thân Mướp khía đem đi sao cháy, sau đó tán thành bột và thổi vào mũi 2 – 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa băng huyết, kiết lỵ, rong kinh và xuất huyết trĩ

Chuẩn bị: Xơ mướp (Ty qua lạc), đốt tồn tính và tán thành bột. Mỗi lần dùng khoảng 4 – 8 g, chia thành 2 lần uống trong ngày & chiêu với nước ấm.

- Bài thuốc chữa bệnh sởi

Chuẩn bị: Cỏ mần trầu 8 g, Cam thảo nam 4 g, Bạch chỉ, Kim ngân và Kinh giới mỗi thành phần 12 g, Xơ mướp 20 g.  Đem các vị thái nhỏ, sao vàng và sắc uống 2 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa hen suyễn

Chuẩn bị: Xơ mướp băm nhỏ, sao 20 g và hạt Đay giã dập, sao 1 lượng 12 g. Trộn đều các vị, sau đó đem sắc và uống khi còn nóng. Mỗi ngày dùng 2 lần liên tục từ 2 – 3 ngày.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Mướp khía

- Tuy là một dược liệu lành tính, tuy nhiên khi sử dụng Mướp khía, cần phải lưu ý đến các tác dụng phụ có thể bắt gặp là táo bón. Vì vậy cần phải ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước khi sử dụng bài thuốc có Mướp khía. 

- Ngoài ra đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

 

Có thể bạn quan tâm?
HOA QUỲNH

HOA QUỲNH

Hoa quỳnh có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Ngày nay loài cây này được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu ... Nó mọc ở cả độ cao trên 2000m. Ở Nhật Bản, nó được tìm thấy ở nhiều nơi từ đồng bằng cao nguyên trung tâm đến vùng núi để làm cảnh và làm thuốc.
administrator
NGÓ SEN

NGÓ SEN

Ngó sen chính là một bộ phận của cây Sen. Không những có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn kèm với nhiều loại món ăn khác, Ngó sen còn được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh rất hiệu quả.
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
NGŨ GIA BÌ

NGŨ GIA BÌ

Ngũ gia bì là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, không chỉ để trồng làm cảnh, dùng như một loại rau trong các bữa ăn của gia đình mà còn là một loài thảo dược quý của vùng đất phía Nam với rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, Ngũ gia bì được sử dụng như một vị thuốc cho tác dụng chữa các bệnh về xương khớp và các chấn thương phần mềm.
administrator
HƯƠNG THẢO

HƯƠNG THẢO

Hương thảo là dược liệu được biết đến với tác dụng chữa các bệnh về ho, viêm họng, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm giác mạc, trướng bụng khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, ngăn ngừa rụng tóc...
administrator
NHỤY HOA NGHỆ TÂY

NHỤY HOA NGHỆ TÂY

Nhụy hoa nghệ Tây – một loại gia vị cũng như dược liệu đắt đỏ gần như là bậc nhất trong các loại dược liệu. Nhụy hoa nghệ Tây còn được coi như vàng đỏ của các loài thực vật là do hương vị đặc trưng cùng với các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
administrator
RÁY GAI

RÁY GAI

Theo y học cổ truyền, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, tác dụng giúp tiêu đờm, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu.
administrator
TÂM SEN

TÂM SEN

Từ lâu, Sen đã được coi là một loại hoa đặc trưng tại nước ta. Bên cạnh nét đẹp không lẫn đi đâu được thì Sen còn là một nguồn cung cấp thực phẩm cũng như dược liệu chữa bệnh phong phú khi hầu như mọi bộ phận của loài thực vật này đều có thể sử dụng được.
administrator