LINH CHI

Nấm Linh chi là một loại dược liệu rất quý đã xuất hiện cách ngày nay từ hàng nghìn năm. Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng, nấm Linh chi đem đến nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nấm Linh chi được xếp vào “Thượng dược”, trên cả Nhân sâm.

daydreaming distracted girl in class

LINH CHI

Giới thiệu về nấm Linh chi

Nấm Linh chi là một loại dược liệu rất quý đã xuất hiện cách ngày nay từ hàng nghìn năm. Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng, nấm Linh chi đem đến nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nấm Linh chi được xếp vào “Thượng dược”, trên cả Nhân sâm.

Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst thuộc họ Ganodermataceae (họ nấm gỗ). Đối với tên gọi thông thường, loại dược liệu này có nhiều cái tên có thể kể đến như Linh chi thảo, Nấm lim, Nấm trường thọ hoặc Thuốc thần tiên.

Tổng quan về linh chi

Linh chi là một vị thuốc quý được phát hiện từ rất xa xưa và được ghi trong sách “Thần nông bản thảo” của tác giả Đào Ẩn Tích viết cách đây khoảng 2 thiên niên kỷ. Tuy nhiên, dù được ghi trong các tài liệu cổ nhưng hiện nay vẫn có rất ít người được nhìn thấy hoặc được sử dụng Linh chi. Do đó đến ngày nay Linh chi vẫn là một loại thuốc rất quý hiếm. Với sự phát triển của y học cũng như khoa học kỹ thuật ngày nay, những thông tin cụ thể về công dụng của Linh chi đang dần được chứng minh một cách đầy đủ.

Linh chi gồm có 6 loại mang tên gọi và màu sắc khác nhau, mỗi loại Linh chi cũng có các công dụng khác nhau, bao gồm: Hồng chi, Thanh chi, Bạch chi, Hắc chi, Tử chi, Hoàng chi. 

Đặc điểm của Linh chi

Linh chi không phải là một loại cỏ mà là 1 loại nấm hóa gỗ với cuống dài hoặc có thể ngắn. Mũ nấm có hình quả thận, hình tròn hoặc hình quạt. Cuống nấm thường có thể cắm ở giữa mũ nấm hoặc cũng có thể cắm lệch hẳn sang 1 bên của mũ nấm. Cuống nấm có hình trụ tròn hoặc có hình dẹt và có thể phân nhánh, tùy theo loài nấm mà cuống nấm có màu sắc khác nhau. 

Thụ tầng của nám có màu trắng ngà và ngả sang màu nâu khi già, có nhiều những lỗ nhỏ li ti chính là những ống thụ tầng chứa các bào tử nấm. Bào tử của loài Linh chi hồng (Xích Linh chi) có hình trứng và được bao bọc trong hai lớp màng với màng ngoài nhẵn, không màu và màng trong có màu gỉ sắt. Lỗ nảy mầm của nấm có hình gai nhọn. Trên toàn cây nấm có những sợi nấm không màu, trong suốt, đường kính từ 1 – 3 mm và có phân nhánh.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Bộ phận dùng của nấm trước đây để làm thuốc là quả thể. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh bột bào tử và sợi nấm cũng có thể dùng làm thuốc.

Linh chi thường mọc hoang dại ở những vùng núi cao và lạnh ở một số tỉnh của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây,…

Gần đây, trên cơ sở những giống cây hoang dại người ta đã được tổ chức trồng theo quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu dùng trong nước và cả xuất khẩu. Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã tiến hành trồng nhưng khí hậu không thuận lợi như ở Trung Quốc.

Ở nước ta, một số cơ sở đã bắt đầu trồng nấm Linh chi để dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Nấm sau khi thu hoạch sẽ được phơi và sấy khô rồi sử dụng bào chế các dạng bột, thuốc nước ngọt hay đông khô…

Thành phần hóa học

Protein và glycoprotein, acid amin (đặc biệt là lysine và leucine), polysaccharide (carbohydrate), chất xơ, terpenoid, phenol, nucleotide, một vài vitamin & khoáng chất như kali, calci, phốt pho, magie, selen, sắt, kẽm, đồng… Trong số đó, thành phần quan trọng có những tác dụng chữa bệnh là triterpene và polysaccharide β–glucan. Ngoài ra còn một số thành phần khác như lignin, cellulose,…

Theo các công trình nghiên cứu mới nhất của Viện nghiên cứu Linh chi hoang dại ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng trong hỗn hợp 6 loại linh chi có hàm lượng germanium cao hơn so với lượng germanium chứa trong nhân sâm từ 5 - 8 lần. Germanium giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxy tốt hơn. Lượng polysaccharide cao có trong Linh chi giúp tăng cường và củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể, cải thiện chức năng gan, chống lại các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, thành phần acid ganoderic có tác dụng kháng dị ứng và kháng viêm.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại

- Tăng cường thể trạng, cân bằng sinh lý, củng cố hệ miễn dịch, hồi phục sức khỏe.

- Bột bào tử của Linh chi có tác dụng kháng khối u và chống oxy hóa rất tốt. Nó ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Ngoài ra, sự kết hợp Linh chi với các phương pháp điều trị ung thư có thể giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm được tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị cũng như giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc ung thư giai đoạn cuối.

- Cải thiện cho người bệnh mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là khả năng giúp ổn định huyết áp và làm giảm cholesterol, phòng ngừa huyết khối nhờ khả năng chống kết tập tiểu cầu, cải thiện triệu chứng tim đập nhanh, các triệu chứng đổ mồ hôi lạnh hay tay chân lạnh,…

- Cải thiện giấc ngủ, giúp nâng cao tinh thần, tăng cường trí nhớ, giảm đau đầu và nặng đầu.

- Giúp giãn cơ trơn phế quản, giúp giảm phản ứng dị ứng, có lợi cho những người bệnh bị viêm phế quản mãn tính và những người bị hen.

- Giảm rụng tóc nhờ cân bằng sinh lý của cơ thể.

- Hỗ trợ điều trị viêm gan theo cơ chế tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể đối với các loại virus gây viêm gan, phục hồi các thương tổn trên gan, cải thiện men gan và nâng cao khả năng giải độc của gan.

- Giúp tăng tạo máu, nâng cao chức năng tuyến tụy cho người bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết.

- Cải thiện tuần hoàn máu dưới da, triệt tiêu các gốc tự do và giúp da hồng hào hơn.

- Giảm đau cho người bệnh bị viêm khớp.

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị đắng, tính hàn

Quy kinh: Tâm, Phế, Can, Thận

Công dụng:

Tính chất & tác dụng của Linh chi dựa trên “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”:

- Thanh chi tính bình, không độc, chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, giúp tăng trí nhớ, cường khí, chữa viêm gan cấp & mãn tính.

- Hồng chi (xích chi, đơn chi) vị đắng, tính bình, không độc, giúp tăng trí nhớ, chữa các bệnh về huyết & thần kinh, tim.

- Hoàng chi (kim chi) vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ miễn dịch.

- Hắc chi (huyền chi) vị mặn, tính bình, không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở hệ bài tiết.

- Bạch chi (ngọc chi) vị cay, tính bình, không độc, chủ trị hen suyễn, ích phế khí.

- Tử chi (linh chi tím) vị ngọt, tính ôn, không độc, chủ trị đau nhức xương khớp, giúp mạnh gân cốt.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng & liều dùng: đơn giản nhất là dùng toàn nấm đã phơi và sấy khô sau đó thái mỏng hoặc tán thành bột và đun với nước sôi kỹ (sôi từ 15 – 30 phút), lấy phần nước uống trong ngày. Liều dùng mỗi ngày từ 2 – 5 g Linh chi. Nước sắc của Linh chi có mùi thơm và vị hơi đắng, có thể thêm đường hoặc mật ong vào để dễ uống

Là một dược liệu quý hiếm và bổ dưỡng nhưng Linh chi không được sử dụng bừa bãi. Phần lớn người dùng đều phải tìm hiểu để biết liều lượng sử dụng thích hợp. Mỗi người khác nhau sẽ có liều sử dụng khác nhau. Do vậy liều dùng phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, hình thái của nấm khi dùng, độ tuổi của nấm và sức khỏe của các nhân.

Một số bài thuốc có vị thuốc Linh chi

Bài thuốc trị mất ngủ, hay quên: Linh chi tán thành bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3 g chiêu với nước ấm.

Bài thuốc trị phế hư hen suyễn: Linh chi và nhân sâm với lượng bằng nhau, tán thành bột mịn và trộn đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 3 g, chiêu với nước còn ấm.

Bài thuốc dùng cho viêm gan đã hồi phục: Linh chi 10 g, vịt 1 con. Thịt vịt, lòng tạng, rửa sạch, cho cùng với Linh chi hầm đến nhừ bằng lửa nhỏ, chia ra ăn thịt vịt, uống nước hết trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng

- Ban đầu có thể không nhận thấy được tác dụng phụ của Linh chi lên cơ thể. Tuy nhiên sau khoảng từ 3 - 6 tháng, loại dược liệu này có thể gây ra dị ứng trên da dẫn đến khô da & ảnh hưởng đến một số cơ quan như miệng, mũi, họng. Ngoài ra biểu hiện dị ứng có thể gồm chóng mặt, mẩn ngứa, phát ban, nhức đầu, khó chịu dạ dày, đi ngoài ra máu. Với người bệnh có huyết áp quá thấp hoặc quá cao sẽ tăng nguy cơ gặp rủi ro khi sử dụng Linh chi. Đối với những người bệnh đang điều trị đái tháo đường, rối loạn hệ miễn dịch... cũng phải cẩn thận khi kết hợp với Linh chi.

- Linh chi có thể có khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết. Do đó người bệnh cần liên hệ với bác sĩ nếu đang phải điều trị các vấn đề liên quan đến quá trình đông máu. Ngoài ra nấm này có thể xuất hiện tương tác nếu sử dụng cùng thuốc điều trị đái tháo đường hoặc các thuốc sử dụng trong điều trị tăng huyết áp. Một số thuốc cần lưu ý khi sử dụng cùng Linh chi như: Clopidogrel, Aspirin, Diclofenac, Warfarin,…

- Chiết xuất nấm Linh chi có thể an toàn khi uống đúng cách trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở dạng bột thì có thể không an toàn khi sử dụng trong 1 tháng.

- Dù là dạng nấm tươi thì thân nấm đã hóa gỗ nên rất cứng, có vị đắng. Hiện nay, có nhiều nơi rao bán nấm với đặc điểm mềm, dễ bóp vỡ thì là Linh chi giả, người dùng cần lưu ý để tránh bị lừa.

Có thể bạn quan tâm?
CÂY LÁ GAI

CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ ĐU ĐỦ

LÁ ĐU ĐỦ

Lá đu đủ có chứa những hợp chất thực vật độc đáo đã được chứng minh tiềm năng dược lý rộng rãi trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về con người, nhưng nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, chẳng hạn như trà, chiết xuất, viên nén và nước trái cây, thường được sử dụng để điều trị bệnh và giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
administrator
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
QUẾ

QUẾ

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
administrator
CÂY CÀ GAI LEO

CÂY CÀ GAI LEO

Cây cà gai leo (Solanum procumbens) là một cây thuốc quý, có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, xơ gan, men gan cao, giải rượu,… đã được khẳng định bởi các nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu khoa học.
administrator
ĐỊA CỐT BÌ

ĐỊA CỐT BÌ

Địa cốt bì, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan. Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGHỆ VÀNG - KHƯƠNG HOÀNG

NGHỆ VÀNG - KHƯƠNG HOÀNG

Nhắc đến Nghệ vàng, ai cũng sẽ biết đến một loại dược liệu có vẻ ngoài giống với Gừng nhưng có mùi vị và màu sắc rất đặc trưng và thường được sử dụng từ xa xưa. Phần thân rễ cây Nghệ vàng được gọi là Khương hoàng. Ngoài công dụng thường thấy là dùng để làm gia vị trong những món ăn, Khương hoàng còn được biết đến như là một vị thuốc tốt với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý về dạ dày. Bên cạnh đó, còn nhiều những công dụng tuyệt với khác mà Nghệ vàng hay Khương hoàng còn có thể mang lại cho sức khỏe con người.
administrator