TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

Hoàng Đàn là loài thực vật rất nổi tiếng không chỉ bởi là một loại gỗ quý mà còn có mùi hương vô cùng độc đáo. Đối với những người say mê mùi thơm tự nhiên đều không thể bỏ qua tinh dầu Hoàng đàn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoàng đàn và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

Giới thiệu về dược liệu

Hoàng đàn (có tên gọi là Cupressus spp, thuộc họ Hoàng đàn) và Tuyết tùng (có tên gọi là Cedrus spp, thuộc họ Thông) là 2 loài thực vật khác nhau. Tuy nhiên, chúng cùng bộ và đều là cây lá kim. Tinh dầu Hoàng đàn hoặc Tuyết tùng đặc biệt đều có tên tiếng Anh là Cedarwood essential oil. Loại tinh dầu này có nguồn gốc từ nhiều loại cây lá kim khác nhau, đa số thuộc họ Thông hoặc họ Hoàng đàn.

Một số thực vật được sử dụng để sản xuất tinh dầu hoàng đàn bao gồm:

  • Cedrus deodara (còn gọi là tuyết tùng Himalaya) là một loại thực vật rất linh thiêng, bắt nguồn từ vùng núi Himalaya.

  • Cedrus atlantica, một loài thực vật bản địa tại núi Atlas.

  • Tinh dầu được chiết xuất từ lá, và đôi khi là gỗ, rễ hay gốc của cây Juniperus virginiana (họ Bách xù). Thành phẩm này thường được sản xuất tại Mỹ

Ở một số khu vực, Hoàng đàn hay Tuyết tùng (cedarwood) còn là tên của các loài thực vật lá kim khác nhưng trong họ Cupressaceae.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh dầu Hoàng đàn được chiết xuất từ một số bộ phận của cây gỗ Hoàng đàn, mang đến mùi hương mộc mạc và dễ chịu. Phần lá, vỏ và quả của cây đều có thể được chưng cất (thông qua phương pháp hơi nước, ép lạnh hay carbon dioxide). Tinh dầu Hoàng đàn sau khi chiết xuất có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Bên cạnh sản phẩm tinh dầu, chiết xuất từ cây Hoàng đàn cũng được sử dụng trong một số sản phẩm như chất khử mùi, dầu gội đầu, nước hoa, thuốc đuổi côn trùng...

Một số đặc tính của tinh dầu Hoàng đàn bao gồm:

  • Mùi gỗ ấm áp xen lẫn ngọt ngào của cây cỏ.

  • Màu vàng nhạt, đôi khi sẫm hơn.

  • Kết cấu đặc trung bình, độ lưu hương ổn định.

Cho tới nay, chiết xuất Hoàng đàn được sử dụng trong nhiều nền công nghiệp bao gồm sản xuất hương liệu, nước hoa hay chăm sóc sức khỏe.

Cách bảo quản tinh dầu Hoàng đàn:

  • Bảo quản tinh dầu Hoàng đàn trong lọ kín, vị trí khô ráo, thoáng mát.

  • Đậy kín nắp sau khi sử dụng để giữ độ tươi mới.

  • Không để ánh nắng trực tiếp, tránh nơi bụi bẩn và tránh xa tầm tay trẻ em.

Thành phần hóa học

Thành phần có trong tinh dầu Hoàng đàn rất phức tạp, thay đổi tùy vào mỗi loài được sử dụng chiết xuất. Các thành phần hóa học nổi bật bao gồm:

  • Cedrol, ∀-cedrene, copaene, thujopsene, widdrol… (trong Virginia và Texas cedarwood oils).

  • Hydrocacbon sesquiterpene bao gồm α-himachalene, β-himachalene, γ-himachalene (ở loài Cedrus atlantica).

  • Cedrine, cedrol, thujopsene…

Ngoài ra, còn có một số thành phần cedrene, cedrol với các công dụng:

  • Sát trùng.

  • Kháng viêm.

  • Chống co thắt.

  • Lợi tiểu.

  • Tiêu diệt côn trùng.

  • Kháng nấm.

Tác dụng - Công dụng

Hỗ trợ rụng tóc

Rụng tóc là tình trạng đặc biệt khó chịu, gặp phải ở rất nhiều người với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tinh dầu Hoàng đàn có thể là một mẹo cứu cánh, góp phần cải thiện tình trạng này.

Năm 1998, một báo cáo trên trang Archives of Dermatology ghi nhận kết quả sau 7 tháng sử dụng hỗn hợp dầu nền kết hợp với tinh dầu thực vật (bao gồm hoàng đàn, hương thảo, oải hương, xạ hương). Khi sử dụng massage lên vùng da đầu và tóc hàng ngày giúp cải thiện đáng kể tình trạng rụng tóc.

Giải quyết các tình trạng da đầu

Xoa bóp vùng da đầu với hỗn hợp dầu nền (dầu dừa, dầu jojoba…) cùng tinh dầu hoàng đàn/tinh dầu tuyết tùng mang lại tác động làm dịu các tình trạng trên da đầu bao gồm ngứa hay bong tróc da đầu. Công dụng này đặc biệt hữu ích trên những người đang điều trị gàu và chàm da đầu.

Cải thiện sức khỏe làn da

Nhờ vào tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, tinh dầu Hoàng đàn được ghi nhận là rất tốt đối với da mụn trứng cá. Bên cạnh đó, thành phần này cũng mang tới các ưu điểm khác bao gồm hạn chế hình thành sẹo, giảm triệu chứng của bệnh chàm…

Hỗ trợ giấc ngủ

Khi sử dụng như một liệu pháp hương thơm, tinh dầu hoàng đàn/ tinh dầu tuyết tùng cho thấy hiệu quả có lợi trong việc cải thiện chứng mất ngủ thường xuyên.

Ổn định tâm trạng, giảm căng thẳng, lo âu

Nghiên cứu trên động vật trong tạp chí Physiology and Behavior ghi nhận hiệu quả cải thiện tâm trạng của thành phần cedrol có trong tinh dầu Hoàng đàn. Tác dụng này có tác động tích cực tới cảm xúc lo lắng, giải quyết căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, khi được sử dụng như liệu pháp hương thơm, tinh dầu này còn giúp thư giãn, mang đến giấc ngủ ngon.

Cách thức sử dụng tinh dầu Hoàng đàn

Phương pháp trị liệu bằng hương thơm

  • Hít tinh dầu bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu lên vật dụng giúp lưu giữ hương thơm. Có thể dùng trên khăn, vải, gối, quần áo, túi thơm…

  • Thêm tinh dầu vào bình xịt cùng nước hoặc dầu nền. Sử dụng xịt lên hoa khô, bóng đèn có thể mang lại hương thơm nhẹ nhàng cho không gian sống.

  • Kết hợp cùng một số mùi hương khác, bao gồm tinh dầu hoa oải hương...

Dùng làm nước hoa

Tinh dầu Hoàng đàn có mùi hương đặc biệt. Bạn có thể biến nó thành mùi hương của riêng mình bằng cách thoa vài giọt dầu đã pha loãng nhẹ nhàng lên các vị trí sau tai, cổ tay, nách…

Dùng ngoài da

Pha loãng tinh dầu hoàng đàn cùng dầu nền (với tỷ lệ 2 - 3 giọt cùng 5 thìa cà phê dầu nền). Thoa đều lên da, giữ nguyên từ 10 - 15 phút và rửa sạch lại với nước.

Bên cạnh đó, có thể thực hiện phương pháp xông hơi cùng tinh dầu. Phương pháp nàu có thể giúp chữa lành các tổn thương ngoài da. Thêm một vài giọt tinh dầu Hoàng đàn vào sữa tắm, pha nước tắm có thể giúp thư giãn hiệu quả.

Sử dụng trên tóc, da đầu

Thêm tinh dầu gỗ tuyết tùng/hoàng đàn vào dầu gội hoặc dầu xả. Kết hợp thêm tinh dầu hương thảo và oải hương có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc. Trong quá trình sử dụng, cần massage da đầu nhẹ nhàng, có thể giúp kích thích các nang lông.

Trị mụn

Sử dụng tinh dầu Hoàng đàn tại chỗ trên vị trí mụn nhọt, mụn đầu đen, mụn đầu trắng là một phương pháp hiệu quả. Sau khi pha loãng tinh dầu, thoa nhẹ nhàng lên da bằng tăm bông hay bông gòn. Để nguyên trong 10 – 15 phút và rửa sạch lại với nước. Kết hợp với dầu jojoba hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác để tăng hiệu quả sử dụng.

Các cách sử dụng khác

  • Sử dụng tại chỗ để làm thuốc chống bọ chét, sâu bọ...

  • Khuếch tán hương thơm trong nhà bằng cách nhỏ 2 - 3 giọt tinh dầu vào máy khuếch tán, máy xông hơi. Phương pháp này có thể giúp thanh lọc không khí, xua đuổi côn trùng.

Cách dùng - Liều dùng

Tinh dầu hoàng đàn có thể được sử dụng với các cách sau:

  • Trị rụng tóc: Những người bị rụng tóc từng mảng (tình trạng liên quan đến hệ miễn dịch, ảnh hưởng tới nang tóc), có thể massage da đầu bằng hỗn hợp tinh dầu hoàng đàn, hương thảo, oải hương, cỏ xạ hương hàng ngày. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài (trên 6 tháng) sẽ giúp làm giảm rụng tóc, hỗ trợ kích thích tóc mọc và phát triển.

  • Trị gàu ngứa: Bên cạnh trị rụng tóc, massage da đầu với tinh dầu hoàng đàn trong khi gội đầu sẽ giúp trị gàu ngứa. Phương pháp này giúp giảm bong tróc và làm dịu da đầu.

  • Trị mụn: Trộn tinh dầu hoàng đàn với các loại dầu nền hay kem trị mụn, thoa nhẹ nhàng lên vùng da mụn. Chờ từ 10 - 15 phút và rửa sạch. Thực hiện 2 lần/tuần giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá.

  • An thần, hỗ trợ giấc ngủ: Hít trực tiếp tinh dầu hay xịt tinh dầu vào một số vật dụng trong nhà chẳng hạn như như gối, giường. Bên cạnh đó, có thể dùng máy xông tinh dầu để tạo mùi hương dễ chịu, thoang thoảng được ghi nhận giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  • Thêm tinh dầu Hoàng đàn vào một số nước hoa cho nam giới hay dung dịch khử trùng, sát khuẩn sau cạo râu.

  • Làm đẹp da: Pha loãng hoàng đàn cùng dầu nền (dầu oliu, dầu dừa...) giúp tẩy tế bào da chết, giảm đau, kháng viêm, ngừa sẹo và dưỡng da. Bên cạnh đó, thành phần này còn giúp ngăn ngừa nếp nhăn xuất hiện, giảm mỡ dưới da, giúp da mịn và sáng bóng.

  • Đuổi côn trùng: Bôi tinh dầu hoàng đàn pha loãng trên lông hoặc da động vật, thú cưng sẽ giúp xua đuổi các loại bọ chét, chấy rận. Một số sản phẩm thuốc đuổi côn trùng cũng có sử dụng tinh dầu từ cây Hoàng đàn.

Lưu ý

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ công nhận là tinh dầu Hoàng đàn an toàn khi được sử dụng tại chỗ, nhưng vẫn cần thận trọng khi sử dụng:

  • Những người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em … cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.

  • Không sử dụng nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần trong tinh dầu hoàng đàn.

  • Không dùng trực tiếp lên vùng da lở loét, viêm nhiễm nặng, bệnh da liễu hay vết thương hở.

  • Luôn pha loãng tinh dầu với dầu vận chuyển (dầu jojoba, dầu dừa…) trước khi dùng trực tiếp lên da. Để đảm bảo không bị kích ứng, cần kiểm tra trên vùng da nhỏ trước. Ngoài ra, không sử dụng tinh dầu lên vùng nhạy cảm như niêm mạc, vết thương hở, mắt, mũi...

  • Không uống trực tiếp tinh dầu nguyên chất.

  • Không tự ý sử dụng trên vật nuôi, cần hỏi ý kiến của bác sĩ thú y trước khi dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOÀNG ĐẰNG

HOÀNG ĐẰNG

Hoàng đằng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vàng đắng, dây vàng, năm hoàng liên. Hoàng đằng là vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, loại dược liệu này đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA SÓI

HOA SÓI

Hoa sói là một loài hoa được sử dụng trong y học để điều trị các bệnh như: chữa viêm xương, gãy xương, hoạt huyết tán ứ, khử phong thấp, khắc phục các vấn đề ngoài da, sát trùng trừ ngứa,…
administrator
CÂY LÁ GAI

CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TAI CHUA

TAI CHUA

Tai chua không còn là một loại thực vật xa lạ với chúng ta, đặc biệt là đối với đồng bào miền Bắc. Ngoài những loại thực vật khác giúp tạo vị chua phổ biến như sấu, chanh hay me thì Tai chua cũng được xem là một loại gia vị được sử dụng khác rộng rãi với những món ăn cần có vị chua.
administrator
NGƯU TẤT

NGƯU TẤT

Cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) thuộc dạng thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông, mọc thẳng.
administrator
BẠCH BIỂN ĐẬU

BẠCH BIỂN ĐẬU

Khá nhiều người sẽ xa lạ với cái tên Bạch biển đậu, thế nhưng nếu nhắc đến Đậu ván trắng thì có lẽ được nhiều người biết đến hơn; Đó là một món chè ăn giải nhiệt vào mùa hè nắng nóng. Trong Đông Y, đậu ván không chỉ được dùng để chế biến món ăn thanh nhiệt, giải độc mà còn được sử dụng trong bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, cảm nắng, sốt cao,…
administrator
BỒ KẾT

BỒ KẾT

Bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác, phắc kết, co kết, trư nha tạo giác, tạo giáp, tạo giác, co kết. Bồ kết là loại quả dùng để gội đầu, rất an toàn và dường như không có tác dụng phụ. Từ xa xưa, phụ nữ Việt đã có thói quen sử dụng loại thảo dược thiên nhiên này để gội đầu nhằm nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt và chắc khỏe. Nhưng bên cạnh đó, nó còn rất nhiều công dụng khác với sức khỏe và làm đẹp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ NÉN

CỦ NÉN

Củ nén, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hành tăm, hành nén, nén. Củ nén là loại gia vị đặc trưng, xuất hiện rộng rãi và quen thuộc trong các món ăn hàng ngày, của người dân Việt Nam. Không chỉ phong phú về thành phần dinh dưỡng mà loài thực vật này còn có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator