PHAN TẢ DIỆP

Lá của cây Phan tả hay còn được gọi với cái tên Phan tả diệp là một loại thuốc rất phổ biến trong Y học cổ truyền. Chúng thường được sử dụng để chữa trị các bệnh như tắc ruột, viêm tụy cấp, sỏi túi mật hoặc viêm túi mật, các chứng táo bón hoặc xuất huyết tiêu hóa,…

daydreaming distracted girl in class

PHAN TẢ DIỆP

Giới thiệu về dược liệu Phan tả diệp

- Lá của cây Phan tả hay còn được gọi với cái tên Phan tả diệp là một loại thuốc rất phổ biến trong Y học cổ truyền. Chúng thường được sử dụng để chữa trị các bệnh như tắc ruột, viêm tụy cấp, sỏi túi mật hoặc viêm túi mật, các chứng táo bón hoặc xuất huyết tiêu hóa,… Sau đây là những thông tin về loại dược liệu này.

- Tên khoa học: Cassia angustifolia Vahl hoặc Cassia acutifolia Delile

- Họ khoa học: Caesalpiniaceae (họ Vang).

- Tên gọi khác: Tả diệp trà, Dương tả diệp, Tiêm diệp, Hiệp diệp,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Phan tả diệp

- Đặc điểm thực vật:

  • Phan tả là loại cây bụi có chiều cao khoảng 0,5 - 1 m. 

  • Lá Phan tả là lá kép lông chim chẵn, mọc so le và thường có khoảng 5 - 8 cặp lá chét. Phần cuống lá ngắn, phần phiến lá chét ở gần cuống lá có hình dạng không đối xứng. Lá thường có chiều dài dao động từ 2 – 5 cm.

  • Hoa Phan tả mọc thành chùm ở các nách lá, thường có khoảng 6 - 14 hoa, cánh hoa có màu vàng, mang 10 nhị trong đó 3 nhị ở phía trên thì nhỏ & bất thụ, 4 nhị ở phía giữa thì cùng lớn và 3 nhị ở phía dưới hơi cong.

  • Quả Phan tả là quả đậu có hình túi, có chiều dài từ 4 đến 6 cm và chiều rộng từ 1 – 17 cm. Quả khi còn non thì sẽ có có lông trắng mềm, về sau thì các lông này rụng đi, bên trong quả có chứa khoảng 4 đến 7 hạt. 

  • Cây Phan tả thường cho hoa vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 và cho quả vào khoảng tháng 3 ở năm tiếp theo.

- Phân bố dược liệu: 

  • Cây Phan tả mọc hoang hoặc cũng có thể được trồng ở nhiều quốc gia nhiệt đới thuộc châu Phi hoặc các quốc gia châu Á. Trong đó thường được chia thành 2 loại:

+ Phan tả diệp Alexandrie (hoặc Phan tả diệp Ai Cập) là loài Phan tả diệp lá nhọn (Cassia acutifolia).

+ Phan tả diệp Tinnevelly (hoặc Phan tả diệp Ấn Độ) là loài Phan tả diệp lá hẹp (Cassia angustifolia), có lá hình trứng và rộng hơn, quả ngắn hơn và rộng hơn so với Phan tả diệp lá nhọn.

  • Tại nước ta, cây Phan tả hiện nay được trồng ở một vài tỉnh gồm Lào Cai (Sa Pa), Hà Nội, Phú Yên, Ninh Thuận,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: lá và quả của cây đều có thể sử dụng làm thuốc.

- Thu hái: thu hái lá (Phan tả diệp) nên thu vào mùa nắng.

- Chế biến: 

  • Sau khi thu hái thì đem đi rửa sạch và phơi khô lá dưới ánh nắng, nên đảo thường xuyên để lá được khô đều các mặt tuy nhiên không được để lá bị úa vàng hoặc chuyển màu trước khi lá khô. Lớp lá đem phơi không nên quá dày.

  • Hoặc có thể làm khô lá bằng cách sấy ở nhiệt độ từ 40 – 50oC.

- Bảo quản: sau khi lá khô thì đem đi đóng trong bao bì kín và bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm ướt và côn trùng.

Thành phần hóa học của dược liệu Phan tả diệp

Dược liệu Phan tả diệp có các thành phần hóa học như sau:

- Các hoạt chất thuộc nhóm anthraglycosid như: dianthron glycosid, aloe emodin, các sennosid (gồm các sennosid A, B, C, D và G), các anthraglycosid tự do như rhein, chrysophanol, aloe emodin,…

- Các hoạt chất thuộc nhóm flavonoid như kaempferol, isorhamnetin,…

- Các chất nhựa.

- Ngoài ra còn nhiều thành phần hóa học khác.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Phan tả diệp theo Y học hiện đại

Dược liệu Phan tả diệp có các tác dụng dược lý như: 

- Kháng khuẩn và kháng nấm: có tác dụng đối với một số chủng vi khuẩn như Streptococcus type A, Enterococcus, Bacillus dysenteriae,… Tác động ức chế trên 1 vài chủng nấm gây bệnh ngoài da. 

- Nhuận tràng: Phan tả diệp giúp tẩy xổ trong điều trị táo bón, tuy nhiên nếu sử dụng liều cao có thể gây đau bụng, nôn mửa. Tác dụng này chủ yếu nhờ thành phần anthraglycosid (chủ yếu là nhóm sennosid)

Vị thuốc Phan tả diệp trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt đắng, tính hàn.

- Quy kinh: vào Đại trường là chủ yếu.

- Công năng: tả hạ thanh nhiệt, tiêu tích trệ, thông đại tiện.

- Chủ trị: 

  • Các chứng phân rắn. 

  • Thực nhiệt dẫn đến bí đại tiện.

  • Phân kèm dịch nhầy.

  • Kém tiêu hóa.

  • Làm sạch ruột trước phẫu thuật.

Cách dùng – Liều dùng dược liệu Phan tả diệp

- Cách dùng: Phan tả diệp có thể sử dụng dưới dạng hãm nước sôi để uống hoặc dạng thuốc sắc. Lưu ý khi sử dụng thuốc sắc thì cho vị thuốc Phan tả diệp vào sau.

- Liều dùng:

  • Sử dụng để nhuận tràng: 1,5 – 3 g.

  • Sử dụng để tẩy xổ: 5 – 10 g.

Một số bài thuốc có vị thuốc Phan tả diệp

- Bài thuốc giúp thông tiện, nhuận trường, giúp làm mềm phân và cải thiện triệu chứng táo bón:

  • Chuẩn bị: 3 – 4 g Phan tả diệp.

  • Tiến hành: hãm nước sôi và gạn lấy nước để uống, sử dụng mỗi ngày 1 lần trước khi ăn.

- Bài thuốc chữa táo bón do nhiệt tích:

  • Chuẩn bị: 6 g Phan tả diệp, 6 g Chỉ thực và 9 g Hậu phác.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch, sau đó sắc thuốc uống mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa táo bón do thực tích:

  • Chuẩn bị: 4 – 6 g Phan tả diệp, 3 g Đinh hương, 9 g Đại hoàng, 3 g Sinh khương, 3 g Hoàng liên và 4 g Trần bì.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi sắc thuốc uống, nên sử dụng lúc còn ấm và uống 1 thang mỗi ngày để các triệu chứng bệnh được thuyên giảm.

- Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa và đầy bụng:

  • Chuẩn bị: 2 g Phan tả diệp, 3 g Đại hoàng, 3 g Binh lang và 10 g Sơn tra.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch, sau đó tiến hành sắc thuốc cùng với khoảng 500 mL nước trong vòng 10 phút. Sử dụng uống và nên uống mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa mụn nhọt do thấp nhiệt ứ ở phủ tạng:

  • Chuẩn bị: 12 g Phan tả diệp.

  • Tiến hành: Phan tả diệp đem đi hãm với nước sôi và dùng muỗng để loại bỏ phần bã. Uống 1 thang thuốc trong 1 lần và nên sử dụng mỗi 2 ngày 1 lần. Nên sử dụng thường xuyên đến khi đại tiện bình thường thì ngừng.

- Bài thuốc chữa táo bón, ruột khô gây đi phân cứng:

  • Chuẩn bị: 10 g Phan tả diệp, 16 – 20 g Quyết minh tử, 12 g Nhân trần và 6 g Cam thảo.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi cùng với 600 mL nước lọc và sắc thuốc uống. Nên sử dụng 1 thang mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Phan tả diệp

- Về độc tính:

  • Do dược liệu có độc tính nhẹ nên nếu liều lượng sử dụng lớn có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa hoặc chóng mặt.

  • 1 vài trường hợp sau khi sử dụng nước hãm Phan tả diệp, người bệnh bị chóng mặt, tê mặt, ngứa ngáy và đau khi đi tiểu.

- Kiêng kỵ:

  • Không dùng cho phụ nữ có thai về những người thể chất kém (thể hư).

  • Không nên sử dụng cho đối tượng trẻ em, người bị viêm bàng quang, viêm tử cung do thành phần anthranoid gây tăng co bóp cơ trơn bàng quang và tử cung.

  • Những người bị co thắt đại tràng hoặc viêm đại tràng dẫn đến táo bón thì không sử dụng.

  • Khi sử dụng Phan tả diệp cho phụ nữ đang trong kỳ kinh hoặc phụ nữ đang cho có bú thì phải nên thật thận trọng

 

Có thể bạn quan tâm?
HƯƠNG BÀI

HƯƠNG BÀI

Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Hương bài được dùng để làm hương thắp nhang hoặc sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ghẻ ngoài da. Trong Y học dùng chữa bệnh về đường tiêu hoá, cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật,…
administrator
RONG BIỂN

RONG BIỂN

Rong biển có nhiều loại, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 loại. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo.
administrator
TRÂM BẦU

TRÂM BẦU

Trâm bầu (Combretum quadrangulare) là một loại cây thuộc họ Sắn (Combretaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Trâm bầu thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh lý như sốt, đau đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp, chứng viêm đường tiết niệu, và các vấn đề về tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trâm Bầu cũng như những cách sử dụng nó tốt nhất nhé.
administrator
HẢI SÂM

HẢI SÂM

Hải Sâm là loài động vật phân bố nhiều ở nước, thường được sử dụng làm thực phẩm, chủ yếu làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng. Động vật này có công dụng như vị thuốc bổ thận, tráng dương, bổ âm, ích tinh...
administrator
MÙI TÀU

MÙI TÀU

Tên khoa học: Eryngium foetidum L Họ Hoa tán (Apiaceae) Tên khác: Ngò gai; Ngò tàu; Ngò tây; Mùi gai; Già nguyên tuy.
administrator
CÂY CẢI TRỜI

CÂY CẢI TRỜI

Cải trời là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta, trong dân gian được biết đến như một loại rau ăn được. Đồng thời là loại dược liệu chữa bệnh như chữa mụn nhọt, tiêu viêm, cầm máu, hạ sốt, băng huyết,…
administrator
THẠCH LỰU

THẠCH LỰU

Theo Đông Y, Thạch lựu là một loại dược liệu dùng làm thuốc quý, phần quả hay vỏ thân đều có công dụng rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng kết hợp trong những bài thuốc dân gian để trị tiêu chảy, sa trực tràng, giun sán, ho lâu ngày, viêm amidan, viêm họng, chảy máu cam. Tuy nhiên, phần vỏ rễ của cây có độc tính, nên cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này trên những người có thể trạng yếu, ở trẻ em hay phụ nữ có thai.
administrator
BÍ KỲ NAM

BÍ KỲ NAM

Bí kỳ nam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tổ kiến, kỳ nam kiến, kiên lỳ nam, kì nam gai,... Sở dĩ loại cây này có tên gọi trong dân gian là cây tổ kiến bởi đây là một loài cây sống cộng sinh với kiến. Các lỗ nhỏ trong thân cây là do kiến làm tổ, đục thân cây mà thành. Cây gồm hai loại là lá rộng và lá hẹp, thân có gai chỉ khác nhau về hình dạng còn công dụng tương tự nhau. Để bạn đọc hình dung rõ hơn về vị thuốc Nam quý này, dưới đây là những thông tin chi tiết nhất bạn có thể tham khảo.
administrator