THẠCH XƯƠNG BỒ

Nền văn minh Y học cổ truyền đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của y học. Vị thuốc thạch xương bồ, rất quen thuộc trong dân gian và được sử dụng rộng rãi với công dụng khai khiếu, hóa đờm, thông khí. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch xương bồ cũng như những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.

daydreaming distracted girl in class

THẠCH XƯƠNG BỒ

Giới thiệu về dược liệu

Dược liệu thạch xương bồ (tên khoa học Rhizoma Acori graminei) là phần thân rễ phơi khô của Thạch xương bồ (Acorus gramineus), họ Ráy (Araceae). Hiện nay, các dược liệu thuộc chi này ở xuất hiện khắp thế giới bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á… Riêng tại Việt Nam, chi Acorus có từ 4 – 5 loài, phân bố ở các vùng núi từ Bắc vào Nam như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…

Cần phân biệt với một loài thực vật khác cũng khá quen thuộc ở nước ta là Thủy xương bồ (tên khoa học Acorus Calamus L).

Trong tự nhiên, cây sống bám thủy sinh, mọc trên đá dọc theo suối và tụ thành các khóm lớn. Chính hệ thống rễ chùm bám chắc chắn ở bề mặt đá dù nước có chảy xiết là đặc điểm quan trọng giúp chúng tồn tại. Bên cạnh đó, Thạch xương bồ ra hoa quả hằng năm, hạt được phát tán nhờ dòng nước và có khả năng tái sinh mạnh mẽ.

Cây ưa bóng, có thể trồng trong vườn nhà vừa làm cảnh và vừa sử dụng làm thuốc. Có thể trồng cây bằng cách tách mầm, cắt bớt lá, đem giâm ở nơi ẩm mát giúp cây sinh trưởng dễ dàng. Cần lưu ý giữ độ ẩm cần thiết thường xuyên để dược liệu có thể phát triển tốt hơn.

Thạch xương bồ là loài cây cỏ sống lâu năm, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Thạch xương bồ có chiều cao trung bình từ 0.5m, phần thân rễ phân nhánh, mọc ngang với chiều dài từ 5 – 30cm, gồm nhiều đốt.

Lá có hình dải, mọc đứng, bẹ mọc ốp vào nhau tạo thành 2 dãy đối xứng. Phần phiến lá phía dưới ngắn, hẹp hơn phía trên. Đầu lá thuôn nhọn với hai mặt nhẵn, có gân song song và gân giữa không nổi gồ.

Cụm hoa mọc ở đầu cán dẹt cùng với phần giữa túm lá tạo thành bông mo. Tiếp theo là một lá bắc to, dài vượt cao hơn cụm hoa nhiều. Bông có hình trụ thuôn dần, hơi cong ở phần đỉnh với chiều dài từ 5 – 10cm, mang rất nhiều hoa lưỡng tính. Bao hoa gồm 6 thùy, có 3 lá đài và 3 cánh hoa. Nhị 6, chỉ nhị ngắn với bầu thuôn có chứa nhiều noãn.

Quả mọng khi chín sẽ có màu đỏ nhạt, bên trong chứa hạt bao phủ bởi chất nhầy.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Dược liệu Thạch xương bồ được sử dụng để làm thuốc thường có lá nhỏ, pháp danh A. gramineus Soland. var. pusillus Engl., sử dụng phần thân và rễ phơi khô để làm thuốc.

Thu hoạch phần thân rễ, ưu tiên lựa loại to, cứng chắc và rửa sạch tạp chất. Sau đó xếp lên giàn. Tiếp theo, đốt lửa để cháy hết rễ con cũng như giảm bớt độ ẩm. Tiếp tục cắt thành đoạn ngắn khoảng từ 8 – 15cm, đem đi phơi nắng hay sấy khô ở 50 – 60oC. Vị thuốc này có thể chất cứng, vết bẻ có nhiều xơ, phần vỏ màu nâu và thịt hồng hồng, mùi đặc trưng. Khi sử dụng có thể sao qua cùng cám gạo cho để thuốc dậy mùi thơm hơn.

Thạch xương bồ thu hái vào mùa thu hay đông hàng năm. Sử dụng phần rễ cái to và không nên sử dụng rễ non. Khi phần rễ cây thạch xương bồ khô sẽ có màu nâu, gióng ngắn, có mùi thơm, mắt rễ dày, không mốc mọt. Cần bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt do có thể bị mốc.

Thành phần hóa học

Một số nghiên cứu có ghi chép về thành phần hóa học trong dược liệu Thạch xương bồ như sau:

  • Dược liệu có khoảng 0,5 – 0,8% tinh dầu, trong đó khoảng 86% asaron C12H16O3. Bên cạnh đó còn có một chất phenol và axit béo.

  • Phần thân rễ có chứa tinh dầu, bao gồm α-asarone, β-asaron, 1,2 dimethoxy-4 benzen, gramenon...

Tác dụng - Công dụng

Theo Y Học Cổ Truyền

Thạch xương bồ có vị cay, đắng, tính ấm, với mùi thơm đặc trưng. Quy kinh Tâm, Can, Đởm.

Thạch xương bồ có công dụng hóa thấp, hòa vị, khai khiếu, ninh thần, tuyên khí, tẩy uế và trục đờm. Dược liệu này còn được sử dụng để điều trị các chứng suy nhược thần kinh, trẻ em bị nóng sốt, ăn không ngon, phong tê thấp, tiêu hoá kém, khó thở, ù tai....

Thạch xương bồ có thể sử dụng ở dạng hoàn tán, sắc thuốc hay đắp ngoài da với liều từ 5 - 10 gam khô mỗi ngày, sử dụng dạng tươi thì tăng liều gấp đôi. Bên cạnh đó, có thể sử dụng dược liệu Thạch xương bồ ở dạng thuốc viên, cao lỏng hay siro.

Theo Y Học Hiện Đại

Thạch xương bồ được nghiên cứu với các tác dụng:

  • Giúp an thần và chống co giật.

  • Tinh dầu trong dược liệu giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

  • Lượng dầu bay hơi trong dược liệu cũng giúp giảm sự vận động ở thí nghiệm trên chuột.

  • Sử dụng tinh dầu và thuốc sắc có thể giảm tình trạng co thắt cơ trơn ruột và dạ dày, hỗ trợ tăng tiết đường tiêu hoá.

  • Nước sắc của thạch xương bồ có khả năng hạn chế sự lên men của đường tiêu hoá.

  • Ở thí nghiệm thực hiện trên chuột trắng, tinh dầu trong dược liệu có công dụng giúp hạ nhiệt. Dịch chiết từ thạch xương bồ ở nồng độ cao được sử dụng để ức chế hoạt động của một số loại nấm gây bệnh ngoài da. Nhưng, khi sử dụng một liều lượng lớn có thể dẫn tới co giật, thậm chí tử vong trong thí nghiệm trên chuột.

Các nghiên cứu Y học nói gì về Thạch xương bồ?

Hệ tiêu hóa

Một số nghiên cứu đã chứng minh các tác dụng của Thạch xương bồ trên đường ruột:

  • Cân bằng dịch tiêu hóa, hạn chế sự lên men bất thường của dạ dày và ruột.

  • Giảm sự căng thẳng của cơ trơn trong ruột.

  • Giúp ăn ngon miệng hơn, giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Hệ tuần hoàn

Các nghiên cứu cũng ghi nhận vị thuốc này với tác dụng kích thích mạch máu, hỗ trợ tăng tuần hoàn lưu thông ở da và các bộ phận khác trên cơ thể.

Năm 1966, nghiên cứu lâm sàng của các tác giả Nguyễn Ngọc Doãn, Nguyễn Địch, Vũ Anh Vinh (Tạp chí y học Việt Nam, I: 8-14) cho thấy:

  • Xương bồ hỗ trợ dự phòng và điều trị loạn nhịp tim trên thỏ và chó. Nghiên cứu cho thấy dược liệu giúp ổn định nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.

  • Ngoài ra, nghiên cứu lâm sàng trên người cho thấy công dụng hỗ trợ điều chỉnh rối loạn nhịp tim trong trường hợp nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu… Khi sử dụng 10 – 15ml cao rượu từ thân rễ khô (với tỷ lệ 1ml cao rượu : 1g xương bồ) sử dụng hàng ngày, thuốc đáp ứng khá tốt trên bệnh nhân nội trú và ngoại trú.

  • Bên cạnh đó, cần lưu ý khi sử dụng thạch xương bồ ở bệnh nhân có nhịp tim chậm hay huyết áp thấp.

Hệ thần kinh

Một số nghiên cứu còn cho thấy Thạch xương bồ có công dụng trong cải thiện suy giảm trí nhớ gây ra bởi rượu hay các nguyên nhân chưa xác định khác trên chuột nhắt trắng.

Hệ hô hấp

Các hoạt chất có trong dược liệu như α-asarone, β-asarone… được ghi nhận với tác dụng chống co thắt cơ trơn khí quản, hồi tràng cô lập ở chuột lang, gây ra do acetylcholine, histamin, serotonin. Trong đó α-asarone tác động mạnh nhất. Ngoài ra, các nghiên cứu Y học Trung Quốc cũng ghi nhận vị thuốc có công dụng long đờm, thông khí.

Kháng khuẩn

Năm 1982, Trịnh Vũ Phi với nghiên cứu trong ống nghiệm được đăng trên tạp chí Trung Hoa y học ghi nhận Thạch xương bồ có công dụng sát khuẩn đối với một số chủng gây bệnh ngoài da.

Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng tùy theo mục đích và chỉ định của thầy thuốc mà sử dụng khác nhau. Liều thông thường trung bình từ 3 – 8g, ở dạng thuốc sắc, dạng viên hoàn và có thể phối hợp với vị thuốc khác. Còn ở dạng bột nên sử dụng liều từ 0,5 – 2g/ngày. Dùng ngoài không quy định liều lượng, chủ yếu đối với các trường hợp bệnh ngoài da, trĩ.

Chữa ho lâu ngày:

  • Dùng lá tươi đem giã nhỏ với hạt chanh, hạt quất và mắt gà đen (với lượng bằng nhau). Sau đó thêm đường hấp cơm và uống mỗi ngày 4 – 6g.

Chữa kinh nguyệt không đều:

  • Sử dụng Thạch xương bồ 8g; Đảng sâm 16g; Thục địa và ngải cứu mỗi vị 12g; Đương quy, xuyên khung, bạch thược, ngô thù du, trần bì mỗi vị 8g.

  • Đem tất cả dược liệu sắc uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Chữa tiêu hóa kém, đau dạ dày:

  • Sử dụng thuốc viên với thành phần thạch xương bồ 0,025g, đại hoàng 0,025g, magie cacbonat 0,4g, natri bicarbonat 0,2g, bismuth bazơ nitrate 0,35g. Khuyến cáo mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 1 - 2 viên sau ăn. Sử dụng liên tục từ 1 - 3 tháng.

Chữa suyễn mãn tính:

  • Sử dụng Thạch xương bồ 12g; Tang bì 10g; Thanh bì, ma hoàng, khoản đông hoa, cát cánh mỗi vị 8g; Tô tử, tiền hồ mỗi vị 6g; Cúc bách nhật 12 bông; Gừng sống 5 lát.

  • Đem tất cả sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng thêm 2g phèn phi và 2g phèn sống tán.

Chữa chứng lỵ cấm khẩu:

  • Dùng 15 g Đông qua nhân; 12 g mỗi loại gồm cuống lá sen, đơn sâm, trần mễ, phục linh trần bì, thạch liên tử; 6 g thạch xương bồ; 2 g nhân sâm; 5 g xuyên hoàng liên.

  • Sắc tất cả dược liệu và lấy nước uống.

Chữa chứng đau vùng thượng vị do trúng hàn khí trệ:

  • Dùng 12 g Chế hương phụ, 6 g mộc hương và thạch xương bồ.

  • Dùng tất cả vị thuốc sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 lần.

Chữa chứng sốt cao gây hôn mê do đàm mê tâm khiếu:

  • Dùng 6 g mỗi loại Hoàng cầm, xương bồ, hậu phác và tô diệp; 10 g mỗi loại tỳ bà diệp, phán bán hạ, trúc nhự; 3 g hoàng liên; 15 g lô căn. Dùng tất cả các vị thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày.

  • Dùng 5 gam Uất kim, cúc hoa; 3 g thạch xương bồ tươi, 6 g mỗi loại sơn chi (sao), đơn bì; 12 g hoạt thạch; 1,5 g ngọc xu đơn (bột thành phẩm); 6 giọt nước gừng tươi giã; 10 g mỗi loại trúc lịch, ngưu bàng tử, trúc diệp, liên kiều. Để ngọc xu đơn riêng, dùng tất cả các vị khác sắc lấy nước sau đó hòa với ngọc xu đơn và uống.

Chữa trẻ em trí lực phát triển kém:

  • Dùng nhân sâm, viễn chí, đậu khấu, bổ cốt khí, thạch xương bồ và sữa bột cacao. Phối hợp tất cả vị thuốc thành bánh cho trẻ em, sử dụng 10 – 15g/ 2 lần/ ngày, trong vòng 14 ngày.

Chữa chứng ho lâu ngày không khỏi:

  • Dùng dược liệu có trong mật gà đen, hạt quất, hạt chanh và lá tươi thạch xương bồ với lượng bằng nhau. Sử dụng tất cả các vị thuốc này giã nhỏ, thêm mật vào và hấp cơm. Dùng từ 4 - 6 g mỗi ngày.

Chữa chứng ăn ngủ kém, hồi hộp, đau đầu, chóng mặt, tiểu tiện ít:

  • Sử dụng các dược liệu với tỷ lệ 25% Liên tâm (sao qua), mạch môn (đem bỏ lõi và sao khô); 30% thảo quyết minh (sao đen) và 20% thạch xương bồ (thái nhỏ và sấy giòn). Đem tất cả các vị thuốc đi tán thành bột mịn, luyện với đường làm thành viên khoảng 1,5 gam. Mỗi lần sử dụng từ 5 đến 10 viên, ngày uống 2 lần (sáng và tối). Đối với trẻ em dùng liều bằng ½ người lớn.

Chữa chứng ù tai:

  • Dùng 25 g mỗi loại xa tiền thảo và cúc hoa; 10 g thạch xương bồ. Đem tất cả đi sắc và dùng liên tục trong 7 – 8 ngày.

Chữa chứng cảm lạnh, loạn nhịp tim, cấm khẩu, đầy bụng, tiêu chảy, chân tay nhức mỏi:

  • Sử dụng 8 g thân rễ thạch xương bồ, sắc lấy nước uống.

Chữa chứng phong thấp làm cho chân tay khó co duỗi:

  • Dùng thạch xương bồ ngâm với nước vo gạo. Sau đó, rửa sạch và dùng chày gỗ giã nát, đem ngâm với rượu trắng. Mỗi ngày dùng 1 ly nhỏ hoặc làm thành viên uống, liều mỗi ngày 8g.

Chữa chứng liệt mặt:

  • Dùng 8 hoặc 10 g củ gừng, củ sả và lá thạch xương bồ. Dùng dược liệu tươi, rửa sạch, giã nát, hòa vào 1⁄2 chén nước tiểu của trẻ em, khuấy đều và uống.

Chữa mụn nhọt và hậu bối:

  • Dùng Xương bồ phơi khô trong bóng râm, đem tán nhỏ, rắc thuốc bột lên vùng da bị mụn nhọt.

Chữa chứng kinh nguyệt không đều:

  • Dùng 12 g mỗi loại ngải cứu, thục địa; 8 g mỗi loại thạch xương bồ, trần bì, bạch thược, đương quy, xuyên khung và ngô thù du; 16 g đảng sâm. Đem tất cả sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Chữa lưng tê đau, viêm bàng quang, tiểu đục, tiểu buốt:

  • Dùng 8 g tỳ giải, 6 g xa tiền tử, 2 g thạch xương bồ, 4 g bạch truật, 4 g phục linh, 2,8 g liên nhục, 2 g hoàng bá, 6 g đơn sâm. Đem tất cả vị thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày

Chữa viêm khớp đau nhức do phong hàn, thấp nhiệt:

  • Dùng 10 g Tàm sa, 10 g thục địa, 10 g ý dĩ nhân, 10 g thạch xương bồ, 10 g thạch hộc, 10 g tỳ giải, 10 g thương truật, 10 g hoàng kỳ, 10 g tần giao, 10 g tang ký sinh và 10 g mộc quận, 6 g quế chi, 3 g cam thảo. Đem tất cả sắc lấy nước uống hàng ngày giúp hỗ trợ viêm khớp.

Chữa chứng suy nhược cơ thể do thận hư:

  • Dùng 6 g mỗi vị Địa hoàng, sơn thù, hoàng bá, thạch xương bồ, cam cúc hoa, ngũ vị tử và hoàng bá. Đem tất cả ngâm rượu hoặc sắc uống, liên tục trong 15 ngày. Tiếp đó, ngưng sử dụng khoảng 10 ngày và lặp lại từ 3 - 5 lần.

Chữa mất ngủ:

  • Sử dụng đảng sâm, phục linh, xương bồ, long nhãn nhục, phục thần, viễn chí với lượng bằng lượng nhau. Đem tất cả đi tán thành bột mịn, luyện với mật làm thành hoàn. Mỗi lần sử dụng từ 10 – 20g, uống vào buổi chiều và tối trước khi đi ngủ.

Chữa đau tim lâu ngày:

  • Dùng 40 g viễn chí (bỏ lõi), 40 g xương bồ (thái nhỏ). Đem tán thành bột và trộn đều, mỗi ngày dùng 12 g sắc với 1 chén nước còn lại 7 phần. Sử dụng khi thuốc còn nóng.

Chữa chứng thống phong (bệnh gút):

  • Dùng 10 g Quế chi; 12 g tất bát; 20 g rễ cỏ xước; 16 g mỗi vị đinh lăng, xương bồ, bồ công anh, ngũ gia bì, đơn hoa, cát căn, cà gai leo, trinh nữ và kinh giới. Đem tất cả sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Chữa trầm cảm và lo âu:

  • Dùng 4 g Nhục quế; 16 g sâm bố chính; 8 g xương bồ, liên tu, táo nhân, thủy ngọc, cam thảo dây; 12 g bá tử nhân, ích trí nhân, củ mài, hà thủ ô. Đem tất cả sắc lấy nước uống, chia ra 2 lần uống hết trong ngày.

Chữa chứng đau thần kinh tọa, đau nhức cơ thể:

  • Dùng 20 g mỗi loại Nhân hạt gấc (sao vàng), thạch xương bồ và củ riềng (phơi khô); 24 g quế chi; 16 g mỗi loại trần bì và thiên niên kiện. Đem tất các ngâm với rượu trong vòng 10 ngày. Dùng rượu xoa bóp vị trí khớp đau nhức giúp cải thiện triệu chứng.

Chữa chứng sốt cao, say nắng và đau đầu:

  • Dùng 6 g mỗi loại Liên kiều, hoắc hương, bạch đậu khấu và xạ can; 20 g mỗi loại hoàng cầm và hoạt thạch; 16 g nhân trần; 8 g mỗi loại mộc thông, thạch xương bồ. Đem tất cả vị thuốc sắc lấy nước uống hàng ngày.

Lưu ý

Những trường hợp sau cần lưu ý trước khi sử dụng Thạch xương bồ:

  • Người thuộc chứng âm hư với biểu hiện như thể trạng gầy còm, miệng khô, khát nước, nóng trong người, đổ mồ hôi trộm, đại tiện khô táo, lưỡi đỏ rêu ít,gò má đỏ, mạch tế sác.

