DIỆP HẠ CHÂU

Diệp hạ châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cây cau trời. Diệp hạ châu đắng hay còn được gọi là chó đẻ. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian để điều trị các bệnh về gan. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DIỆP HẠ CHÂU

Đặc điểm tự nhiên

Diệp hạ châu là loài cây thân thảo, cao 20 – 30cm, đôi khi có thể phát triển đến 60 – 70cm, sống hàng năm hay sống nhiều năm. Thân thường có màu xanh và nhẵn nhụi.

Lá Diệp hạ châu hình bầu dục, mặt dưới màu xám nhạt, bên trên xanh lục nhạt, rộng 3 – 4mm, dài 1 – 1,5cm, mọc so le, xếp sát nhau thành hai dãy giống một lá kép lông chim; cuống lá rất ngắn.

Hoa đơn tính cùng gốc có cuống ngắn và mọc ở kẽ lá. Hoa đực có 6 lá dài, 3 nhị với chỉ nhị ngắn, xếp ở đầu cành; hoa cái có 6 lá đài, bầu hình trứng và xếp ở cuối cành.

Quả dạng nang, mọc rủ xuống ở dưới lá, hình cầu, hơi dẹt, có gai nhỏ và khía mờ. Hạt Diệp hạ châu hình 3 cạnh.

Mùa hoa nở thường vào tháng 4 – 6; và cho quả vào tháng 7 – 9.

Cây có nguồn gốc xa xưa ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ và hiện nay thấy phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới. Ở châu Á, vùng phân bố của Diệp hạ châu đắng gồm các nước Ấn độ, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Ở Việt Nam, thảo dược cũng được thấy rải rác khắp nơi: dọc từ các tỉnh ở vùng  đồng bằng, ven biển, các đảo lớn đến những tỉnh trung du và miền núi.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn bộ cây đều có thể sử dụng làm dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Diệp hạ châu sau khi thu hoạch, rửa sạch, thái khúc rồi phơi nắng cho gần khô. Sau đó, đem phơi trong bóng râm cho đến khô rồi cất dùng dần.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và mốc mọt.

Thành phần hóa học

Mỗi bộ phận cây diệp hạ châu chứa các thành phần hóa học khác nhau. Chẳng hạn, lá diệp hạ châu chứa lượng lớn hoạt chất đắng như phyllanthin và hypophyllanthin.

Còn trong thân cây có các chất như: Nirtetralin Niranthin, Flavonoid, Phylteralin, Alcaloid kiểu securinin như niruri din và isobubbialine, Lignan, Acid hữu cơ như geraniinic, acid ascorbic, repandusinic A và acid amariinic.

Tác dụng

+Tác dụng bảo vệ gan: Cao Diệp hạ châu đắng có tác dụng bảo vệ gan trên chuột cống trắng được gây nhiễm độc gan bằng carbon tetraclorid. Trong mô hình gây xơ gan thí nghiệm trên chuột cống trắng, thuốc có tác dụng làm giảm hàm lượng colagen trong máu và làm giảm mức độ xơ gan ở động vật điều trị so với đối chứng. Hoạt chất lignan phyllanthin và hypophyllanthin chứa trong cây có tác dụng bảo vệ gan.

+Tác dụng hạ đường máu, hạ áp: Cao nước có tác dụng hạ đường máu ở thỏ bình thường và thỏ gây đái tháo đường với alloxan. Cao làm hạ đường máu ngay cả khi cho thỏ uống 1 giờ sau khi cho uống glucose. Hoạt tính hạ đường máu của Diệp hạ châu đắng cao hơn tolbutamid.

+Tác dụng lợi tiểu: Tại một số nước, Diệp hạ châu đã được dùng để làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, một alkaloid trong Diệp hạ châu còn có tác dụng chống co thắt cơ trơn và cơ vân, nên có thể ứng dụng trong điều trị sỏi thận, sỏi mật.

+Tác dụng giảm đau: Theo nghiên cứu của Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil trên một vài loại Phyllanthus cho thấy, Diệp hạ châu cho tác dụng giảm đau mạnh hơn hoạt chất morphin gấp 3 lần và gấp 4 lần so với indomethacin. Tác dụng này của Diệp hạ châu là do hỗn hợp hoạt chất steroid và ester ethyl (beta sitosterol và stigmasterol), acid gallic.

Công dụng

Diệp hạ châu có vị hơi đắng, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị suy gan do rượu.

+Điều trị xơ gan cổ trướng.

+Điều trị viêm gan do virus B.

+Điều trị nhọt độc sưng đau.

+Điều trị vết thương chảy máu do bị đứt, bị chém.

+Điều trị lở loét không lành, gây thối thịt.

+Điều trị bệnh chàm (eczema) mãn tính.

+Điều trị viêm thận tiểu máu, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ, viêm ruột tiêu chảy.

+Điều trị sốt rét.

+Điều trị ăn đau bụng, nước tiểu sẫm màu, ăn không ngon miệng.

Liều dùng

Mỗi ngày dùng 8 – 20g Diệp hạ châu dạng thuốc sắc hoặc dạng dược liệu phơi khô.

Lưu ý khi sử dụng

+Không nên dùng diệp hạ châu đối với phụ nữ mang thai.

+Không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.

 

Có thể bạn quan tâm?
HẠT SACHI

HẠT SACHI

Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… Cây được đặt tên Sachi cho dễ nhớ và phù hợp để xuất khẩu ra thế giới. Tên khoa học của cây Sachi là Plukenetia volubilis. Cây thuộc họ Euphorbiaceae.
administrator
MÃ TIÊN THẢO

MÃ TIÊN THẢO

Mã thầy là cây thân thảo, nhỏ, sống lâu năm, cây cao từ 10cm và có thể cao đến 1m. Thân màu xanh lục, có 4 cạnh.
administrator
VIỄN CHÍ

VIỄN CHÍ

Viễn chí, hay còn được gọi với tên khác là Tiểu thảo, Nam viễn chí, có tên khoa học là Polygala japonica Houtt., họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là một loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí, đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng Viễn chí trị bệnh nhé.
administrator
SA NHÂN

SA NHÂN

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).
administrator
MƯỚP SÁT

MƯỚP SÁT

Mướp sát là một loài cây thường được tìm thấy ở các vùng bờ biển của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của nước Úc. Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, Mướp sát lại chứa độc tố, nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
administrator
RAU MÙI

RAU MÙI

Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa.
administrator
MÍA LAU

MÍA LAU

Tên khoa học: Saccharum sinensis Roxb. Họ Lúa (Poaceae) Tên gọi khác: Cam giá.
administrator
MÂM XÔI

MÂM XÔI

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.
administrator