BỒ HOÀNG

Bồ hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hương bồ, bồ đào, cỏ nến, bông liễu, hương bồ thảo, thủy hương, bồn bồn. Bồ Hoàng (hay Cỏ Nến) là loài thảo dược có thể bắt gặp ở rất nhiều vùng quê Việt Nam, cây thường mọc thành từng đám ở dọc kênh mương, bờ suối, ven ao hồ - Loài cây hay bị nhầm tưởng là một cây cỏ dại, nhưng lại ẩn chứa lời giải không ngờ cho căn bệnh mạch vành. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BỒ HOÀNG

Đặc điểm tự nhiên

Bồ hoàng là cây thân cỏ, cao từ 1,5-3m. Thân và lá của cây dài, mảnh. Hoa mọc thành cụm có màu đỏ, có hình dáng như nến nên được gọi là cỏ nến. Quả hình thoi có kích thước nhỏ.

Ngoài ra ở nước ta còn có cây bồ hoàng nam có chiều cao 1,3-2,2m. Loài thực vật này không chỉ dùng để làm thuốc mà nhân dân còn sử dụng nhị hoa và mầm cây non để làm thức ăn.

Cây Bồ hoàng mọc phổ biến ở Trung Quốc. Tại nước ta, cây Bồ hoàng thường mọc hoang ở những đồng lầy miền Bắc, ở ruộng, ven sông rạch nước ngọt, có khi tạo thành đám ruộng, còn gặp trên bùn có nước lợ, thường gặp ở các vùng lạnh như Sapa (Lào Cai), nóng như Gia Lâm (Hà Nội).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Nhị đực của hoa (phấn hoa) được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Thu hái nhị hoa vào tháng 4, nên chọn những ngày ít gió để dễ dàng hơn trong việc thu hái.

Chế biến: Sau khi hái về, đem cắt hoa phơi khô trong râm rồi loại bỏ tạp chất, lông, cuối cùng đem hạt nhỏ phơi khô để dùng dần. Sau khi sơ chế, dược liệu bồ hoàng có chất bột mịn và có màu vàng tươi hoặc nâu nhạt.

Bồ hoàng là thuốc bột nên dễ hút ẩm và biến chất khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy cần bảo quản dược liệu ở nơi khô thoáng và đựng trong lọ kín để tránh thất thoát.

Thành phần hóa học

Dược liệu chứa glucosid, dầu béo, sitoserin, alpha typhasterol, pentacosane, palmatic acid,...

Tác dụng

+Tác dụng đối với hệ tim mạch: Trên thực nghiệm nhận thấy dược liệu có tác dụng làm chậm nhịp tim, tăng co bóp tim, giãn mạch và tăng lưu lượng máu ở động mạch vành. Cồn chiết xuất từ bồ hoàng có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, bảo vệ cơ tim và tăng co bóp tim.

+Tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch: Dược liệu có tác dụng ức chế hấp thu cholesterol và hạ nồng độ cholesterol trong máu rõ rệt. Ngoài ra, bồ hoàng còn có tác dụng tăng chuyển hóa, tăng lượng máu ở động mạch vành và phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch.

+Tác dụng đối với quá trình đông máu: Nước sắc bồ hoàng có tác dụng tăng tốc độ đông máu.

+Tác dụng hạ huyết áp: Cồn chiết xuất và nước sắc từ bồ hoàng đều có tác dụng hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim trên động vật thực nghiệm.

+Tác dụng kháng viêm: Chích nước sắc bồ hoàng vào bụng chuột trắng được gây viêm bằng protein huyết thanh nhận thấy thuốc có tác dụng giảm viêm và tiêu phù bằng cách giảm tính thẩm thấu của mao mạch và cải thiện tuần hoàn cục bộ.

+Tác dụng chống lao: Nước sắc từ bồ hoàng có tác dụng ức chế trực khuẩn lao trên chuột thực nghiệm.

+Tác dụng với tử cung: Bồ hoàng có tác dụng tăng trương lực và gây co bóp tử cung – tác dụng rõ rệt đối với tử cung không mang thai.

Công dụng

Bồ hoàng có vị ngọt, tính bình sẽ có các công dụng sau đây: 

+Điều trị chứng thổ huyết.

+Điều trị ứ máu và cầm máu do chấn thương.

+Điều trị chứng ho ra máu.

+Điều trị chứng chảy máu cam.

+Điều trị đau bụng kinh, rong huyết không dứt và kinh nguyệt không đều.

+Điều trị cao huyết áp.

+Điều trị ghẻ ngứa.

+Điều trị chứng thổ huyết.

+Điều trị bệnh trĩ mạn tính, sa trực tràng.

+Điều trị đau nhức xương khớp.

+Điều trị mủ trong tai hoặc chảy ra khỏi tai và xuất huyết lỗ tai.

+Điều trị hành kinh đau bụng, kinh nguyệt không đều.

+Điều trị xuất huyết tử cung.

+Điều trị thống kinh và phụ nữ sau sinh ứ sản dịch không xuống.

+Điều trị chứng tiểu ra máu.

+Điều trị ói mửa ra máu ở cà người lớn và trẻ con.

Liều dùng

Vị thuốc bồ hoàng được sử dụng ở dạng thuốc sắc uống và đắp ngoài. Nếu dùng uống chỉ nên dùng 3-20g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Không dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây sảy thai hoặc sinh non (trừ trường hợp dùng để thúc đẻ).

 

Có thể bạn quan tâm?
CÚC HOA TRẮNG

CÚC HOA TRẮNG

Cúc hoa trắng (Chrysanthemum maximum) có nhiều công dụng cho sức khỏe như trị đau đầu, giảm huyết áp, chống suy nhược cơ thể… được sử dụng dưới dạng sắc uống, làm trà hoặc tán bột.
administrator
NGẢI CỨU

NGẢI CỨU

Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng. Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc, giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.
administrator
SA KÊ

SA KÊ

Sa kê là loại cây thân gỗ, cao trung bình 10-12 m. Tán lá lớn, phiến lá rất to và dày, xẻ thùy lông chim sâu nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều, màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.
administrator
ĐƠN BUỐT

ĐƠN BUỐT

Đơn buốt (Bidens pilosa) là một loại thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Được biết đến với tên gọi khác là Đơn kim, Quỷ châm thảo, Xuyến chi, Manh tràng thảo, Song nha lông... Đơn buốt có nguồn gốc từ khu vực châu Mỹ và phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tác dụng và các công dụng trong y học của Đơn buốt.
administrator
KHƯƠNG HOẠT

KHƯƠNG HOẠT

Tên khoa học: Notopterygium incisium, Họ: Hoa Tán (Apiaceae). Tên gọi khác: Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt, Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh.
administrator
TANG DIỆP

TANG DIỆP

Vị thuốc Tang diệp thực chất là lá của cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
CÂU ĐẰNG

CÂU ĐẰNG

Câu đằng (Uncaria rhynchophylla) là một loại thực vật dược liệu có nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực vật này được sử dụng trong Y học để điều trị nhiều bệnh khác nhau như đau đầu, chóng mặt, tiểu đường và bệnh Parkinson. Câu đằng còn được nghiên cứu cho tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, cũng như giảm căng thẳng và lo âu. Trong đó, thành phần chính của Câu đằng là alkaloid và phenolic.
administrator
BẠCH CẬP

BẠCH CẬP

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Vị thuốc có tên Bạch cập vì sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp. Bạch cập có công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da.
administrator