NGẢI CỨU

Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng. Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc, giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.

daydreaming distracted girl in class

NGẢI CỨU

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Tên gọi khác: Cây thuốc cứu, Ngải diệp, Quả sú (Hmông), Nhả ngải (Tày), Ngỏi (Dao)

Đặc điểm thực vật

Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,40-1m. Cây có nhiều cành non, thân cành mọc sum sê, có rãnh và lông nhỏ. Lá mọc so le với phiến lá xẻ lông chim lông chim, phiến lá dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, hai bên mặt lá đều có lông, mặt trên có màu xanh sẫm và dưới có màu trắng, những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành chùm kép mang nhiều đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt; tràng hoa cái có ống mảnh, cụt hoặc có 2 răng ở đầu, tràng hoa lưỡng tính hình phễu, có 5 thùy uống cong ra phía ngoài; nhị 5. Quả bế, thuôn nhỏ, không có túm lông. Toàn cây có mùi thơm hắc.

Mùa hoa quả: tháng 10-12.

Phân bố, sinh thái

Ngải cứu là cây ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè; về mùa đông, phần thân cành trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần. 

Cây có nguồn gốc từ vùng ôn đới ấm châu Âu hoặc châu Á, hiện nay cây được trồng và mọc hoang ở vùng nhiệt đới Nam Á, Đông – Nam Á và Ấn Độ, Pakistan, Srilanca, Bangladesh, Lào, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây được trồng lâu đời và mọc hoang ở những vùng có độ từ 800m trở lên như: Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn Hòa Bình và Hà Giang,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: toàn cây trên mặt đất

Thu hái và chế biến: Thu hái Lá và cành vào tháng 6, sau đó rửa sạch lá, thái nhỏ và phơi khô trong bóng râm. Một số phương pháp chế biến dược liệu:

- Ngải diệp sao: Dùng lửa nhỏ, sao lá ngải cho khô, hơi vàng

- Ngải diệp sao cháy: Lấy lá ngải cho vào nồi, sao đến khi có màu đen, vảy ít nước để trừ hỏa độc

- Ngải diệp chích mật: Lá ngải 10kg, Mật ong 2kg. Đem mật ong pha loãng, đun sôi, cho lá ngải vào đảo đều cho đến khi khô vàng, sờ khôn dính tay là được.

Bảo quản: Nhiệt độ phòng, nơi khô ráo

Thành phần hóa học 

Ngải cứu chứa một số thành phần như:

- Toàn cây chứa 0,20 – 0,34% tinh dầu, chủ yếu là các monoterpen và sesquiterpen như: 1,8‑cineol, camphor, terpinen 4‑O‑l, β‑pinen, (–)‑borneol, mycren và vulgrin (là những thành phần ít thay đổi) còn thuyon (α hoặc ). Ngoài ra còn dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol.

- Các flavonoid: gồm 7 hoạt chất thuộc nhóm flavones, 2 thành phần thuộc glycoside flavone, flavanone, flavonol và 8 hoạt chất thuộc nhóm flavonol glycoside. Hầu hết là 3-0- flavonol luterosid, một triterpene là fermenol. 

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền: Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng. Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc, giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.

Theo y học hiện đại:

- Cao Ngải cứu có có tác dụng diệt ký sinh trùng, tẩy giun và trị côn trùng

- Tinh dầu có hiệu lực kháng nấm Aspergillus flavus tới 67%, kháng một số vi sinh vật khác như Proteus vulgaris, Staphylococus aureus…

- Ngải cứu có tác dụng ức chế giải phóng histamine và acetylcholine ở cơ trơn ruột, do đó làm giảm nhu động ruột khi thử nghiệm trên chuột lang.

Cách dùng - Liều dùng 

Ngải cứu dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc đắp. Liều dùng ở mỗi người thường không giống nhau, phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe.  

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Ngải cứu:

- Điều trị rong kinh, rong huyết, cơ thể suy nhược: Sắc nước 10g lá ngải cứu khô 10g. Dùng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

- Thuốc dưỡng thai, an thai: Sắc chung các dược liệu: Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g. Ngày uống 3 - 4 lần.

- Điều trị ho: Dùng kết hợp nhiều dược liệu: Lá ngải cứu, lá nguyệt bạch, cây bọ mắm, mỗi thứ một nắm, trà ngon, đủ pha một ấm, gừng 3 lát. Sắc, dùng 1 ngày 1 thang.

- Điều trị đau lưng cấp tính Lá ngải cứu sam rượu đắp ấm tại vị trí đau.

- Điều trị kinh nguyệt không đều, chứng hư do chóng mặt, khí huyết, đới hạ, muốn nôn, bụng sường đầy trướng: Chưng với giấm nửa ngày các dược liệu Ngải cứu 80 g, đương quy và hương phụ 240 g. Sau đó, phơi khô và nghiền thành bột vo viên uống. 

- Điều trị mụn trứng cá, mụn cóc, mụn cơm: Hái một nắm lá ngải cứu, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và đắp lên vùng bị mụn trứng cá. Sau 20 phút, nên rửa lại mặt bằng nước ấm. 

- Trị bong gân: Dùng 100 g lá ngải cứu khô, tẩm rượu hay giấm rồi bó vào nơi bị đau nhức. Mỗi ngày băng 1 lần, giúp giảm sưng và đau.

- Chữa rôm sảy, ghẻ lở và mẩn ngứa ở trẻ: Sử dụng một nắm lá ngải cứu tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt và hòa với nước, tắm cho trẻ. 

Lưu ý

Cây ngải cứu có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng cây có tính độc. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng dược liệu cho một số đối tượng: 

- Người âm hư, huyết nhiệt

- Người có vấn đề về gan

- Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột

 

Có thể bạn quan tâm?
THẠCH XƯƠNG BỒ

THẠCH XƯƠNG BỒ

Nền văn minh Y học cổ truyền đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của y học. Vị thuốc thạch xương bồ, rất quen thuộc trong dân gian và được sử dụng rộng rãi với công dụng khai khiếu, hóa đờm, thông khí. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch xương bồ cũng như những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.
administrator
BÔNG MÓNG TAY

BÔNG MÓNG TAY

Bông móng tay vừa là một loại cây cảnh vừa là loại thuốc được sử dụng chữa trị trong Đông Y. Loại dược liệu này có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh. Bông móng tay còn gọi là cây Bóng nước, Cây nắc nẻ, Phượng tiên hoa,… Tên khoa học là Herba Impatiens balsamina L, thuộc họ bóng nước (Balsaminaceae).
administrator
HOÀNG ĐẰNG

HOÀNG ĐẰNG

Hoàng đằng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vàng đắng, dây vàng, năm hoàng liên. Hoàng đằng là vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, loại dược liệu này đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐINH HƯƠNG

ĐINH HƯƠNG

Đinh hương là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và hiện đại. Với hương vị đặc trưng cùng với khả năng chữa bệnh đa dạng, đinh hương đã được sử dụng từ rất lâu đời trong các bài thuốc Đông Y. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đinh hương để chăm sóc sức khỏe.
administrator
MẪU LỆ

MẪU LỆ

Nhắc đến hàu ai ai cũng nghĩ tới một loại hải sản rất ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích thích thông qua nhiều cách chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên bên cạnh việc đây là một món ăn nổi tiếng, bản thân hàu còn là một vị thuốc quý, đó chính là phần vỏ có thể dùng làm thuốc với tên thường gọi trong Y học cổ truyền là Mẫu lệ. Vỏ hàu có trong rất nhiều các bài thuốc điều trị những bệnh liên quan đến kinh nguyệt, di tinh, ra mồ hôi trộm. Đây là một vị thuốc đặc biệt khi được bào chế từ bộ phận tưởng chừng như là không dùng đến.
administrator
MÍT

MÍT

Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr. Họ Dâu tằm (Moraceae) Tên gọi khác: Mít dai, Bà la mật Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái…
administrator
ĐẠI HỒI

ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY HOA MÀO GÀ

CÂY HOA MÀO GÀ

Cây hoa mào gà là một loài hoa thuộc họ chi Mào Gà, có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước vùng Trung Phi. Hoa mào gà thường được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh, thuốc, thậm chí là thức ăn ở một số nơi trên thế giới. Cây cho ra hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam… Trong đó, hoa mào gà trắng và đỏ là hai loại được tìm thấy nhiều nhất ở nước ta. Cây Hoa mào gà không chỉ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà còn có thể dùng làm thuốc trị các bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator