HÚNG QUẾ

Húng quế là một loại rau quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu có tác dụng trong giải cảm, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón, chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng, chữa đau, sâu răng,...

daydreaming distracted girl in class

HÚNG QUẾ

Giới thiệu dược liệu

Húng quế là một loại rau quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu có tác dụng trong giải cảm, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón, chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng, chữa đau, sâu răng,...

  • Tên thường gọi: Húng quế

  • Tên gọi khác: Húng giổi, Rau quế, Rau é, É tía, É quế, Húng chó, Hương thái,…

  • Tên khoa học: Ocimum basilicum L. var. basilicum

  • Họ: Hoa môi (Lamiaceae)

Húng quế không những là một loại dược liệu mà nó còn là một loại thực vật được sử dụng nhiều trong các món ăn

Đặc điểm tự nhiên, phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Húng quế là cây thân thảo, sống hằng năm, thân nhẵn, có lông, phân cành ngay từ dưới gốc, cao 50 - 60cm.

Lá Húng quế màu xanh hoặc màu tím đen nhạt, mọc đối có cuống, phiến lá thuôn dài. 

Hoa Húng quế nhỏ, màu trắng hoặc hơi tía, phân nhánh hoặc mọc thành chùm. 

Quả Húng quế màu đen, khi ngâm vào nước sẽ trương nở, có chất nhầy màu trắng bao xung quanh hạt (hạt é).

Mùa hoa: tháng 7 – tháng 9.

Mùa quả chín: tháng 10 – tháng 12. 

Với kỹ thuật canh tác hiện nay, có thể trồng và thu hoạch quanh năm. Có thể gieo hạt vào tháng 2-3, trồng vào tháng 5.

Phân bố

Húng quế là loài ưa sáng và chịu được ẩm nên có thể sinh trưởng mạnh mẽ trong mùa mưa, thích hợp trồng trên đất có nhiều độ dinh dưỡng cao như đất phù sa và đất thịt.

Húng quế có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới thuộc châu Á, châu Âu như Pháp, Đức, các nước thuộc Liên Xô cũ, Ý, Tây Ban Nha,...

Ở nước ta, Húng quế được trồng lấy lá và ngọn làm gia vị; cất tinh dầu dùng trong công nghiệp chất thơm hay thu hoạch quả é để ăn cho mát và giải nhiệt (hạt é).

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Bộ phận dùng

  • Để làm thuốc, người ta chỉ hái lá và ngọn có hoa, phơi hay sấy khô. 

  • Để cất tinh dầu người ta hái toàn cây, cất tươi hay để hơi héo mới cất.

  • Để làm dược liệu trong điều trị bệnh, gia vị: Toàn cây, trong đó lá và ngọn có hoa là được dùng phổ biến nhất.

  • Để chưng cất tinh dầu, người ta hái toàn cây, cất tươi hay để héo mới cất.

  • Thức uống giải nhiệt: Hạt é (quả của cây).

Thu hái

Có thể thu hái quanh năm, nhưng thời gian thích hợp nhất là mùa hè thu. 

Chế biến

Sau khi thu hái, đem rửa sạch và phơi khô.

Bảo quản

Bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sau khi dùng xong, cần che kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Thành Phần Hóa Học 

Eugenol là thành phần chính có trong Húng quế.

Trong cây Húng quế có 0,4 đến 0,8% tinh dầu. Tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ, dễ chịu. Chất lượng, thành phần và các chỉ số hóa lý của tinh dầu Húng quế tùy thuộc vào vị trí địa lý, nơi trồng, thổ nhưỡng… Tinh dầu Húng quế thu hoạch tại Việt Nam chứa lên đến 80 - 90% methylchavicol.

Tác dụng – Công dụng

  • Tác dụng trị ho và long đờm

Húng quế giúp làm giảm ho rõ rệt và tống đờm ra khỏi đường hô hấp.

  • Chống táo bón

Hạt húng quế có tác dụng chống táo bón. 

  • Trị cảm sốt

Húng quế có khả năng sát trùng, tiêu diệt nấm mốc, hạ nhiệt nên được dùng trị cảm sốt bằng cách đun sôi húng quế để lấy nước uống. 

Dùng cho những trường hợp bị phát sốt do các nguyên nhân như cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm khuẩn hay thậm chí được dùng để trị sốt rét.

  • Chống oxy hoá và phòng ngừa ung thư

Lá húng quế có chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, góp phần bảo vệ các tế bào 

của cơ thể, bảo vệ nhiễm sắc thể và cấu trúc tế bào khỏi bị tổn thương.

  • Phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường

Trong húng quế chứa chất có tác dụng hỗ trợ chức năng các tế bào beta của tụy tạng hoạt động một cách bình thường, giúp làm tăng sự nhạy cảm của insulin và làm giảm đường huyết. 

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Trong rau húng quế rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường các chức năng miễn dịch của cơ thể. 

  • Tác dụng giảm đau do viêm khớp

Thành phần eugenol trong tinh dầu húng quế có tác dụng ngăn chặn hoạt động của enzym cyclooxygenase (COX) gây viêm, cơ chế tương tự các chất chống viêm NSAID nên có thể làm giảm các triệu chứng sưng đau, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân viêm khớp. 

  • Giúp giảm nhức đầu

Húng quế có công dụng trong việc chữa trị chứng đau đầu và tiền đình. 

  • Giúp cai thuốc lá hiệu quả

Những hợp chất chống oxy hoá và cải thiện tình trạng căng thẳng của rau húng quế giúp chúng trở thành biện pháp cho người muốn cai nghiện thuốc lá. 

  • Làm đẹp

Húng quế được dùng để đắp mặt, làm đẹp da và dùng nước để gội đầu.

Cách dùng – Liều dùng

Chữa ho

Dược liệu: Húng quế, Húng chanh, Xương sông giã đập với ít muối rồi ngậm sẽ làm giảm dịu cổ họng, giảm các cơn ho.

Chữa đau đầu, ho, bồn chồn, lo lắng nhiều

20 nhúm lá và hoa Húng quế khô, đem hãm trong 1 lít nước sôi. 

Uống 2-3 ly mỗi ngày.

Sổ mũi, khó tiêu, tiêu chảy

15g Húng quế đem sắc lấy nước uống. Dùng đến khi hết triệu chứng tiêu chảy thì ngưng.

Chữa mẩn ngứa, dị ứng

Lá Húng quế hoặc lá, hoa, quả, hạt đem giã nhỏ, vắt lấy nước uống, còn bã đem xát lên chỗ đau.

Lưu Ý 

Lưu ý với các đối tượng khi sử dụng Húng quế: người mắc bệnh máu khó đông, phụ nữ mang thai hay bệnh nhân bị hạ đường huyết, trẻ em (nên dùng với liều thấp và cần theo dõi các biểu hiện của trẻ khi sử dụng).

Sử dụng quá liều hoặc ăn quá nhiều lá Húng quế sẽ dẫn đến tình trạng quá liều eugenol, làm cho cơ thể bị ngộ độc, các triệu chứng đi kèm như thở gấp, ho, nước tiểu lẫn máu,…

Liều cao tinh dầu Húng quế sẽ kích hoạt các phản ứng gây loãng máu hay làm hạ đường huyết, gây ra hiện tượng co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai.

 

Có thể bạn quan tâm?
HẮC SÂM

HẮC SÂM

Cây Hắc sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amidan, loét lở miệng, ho,…hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…
administrator
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
TAI CHUỘT

TAI CHUỘT

Tai chuột là một loại dược liệu được sử dụng khá nhiều trong dân gian, phổ biến hơn đối với đồng bào miền núi. Trong Y học cổ truyền, Tai chuột là một vị thuốc có các tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục như trị viêm đường niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, khí hư,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chuột.
administrator
TINH DẦU NGHỆ

TINH DẦU NGHỆ

Nghệ là một loại gia vị được sử dụng rất phổ biến cùng với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Tinh dầu nghệ là thành phần được chiết xuất từ thân rễ. Tinh dầu này đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lợi ích đối với sức khỏe như đẹp da, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng dị ứng, chống ký sinh trùng và điều trị nhiều bệnh lý khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu nghệ và cách dùng tinh dầu nghệ hiệu quả nhất nhé.
administrator
TINH DẦU HƯƠNG THẢO

TINH DẦU HƯƠNG THẢO

Hương thảo là một loại gia vị quen thuộc trong nền ẩm thực, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Không những thế, Hương thảo còn có nguồn tinh dầu với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hương thảo và cách sử dụng hiệu quả nhé.
administrator
TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

Tóc thường trở nên mỏng và rụng nhiều hơn khi bạn lớn tuổi hoặc do thói quen sinh hoạt như ăn kiêng hoặc sử dụng các công cụ tạo kiểu tóc có nhiệt. Vì vậy, bạn có thể quan tâm đến việc sử dụng tinh dầu để giúp tóc mọc dài và khỏe mạnh hơn. Tinh dầu đã được biết đến như một loại dưỡng chất với khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe và trong đó, tinh dầu còn được sử dụng để dưỡng tóc. Dưới đây là thông tin về các loại tinh dầu dưỡng tóc và lợi ích của chúng.
administrator
THỔ PHỤC LINH

THỔ PHỤC LINH

Nền Y học cổ truyền với việc sử dụng các dược liệu quý là một phần vô cùng quan trọng trong nên phát triển của Y học. Với kinh nghiệm hàng nghìn năm, dược liệu Thổ phục linh đã được dân gian ta sử dụng như một vị thuốc quý với rất nhiều công dụng như chữa các chứng bệnh như đau nhức xương khớp do phong thấp, trị giun sán, kháng viêm, hạ huyết áp, giải độc… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thổ phục linh, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng trong trị bệnh.
administrator
Ô DƯỢC

Ô DƯỢC

Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…
administrator