  • Người hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi trong ngày hay người đang điều trị bệnh lý.

  • Người mẫn cảm hay kích ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu.

 

Có thể bạn quan tâm?
TOAN TÁO NHÂN

TOAN TÁO NHÂN

Toan táo nhân là một vị thuốc không còn xa lạ gì trong Đông Y, thường được sử dụng như một vị thuốc hay cho người hay bị mất ngủ là. Tuy nhiên, không phải ai cũng biệt vị thuốc này có nguồn gốc từ trái táo mà chúng ta vẫn thường ăn, tên là Táo ta. Táo nhân là phần lấy từ hạt phía trong hạch của quả táo, qua quy trình bào chế để thành vị thuốc tốt cho sức khỏe. Toan táo nhân có tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, hay ra mồ hôi, sử dụng ở người phiền muộn hay hồi hộp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toan táo nhân và những công dụng của nó nhé.
administrator
TỬ TÔ

TỬ TÔ

Tử tô hay tía tô là một loại thảo dược thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Những bộ phận bao gồm lá, hạt và thân của dược liệu này được sử dụng rất nhiều trong Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô và những công dụng của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
HƯƠNG BÀI

HƯƠNG BÀI

Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Hương bài được dùng để làm hương thắp nhang hoặc sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ghẻ ngoài da. Trong Y học dùng chữa bệnh về đường tiêu hoá, cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật,…
administrator
TÍA TÔ

TÍA TÔ

Tía tô là một loại rau rất quen thuộc trong mọi căn bếp người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết loại thực vật này có có hiệu quả rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là phần lá hay còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp được sử dụng rất phổ biến để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
BẠCH GIỚI TỬ

BẠCH GIỚI TỬ

Bạch giới tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: hạt cải canh, hồ giới, thái chi, thục giới, giới tử, bạch lạt tử. Bạch giới tử là hạt phơi hoặc sấy khô ở quả chín của cây cải canh. Từ xưa đến nay, cây cải canh không chỉ là loại rau bổ dưỡng trong bữa ăn hằng ngày mà hạt của nó còn là một vị thuốc quý trong Đông Y với tên gọi là Bạch giới tử. Dược liệu có vị cay được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp,...Bài viết này sẽ chia sẻ rõ hơn về đặc điểm, công dụng, cách dùng đến quý bạn đọc.
administrator
CÂY NỔ GAI

CÂY NỔ GAI

Cây nổ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây đinh vàng, cây bỏng nổ, cây méc ten, cơm nguội, quả nổ trắng, bỏng nẻ, co cáng. Cây nổ gai là cây thuốc thường được dùng trong phạm vi nhân dân. Cây nổ ra hoa quả rất nhiều hàng năm. Quả nổ gai lúc chín có thể ăn được và phát tán xa nhờ dòng nước. Cây nổ gai thường được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc chữa sốt rét, mụn mủ, hay bệnh gai cột sống. Dược liệu này có độc nên bệnh nhân cần thận trọng khi dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGŨ GIA BÌ GAI

NGŨ GIA BÌ GAI

Là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ dưỡng cho cơ thể nên Ngũ gia bì được xem như dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh.
administrator
XƯƠNG RỒNG TAI THỎ

XƯƠNG RỒNG TAI THỎ

Xương rồng tai thỏ (tên khoa học: Opuntia microdasys) là một loại cây thuộc họ Cactus, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây có hình dạng đặc biệt với những chiếc lá hình bầu dục và có những cái gai nhỏ trên bề mặt lá. Xương rồng tai thỏ đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ lâu nhờ tính năng giải độc, tăng cường sức đề kháng và điều trị một số bệnh lý. Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để chứng minh các hiệu quả của xương rồng tai thỏ trong điều trị các bệnh lý, làm nổi bật vai trò của loại dược liệu này trong y học hiện đại.
administrator