SA NHÂN

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).

daydreaming distracted girl in class

SA NHÂN

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall., Amomum vilosum Lour (sa nhân đỏ)

Tên đồng nghĩa: Artocarpus incisa

Họ Gừng (Zingiberaceae)

Tên gọi khác: Xuân sa, Dương xuân sa, Mé tré bà, Co nẻnh (Thái), Mác nẻnh (Tày), Sa ngần (Dao)… Súc sa mật, mắc nồng, mè trẻ bà, co nảnh (Tày)

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).

Đặc điểm thực vật

Sa nhân là loại cây thân thảo, sống lâu năm, có nét giống cây riềng nhưng rễ không phát phát triển thành củ mà chỉ bò lan dưới lớp đất mỏng hoặc nổi trên mặt đất. 

Lá mọc so le, có màu xanh thẫm, hình mác, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép nguyên. Hai mặt nhẵn, mặt trên bóng, lưỡi bẹ mỏng, xẻ đôi.

Cụm hoa có màu trắng đốm tím, mọc thành chùm từ gốc thân rễ. Ngọn mang hoa gần sát mặt đất, mỗi gốc có đến 3 – 6 chùm hoa và mỗi chùm có 4 – 6 hoa. Lá bắc ngoài hình bầu dục, màu nâu. Đài dài 1,5cm, có 3 răng nhọn. Tràng hình ống dài 1,3 – 1,5cm, chia 3 thùy, mặt ngoài có lông thưa, thùy giữa hình trứng ngược, hai thùy bên hẹp. Chỉ nhị dài hơn bao phấn, bầu hình trụ tròn, hơi phình ở giữa, có lông trắng.

Quả màu tím, hình trứng hoặc hình cầu, to bằng đầu ngón tay cái. Mặt ngoài vỏ có gai rất đều, khi bóp mạnh sẽ tự vỡ thành 3 mảnh. Mỗi ngăn có chứa 7 – 26 hạt. Bên ngoài mỗi hạt có một màng mỏng, màu trắng mờ (áo hạt) tụ thành một khối. Hạt màu nâu sẫm, cứng nhăn nheo, dính theo lối đính noãn trụ giữa. Cắt ngang thấy vỏ hạt màu nâu sẫm, hình khối nhiều mặt, ngoại nhũ màu trắng, nội nhũ màu trắng ngà.

Mùa hoa tháng 4 – 5.

Phân bố, sinh thái

Có thể tìm thấy cây sa nhân ở các nước như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan và Lào. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi, nhiều nhất ở miền núi phía Bắc và Trung. Cụ thể, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Bắc Giang, Tây Bắc, Thái Nguyên, Hòa Bình,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả sa nhân

Thu hái, chế biến: Thường thu hoạch vào tháng 7 – 8, để cả chùm quả phơi sấy, không bóc vỏ quả hay để phơi hạt trần cho nhanh khô vì làm như vậy dược liệu sẽ kém phẩm chất, mất nhiều tinh dầu và hạt dễ vỡ vụn. Nếu quả hái về không kịp phơi khô ngay sẽ dễ bị thối nát.

Khi dùng lấy dao tách vỏ quả, lấy nguyên cả hạt ép dính vào nhau. Nhiệt độ sấy hoặc phơi để quả đạt chất lượng tốt thường là 40 – 50°C.

Tùy vào thời điểm thu hái và sấy khô để phân loại Sa nhân:

- Loại hạt cau được xem là loại tốt nhất, có hạt to. Khi hạt khô thường không bị nhăn nheo. Hạt có màu nâu sẫm, vỏ cứng, nhấm cay nhiều, nồng.

- Sa nhân non được xem là sa nhân loại 2. Thường hạt không mẩy, có vết nhăn nheo, có màu vàng răng ngựa, nhấm ít cay hơn loại 1.

- Loại 3 là Sa nhân vụn. Bao gồm những quả Sa nhân đường, hay non bị vỡ ra hoặc do khi thu hoạch không được phơi sấy đúng.

- Loại 4 là Sa nhân đường, khi sờ tay thấy ẩm hơi dính, nhấm hơi ngọt, mềm, màu đen.

Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh mối mọt 

Thành phần hóa học 

Trong quả sa nhân có chứa khoảng 2 – 3% tinh dầu, chủ yếu là phelandren 2,3%, saponin 0,69%, d-camphor 33%, d-borneola 19%, I-limonen 7%, linalola, paraametoxyethylxinamat 1%, acetat bornyla 26,5%, pinen 1,8%,…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học hiện đại, sa nhân có tác dụng:

- Kích thích tiêu hóa, thường dùng làm gia vị và chế rượu mùi.

- Giảm cholesterol máu.

- Kháng khuẩn: tinh dầu từ dược liệu có tác dụng diệt lỵ amip.

Theo y học cổ truyền, sa nhân có vị cay, tính ôn, có mùi thơm, có tác dụng: hành khí, điều hòa tỳ vị làm tiêu hóa dễ dàng, kích thích tiêu hóa. Do đó, dược liệu được dùng trong các trường hợp an thai, giảm đau, trị đau bụng, buồn nôn, ăn không tiêu, tiêu chảy, đau nhức cơ xương…

Cách dùng - Liều dùng 

Liều lượng dùng tối đa mỗi ngày từ 3 – 6 gram. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau: dùng uống từ 1 – 3 g, có khi 4 – 6 g dưới dạng thuốc viên, thuốc sắc hoặc hoàn tán. Nếu dùng thuốc sắc thì cho dược liệu vào sau, vì sắc lâu mất tác dụng của thuốc.

Một số bài thuốc có dược liệu sa nhân:

- Chữa ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện khó: Chuẩn bị 6 gram sa nhân, 12 gram sơn tra, 300 gram gạo tẻ, 150 gram cháy cơm, 3 gram kê nội kim, 12 gram thần khúc, 12 gram hạt sen. Sau đó đem các dược liệu đi sao thơm và tán mịn. Mỗi lần dùng 12 gram hòa tan với nước và thêm đường uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

- Giảm đau răng do sâu răng: Mang sa nhân tán thành bột và chấm lên chỗ răng đau. Hoặc dùng sa nhân ngâm để trị đau răng.

- Trị tiêu chảy với các biểu hiện như tay chân lạnh, bụng sôi, phân sống, kém ăn, chướng đau bụng ở vùng hạ vị hoặc chậm tiêu: Chuẩn bị các dược liệu sa nhân, can khương, vỏ quýt, nhục quế, vỏ rụt, mỗi vị 8 gram kết hợp chung với tục đoạn, phá cố, củ mài sao và bổ chính sâm, mỗi vị 12 gram. Sau đó đem các vị dược liệu tán thành bột. Mỗi ngày lấy 20 gram hòa tan với nước và uống.

Lưu ý

- Người âm hư nội nhiệt không nên dùng sa nhân (trường hợp nóng trong người, gầy yếu, miệng khô, khát nước, mồ hôi trộm, lòng bàn tay chân nóng…).

-  Trong quá trình sử dụng sa nhân có thể gây nên một vài tác dụng không mong muốn. Vì vậy, nếu có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, tránh thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Có thể bạn quan tâm?
MẪU ĐƠN BÌ

MẪU ĐƠN BÌ

Từ lâu Mẫu đơn bì đã được xem như một loại dược liệu rất tốt sử dụng trong hỗ trợ và tăng cường sức khỏe của người phụ nữ, giúp điều hòa kinh nguyệt, các bệnh sau sinh,… Đến hiện nay, Mẫu đơn bì đã được nghiên cứu nhiều hơn về những công dụng tuyệt vời của nó và ngày càng được sử dụng rộng rãi.
administrator
DẾ

DẾ

Dế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dễ dũi, thổ cẩu, lâu cô. Loài dế không chỉ là loài động vật quen thuộc đối với chúng ta mà chúng còn là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong điều trị có tác dụng lợi tiểu hiệu quả.
administrator
XƯƠNG KHỈ

XƯƠNG KHỈ

Xương khỉ là một loại thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý. Loại cây này có tên khoa học là Clinacanthus nutans, thuộc họ Acanthaceae, phân bố ở các khu vực nhiệt đới châu Á. Xương khỉ có thành phần hóa học phong phú, đặc biệt là axit ursolic và oleanolic, flavonoid, polypeptide, carotenoid và tinh dầu, giúp nó có tác dụng kháng viêm, chống oxi hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch.
administrator
GAI BỒ KẾT

GAI BỒ KẾT

Gai bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác thích, tạo giác trâm, giác trâm. Cây bồ kết có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc, từ quả, từ hạt và từ gai cây bồ kết. Trong khi gội đầu bằng bồ kết cho sạch gàu là thói quen của nhiều người dân Việt, thì gai bồ kết lại là một dược liệu quý không nhiều người biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU MUỐNG BIỂN

RAU MUỐNG BIỂN

Rau Muống biển tính ấm, vị cay và đắng nhẹ, có tác dụng: Trừ thấp, tiêu viêm, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng.
administrator
RÂU MÈO

RÂU MÈO

Orthosiphon aristatus hay râu mèo, là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Được dùng để trị sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…
administrator
CỦ NIỄNG

CỦ NIỄNG

Củ niễng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Niềng niễng, cây lúa miêu, giao bạch, cao duẫn. Củ niễng hay niễng là một loại rau dùng để chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc. Bên cạnh đó, Niễng cũng là một vị thuốc thường được sử dụng để giải khát, lợi tiểu, giải say rượu, kích thích tiêu hóa, giảm đau và hỗ trợ điều trị đái tháo đường, viêm tuyến tiền liệt,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
VÔNG VANG

VÔNG VANG

Dược liệu Vông vang (Abelmoschus moschatus) là một loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các thành phần hóa học trong Vông vang như flavonoid, acid hữu cơ và chất nhầy đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng khác nhau trong y học. Vông vang được sử dụng để chữa bệnh và làm thuốc truyền thống từ hàng trăm năm qua và hiện nay đang được nghiên cứu để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator