RAU MÙI

Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa.

daydreaming distracted girl in class

RAU MÙI

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Coriandrum sativum L.

Họ: Hoa tán (Apiaceae).

Tên gọi khác: Rau mùi hồ tuy, Hương tuy, Nguyên tuy, Ngò, Ngò rí, Ngổ, Ngổ thơm.

Đặc điểm dược liệu

Rau mùi là loại cây thân thảo nhỏ, sống hằng năm. Thân cây mảnh, nhẵn, tròn xốp, ở phần trên phân nhánh, có nhiều đốt, ở mỗi đốt mang lá và cành. Tán rộng 20 – 40cm. Vỏ thân màu xanh, hơi tím. Phần gốc có màu sậm hơn phần ngọn, ruột thân màu trắng lốp.

Lá mọc ra từ gốc có cuống dài, 1 đến 3 lá chét, lá chét hình hơi tròn, được xẻ thành 3 thùy, có răng to và tròn, các lá ở trên xẻ tua. Những lá chét phía trên được chia thành những thùy hình sợi, nhỏ và nhọn, các lá hợp tán từ 3-5 gọng. Toàn thân và lá vò có mùi thơm đễ chịu.

Hoa rau mùi nhỏ, mọc thành tán kép, màu hồng nhạt hoặc trắng tùy vào giống cây, có 3 – 5 hoa nhỏ. Hoa có 5 cánh, không đều nhau, có 5 tiểu nhị, 5 lá dài và 2 vòi nhị, còn những tán hoa sau chỉ có hoa đực. 

Quả bế đôi hình cầu, nhẵn, gồm 2 nửa tách biệt, mỗi nửa có 2 sống chung cho 2 nửa và 4 sống thẳng. Khi còn non có màu xanh nhạt, bóng láng, khó ngửi, khi chín màu vàng rơm hay nâu sáng và có mùi thơm.

Phân bố, sinh thái

Rau mùi ưa ánh sáng, đất kiềm, dễ hút nước, đất phải được cày bừa tơi xốp và có đủ ánh sáng. Những nơi đất sét dính và nhiều bóng râm không thích hợp cho cây phát triển. Đây là một trong những loài cây trồng lâu đời nhất trên thế giới. Với đặc tính dễ thích nghi, cây phân bố ở nhiều nơi, từ vùng Nhiệt đới, Á nhiệt đới, tới vùng Địa Trung Hải, Trung Á. Ở những vùng khí hậu nhiệt đới Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc hay ven vùng Địa Trung Hải cây phát triển tốt, được người ta trồng với quy mô lớn để làm gia vị, chế biến món ăn, làm thuốc và cả lấy tinh dầu dùng trong công nghiệp nước hoa.

Tại Việt Nam, cây trồng khắp từ Bắc vào Nam. Nó được trồng bằng quả vào mùa thu đông. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: toàn cây từ thân, lá, quả, rễ.

Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm. 

- Phần thân, lá, rễ có thể dùng tươi, hoặc phơi khô để dùng lâu dài.

- Quả chín tới đâu thu hái tới đó cho khỏi rụng quả. Hái toàn tán, sau đó phơi khô rồi đập lấy quả, tiếp tục phơi khô và bảo quản tránh ẩm. Khi khô, quả mùi mất mùi hôi và trở nên thơm dễ chịu. 

Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học 

Theo nghiên cứu, quả rau mùi chứa khoảng 0,3 – 1,0% tinh dầu, 16 – 18% protein, 38% chất xơ, 13 – 20% chất béo. Trong đó, tinh dầu rau mùi có chứa lượng lớn 70-90% là coriandrola (đồng phân quay phải của Linalol), d.pinen, limonen, tecpinen, mycxen, phelandren, một ít geraniola và bocneola.

Ngoài ra, rau mùi chứa hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6, nhiều chất chống oxy hóa, và các vitamin như A, B1, B2, C,…

Tác dụng - Công dụng 

Rau mùi có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa, có một số công dụng như:

- Hỗ trợ cải thiện bệnh sởi cho trẻ em: Rau mùi có tác dụng kích thích tuần hoàn ngoại vi, làm cho sởi mọc nhanh, đều và sớm phát ra ngoài, đồng thời làm cho trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ. Sởi phát triển không đều sẽ luôn khiến cho trẻ bị mệt mỏi, sốt, khó chịu,…

- Hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn

- Chữa hôi miệng, sâu răng, đau răng: Citronelol và một số tinh dầu trong Rau mùi có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp khử mùi hôi, chữa sâu răng, viêm nhiễm răng miệng. 

- Làm sáng mắt: vitamin A, C và các chất chống lão hóa trong rau mùi giúp cải thiện thị lực, giảm tình trạng thoái hóa điểm vàng, làm dịu mắt.

- Chữa trĩ: Đem đốt quả Mùi và hun khói vào hậu môn, búi trĩ bị sa sẽ dần dần thu vào bên trong.

- Chống viêm sưng, trị mụn: Nhờ đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn nên rau Mùi chống viêm sưng, trị mụn trứng cá, mụn bọc khá hiệu quả. 

- Giúp kiểm soát đường huyết

- Giảm Cholesterol, giúp bảo vệ tim mạch

- Ngăn ngừa ung thư: các hợp chất flavonoid, đặc biệt là myricetin và apigenin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây biến đổi gen.

- Giảm căng thẳng

- Kích thích ham muốn tình dục

- Trị rối loạn kinh nguyệt: Rau Mùi giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, giúp điều hòa kinh nguyệt.

- Trị giun

Cách dùng - Liều dùng 

​​​​​Liều dùng: nên sử dụng khoảng 10 – 20g thân lá, không quá 4 – 10g quả trong một ngày, có thể dùng ăn hằng ngày, sắc nước uống hoặc uống nước ép. 

Không nên sử dụng liên tục trong thời gian quá dài.

Lưu ý

- Thận trọng khi dùng rau mùi cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường vì có thể gây giảm đường huyết hay huyết áp quá mức. 

- Không nên dùng rau mùi cho những người huyết áp thấp, đường huyết thấp, phụ nữ có thai hay những người bị bệnh gan.

- Nếu dùng quá nhiều rau mùi có thể gặp những tác dụng không mong muốn như đau bụng, chóng mặt, buồn nôn,… 

 

Có thể bạn quan tâm?
KHỔ QUA

KHỔ QUA

- Tên khoa học: Momordica charantia - Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae) - Tên gọi khác: Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)
administrator
CÂY CỎ LÀO

CÂY CỎ LÀO

Cây cỏ lào là một dược liệu quen thuộc, hết sức gần gũi với đời sống người dân chúng ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nó để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên cụ thể về những công dụng và cách dùng đúng của dược liệu này không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không là một trong những dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền, được sử dụng từ rất lâu đời để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và cảm mạo. Với các nghiên cứu hiện đại, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và công dụng của Trầu không, từ đó tạo ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầu không và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe.
administrator
CAO BAN LONG

CAO BAN LONG

Cao ban long là sản phẩm được bào chế từ sừng hươu và nai già. Nguyên liệu có xuất xứ từ tự nhiên, trải qua quá trình xử lý đã tạo nên dược liệu cô đặc, có tính ấm và vị ngọt.
administrator
HẠT SACHI

HẠT SACHI

Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… Cây được đặt tên Sachi cho dễ nhớ và phù hợp để xuất khẩu ra thế giới. Tên khoa học của cây Sachi là Plukenetia volubilis. Cây thuộc họ Euphorbiaceae.
administrator
THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

Thất diệp nhất chi hoa là một dược liệu được sử dụng rất lâu đời, biết đến với công dụng thanh nhiệt giải độc, điều trị trong trường hợp bị rắn độc hay côn trùng cắn. Bên cạnh đó, dược liệu này còn thường được sử dụng để trị các bệnh viêm da, mụn nhọt, viêm tuyến vú, nhất là ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu loại thảo dược này trong điều trị ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thất diệp nhất chi hoa, công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
QUẢ CAU

QUẢ CAU

Hạt cau (Areca catechu) có vị cay đắng, chát, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu tích, hành khí, thông tiện, lợi thủy. Do đó được dùng để trừ sán dây, giun đũa, sán xơ mít, trùng tích, phúc thống, tích trệ, tả lỵ, thùy thũng, cước khí, sốt rét.
administrator
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator