BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠC HÀ

Đặc điểm tự nhiên

Bạc hà là một loại cây thân thảo sống lâu năm. Cây có thân và cành hình vuông, xốp, dáng thẳng đứng hoặc đôi khi bò lan trên mặt đất. Cây cao nhất có thể phát triển từ chiều dài 50-60cm.

Lá bạc hà mọc đối từng lá đơn, hình bầu dục, đầu nhọn, xung quanh mép lá có hình răng cưa. Khi đưa lên mũi ngửi lá cây bạc hà thường có mùi thơm hắc, vị cay và tê nhẹ.

Hoa bạc hà có kích thước nhỏ và có thể có nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng, hồng, tím hay màu tím hồng. Quả cho 4 hạt.

Cây thường ra hoa và quả vào tháng 7 đến tháng 10 hằng năm.

Cây bạc hà thường phân bố ở các vùng Âu, Á có khí hậu ôn đới. Cây ưa sáng, ẩm, thích hợp với đất phù sa và đất thịt. Cây bạc hà mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta, mọc hoang cả ở miền đồng bằng và ở miền núi. Chúng tôi đã phát hiện mọc hoang nhiều ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Bắc Cạn, Sơn La.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến.

Bộ phận dùng: Lá hay cây đã bỏ rễ phơi khô được sử dụng để làm dược liệu.

Thu hái: Thu hái vào khoảng tháng 5, 8 và tháng 11 khi cây vừa ra hoa.

Chế biến: Cây được chặt thành những đoạn dài tối đa là 30 cm. Loại bỏ tạp chất, phun nước cho hơi ẩm, ủ hơi mềm, cắt thành đoạn ngắn, sấy khô ở nhiệt độ thấp. Trước khi dùng có thể sao ở nhiệt độ thấp hơn 60 oC. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh ẩm.

Thành phần hóa học

Tinh dầu là hoạt chất chính với hàm lượng 0,5-1%. Tinh dầu không màu hay vàng nhạt, có mùi bạc hà đặc biệt, vị cay, sau mát. Tinh dầu bạc hà di thực vào Việt Nam chứa sabinen, myrcen, α-pinen, limonen, cineol, methylheptenon, menthol, isomenthol, menthyk acetat, neomenthol, menthol, isomenthol, pulegon.

Tác dụng

+Khi dùng tinh dầu bạc hà tạo cảm giác mát về tê tại chỗ.

+Tác dụng giảm đau dây thần kinh.

+ Tinh dầu và menthol có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau như khớp xương, thái dương khi nhức đầu.

+Tác dụng giảm nôn trong say tàu xe.

+Tác dụng sát trùng mạnh thường giúp giảm ngứa trong các bệnh ngoài da, khi xông trực tiếp có thể làm sạch và thông xoang mũi.

+Tinh dầu bạc hà hay mentol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, tăng bài tiết mồ hôi, làm giảm thân nhiệt chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, nhức đầu.

+Tinh dầu đã loại menthol được dùng làm nước thơm súc miệng, kem đánh răng.

+Tác dụng xua đuổi côn trùng.

+Tác dụng giảm căng thẳng, đau đầu.

+Tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

+Tác dụng ngăn ngừa hội chứng đa nang.

+Tác dụng thúc đẩy chữa lành vết thương.

+Tác dụng ức chế thần kinh trung ương.

Công dụng

Bạc hà có vị cay, the, tính mát/lạnh sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh và chống say xe.

+Điều trị ngứa và làm sạch xoang mũi

+Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.

+Điều trị sốt, nhức đầu, ho.

+Điều trị cảm lạnh, cảm cúm.

+Hỗ trợ điều trị lao hạch, nhọt có mủ và gây đau.

+Điều trị chảy máu cam.

+Điều trị sốt sợ nóng, mồ hôi không thoát, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon.

+Điều trị ban sởi giai đoạn đầu.

Liều dùng

Ngày uống từ 4-8g dưới dạng thuốc pha.

Tinh dầu và menthol: Một liều 0,02 đến 0,2 ml, một ngày 0,06 đến 0,6 ml.

Còn dùng dưới hình thức cồn bạc hà (lá bạc hà 50g, tinh dầu bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1 lít), ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 đến 10 hay 15 giọt, cho vào nước nóng mà uống.

Lưu ý khi sử dụng

Đặc biệt không sử dụng bạc hà cho những trường hợp sau: Trẻ em, bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, người bị sốt do âm hư, người bị suy nhược, táo bón kéo dài, huyết áp cao, người mắc bệnh lý về tim mạch.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH LINH

BẠCH LINH

Bạch linh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Phục linh, bạch phục linh, nấm lỗ, phục thần. Bạch linh là dược liệu quý hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc, tại Việt Nam vị thuốc được phân bố ở những vùng khí hậu mát tại một số rừng thông. Bạch linh là dược liệu quen thuộc thường được kê đơn trong các toa thuốc y học cổ truyền. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
HẠT BO BO

HẠT BO BO

Hạt bo bo hay Ý dĩ là hạt của cây Lúa miến (sorghum) dùng làm thực phẩm và thay thế gạo thóc, ngoài ra Ý dĩ nhân còn được dùng trong đông y và được dùng trong các vị thuốc trừ tý, kiện tỳ, chỉ thống, điều trị viêm phổi, tiêu chảy, gân co quắp không duỗi thẳng được,…
administrator
SUI

SUI

Sui là loại cây thân gỗ lớn, có tên gọi khác là Nong, Nỗ tiễn tử, Cây thuốc bắn. Đây là một loại dược liệu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Sui nhé.
administrator
BẠCH ĐỒNG NỮ

BẠCH ĐỒNG NỮ

Bạch đồng nữ, hay còn được biết đến với những tên gọi: mò trắng, bấn trắng, lẹo trắng. Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến. Vậy bạch đồng nữ là gì và tác dụng của nó như thế nào đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giải đáp những băn khoăn trên của bạn đọc.
administrator
TRÂM BẦU

TRÂM BẦU

Trâm bầu (Combretum quadrangulare) là một loại cây thuộc họ Sắn (Combretaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Trâm bầu thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh lý như sốt, đau đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp, chứng viêm đường tiết niệu, và các vấn đề về tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trâm Bầu cũng như những cách sử dụng nó tốt nhất nhé.
administrator
TÔ MỘC

TÔ MỘC

Tô mộc là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Y học, có nguồn gốc từ thân vây Vang. Cây Vang là một loại thực vật mọc hoang nhiều nơi trên nước ta. Tô mộc – bộ phận sử dụng làm thuốc là phần lõi gỗ được chẻ nhỏ ra. Tô mộc được sử dụng trong dân gian với tác dụng làm tan huyết ứ, trị chấn thương té ngã, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, đau bụng.
administrator
GIUN ĐẤT

GIUN ĐẤT

Giun đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Địa long, khâu dẫn, khúc đàn, ca nữ, phụ dẫn, thổ long, giun khoang, trùng hổ, khưu dẫn. Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta. Chúng không chỉ có lợi cho ngành nông nghiệp mà còn được dân gian dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh, với tên gọi là Địa long. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator