HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG LIÊN GAI

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng liên gai là cây bụi, có thể cao đến 2 – 3 mét. Thân vỏ có màu vàng xám nhạt, có nhiều cành nhỏ vườn dài. Thân thường phân thành nhiều đốt, mỗi đốt dưới thường có một chùm 3 – 4 lá, dưới mỗi chùm lá có gai ba nhánh.

Lá cây mọc thành nhiều chùm, mỗi chùm 3 – 4 lá, có thể đến 8 lá mỗi chùm. Cuống lá ngắn khoảng 0.5 – 1 cm. Phiến lá cứng, dài khoảng 16 – 17cm, rộng khoảng 4 – 6 cm, hình mác, mép lá to, có răng cưa. Mặt trên lá có màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng.

Hoa cây mọc thành chùm, có màu vàng. Quả mọng hình bầu dục hoặc hình trái xoan, dài khoảng 1cm, phát triển trên cuống quả dài 30 – 35 mm. Khi chín quả có màu tím đen, bên trong có chứa khoảng 3 – 4 hạt nhỏ. Hạt màu đen dài 5 – 6 mm, rộng khoảng 2 – 3 mm. Ở Sapa mùa quả Hoàng liên gai thường vào tháng 5 – 6.

Hoàng liên gai thường phân bố nhiều ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, dược liệu được tìm thấy ở Sapa – Lào Cai tại các khu vực như Ô Quý Hồ, núi Hàm Rồng, xã Trung Lèng Hồ, Bát Xát.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân và rễ của cây hoàng liên gai được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến:  Khi thu hái đào cả rễ và thân cây mang về rửa sạch đất cát, cắt ngắn, thái mỏng phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Trong rễ và thân Hoàng liên gai có chứa 3% Berberin.

Rễ dược liệu có chứa Berberin, Umbellatin, Oxyacanthin.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn: Berberine và một số thành phần khác của Hoàng mộc có thể ức chế các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus và Neisseria meningitidis. Tuy nhiên, tác dụng của dược liệu được cho là mạnh nhất đối với vi khuẩn gây bệnh lỵ là Shigella dysenteriae và S. flexneri.

+Tác dụng kháng Virus: Dược liệu có tác dụng đối với nhiều loại virus gây cúm và virus virus Newcastle (thí nghiệm trên phôi gà).

+Tác dụng chống viêm: Hoạt chất Berberine trong Hoàng liên gai có thể làm gia tăng khả năng chống viêm của cơ thể. Ngoài ra, Ethanol được chiết xuất từ dược liệu có tác dụng kháng viêm tại chỗ, hiệu quả tương tự như thuốc Butazolidin.

+Tác dụng hạ áp: Chích hoặc uống dịch Berberin có tác dụng hạ huyết áp (thí nghiệm trên mèo, chó và thỏ). Tuy nhiên, ở liều lượng bình thường hiệu quả hạ huyết áp không kéo dài, liều lặp lại cho kết quả không cao. Ngoài ra, khi huyết áp giảm có thể kéo theo chứng tăng giãn mạch, gia tăng đồng bộ ở thận, lá lách và tay chân.

+Tác dụng đối với hệ mật: Berberin có trong Hoàng mộc có tác dụng lợi mật và có thể làm giảm độ dính của mật. Sử dụng Berberin có hiệu quả cao đối với bệnh nhân viêm mật mạn tính.

+Tác dụng đối với hệ thống nội tiết: Berberine trong Hoàng mù có tác dụng kháng Adrenaline (hormone giao cảm được sản xuất khi cơ thể sợ sãi, thích thú, tức giận hoặc bất cứ thứ gì có thể khiến tim đập nhanh và phản ứng chống lại nguy hiểm). Ngoài ra, Hoàng mộc cũng được cho là có thể dung hoà sự rối loạn của Adrenaline và các hoạt chất liên quan.

+Tác dụng ngăn ngừa ho gà: Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy dược liệu có thể ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây ho gà khác nhau. Tác dụng cao nhất của dược liệu là đối với vi khuẩn Haemophilus pertussis. Nhưng dược liệu cũng có tác dụng với Chloramphenicol và Streptomycin. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu trên heo của Hà Lan thì không nhận thấy tác dụng giảm tỷ lệ tử vong.

+Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Hoàng liên có tác dụng kích thích vỏ não với liều lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu sử dụng với liều cao có thể ức chế hoạt động của vỏ não.

+Tác dụng chống stress oxy hóa trong thoái hóa thần kinh: Việc gia tăng phản ứng oxy hóa trong các mô thần kinh được coi là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh thoái hóa thần kinh. Tiềm năng điều trị của dược liệu nói riêng và chi Hoàng liên nói chung trong các bệnh thoái hóa thần kinh khác nhau như Alzheimer, Parkinson và bệnh Huntington đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu.

+Tác dụng chống khối u: Dược liệu này có tác dụng chống khối u ở nhiều loại khối u trong ống nghiệm, đặc biệt là đối với ung thư vú và ung thư phổi. Tuy nhiên, bằng chứng vẫn chưa đủ trong ung thư đại tràng và ung thư dạ dày. Một trong những cơ chế chống khối u của dược liệu là chống tạo mạch.

Công dụng

Hoàng liên gai có vị đắng, tính hàn và sẽ có các công dụng sau:

+Điều trị kiết lỵ.

+Điều trị sốt cao gây cuồng loạn, mê sảng, phát ban, hoặc điên cuồng phá phách.

+Điều trị đau mắt đỏ, mắt sưng húp, sợ chói, viêm màng tiếp hợp mắt, chảy nước mắt.

+Điều trị chứng đau răng.

+Kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu hóa.

+Điều trị viêm miệng, tưa lưỡi, lở môi, sưng lưỡi ở trẻ em.

Liều dùng 

Dược liệu có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Ngoài ra, Hoàng liên gai còn được sử dụng để làm nguyên liệu trích xuất Berberin.

Liều dùng khuyến cáo: 2 – 12 g mỗi lần. Khi dùng có thể tẩm gừng hoặc nước Ngô thù du để làm giảm tính hàn của dược liệu.

Lưu ý khi sử dụng

+Nếu dùng với liều lớn có thể làm tổn thương đến dịch vị và gây nôn.

+Người phiền nhiệt, tỳ hư, âm hư, tiết tả không được dùng.

+Phụ nữ có thai không được dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
KINH GIỚI

KINH GIỚI

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata ( Thunb.) Hyl. Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Tên gọi khác: Khương giới, Giả tô, Thử minh, Tái sinh đơn
administrator
LINH CHI

LINH CHI

Nấm Linh chi là một loại dược liệu rất quý đã xuất hiện cách ngày nay từ hàng nghìn năm. Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng, nấm Linh chi đem đến nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nấm Linh chi được xếp vào “Thượng dược”, trên cả Nhân sâm.
administrator
GAI BỒ KẾT

GAI BỒ KẾT

Gai bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác thích, tạo giác trâm, giác trâm. Cây bồ kết có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc, từ quả, từ hạt và từ gai cây bồ kết. Trong khi gội đầu bằng bồ kết cho sạch gàu là thói quen của nhiều người dân Việt, thì gai bồ kết lại là một dược liệu quý không nhiều người biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH PHÀN

BẠCH PHÀN

Bạch phàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khố phàn,phàn thạch, minh bạch phàn, phèn chi hay còn gọi với tên hằng ngày là phèn chua. Phèn chua chắc hẳn ai cũng biết vì nó được sử dụng hằng ngày, nhưng chắc không ai cũng biết phèn chua cũng là một vị thuốc trong Đông Y lẫn cả trong Tây Y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY CHÂN BẦU

CÂY CHÂN BẦU

Cây chân bầu còn được gọi là bầu chưng hay song kê, nầu trâm, tim bầu; cóên khoa học là Ombretum quadrangulare Kurz và thuộc họ Hoa môi (Combretaceae). Cây chân bầu chủ yếu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng đường ruột.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
MƯỚP HƯƠNG

MƯỚP HƯƠNG

Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.) M. Roem. Mướp hương là một loại dược liệu rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong dân gian để chữa một số bệnh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mướp hương nhé.
administrator
ĐUÔI CHUỘT

ĐUÔI CHUỘT

Dược liệu Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis) là một loài thực vật được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Được biết đến với tên gọi khác là Điềm thông, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Bôn bôn, Hải tiên, Giả mã tiên, Đuôi chuột được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa và kháng viêm. Ngoài ra, loài cây này cũng có các tính chất khác như chống nấm, giảm đau và tăng cường miễn dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần và các công dụng của dược liệu Đuôi chuột.
administrator