BẠCH LINH

Bạch linh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Phục linh, bạch phục linh, nấm lỗ, phục thần. Bạch linh là dược liệu quý hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc, tại Việt Nam vị thuốc được phân bố ở những vùng khí hậu mát tại một số rừng thông. Bạch linh là dược liệu quen thuộc thường được kê đơn trong các toa thuốc y học cổ truyền. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH LINH

Đặc điểm tự nhiên

Bạch linh là một loại nấm mốc ký sinh xung quanh rễ của cây thông. Loại nấm này có hình khối, nặng từ 3-5kg tuy nhiên một số cây có thể nhỏ chỉ bằng nắm tay. Mặt ngoài màu nâu đen hoặc màu nâu, bề mặt lồi lõm và có nhiều vết nhăn. Cắt ngang bề mặt lổn nhổn hoặc trắng (Bạch phục linh) hoặc hồng xám (Xích phục linh).

Vùng phân bố tự nhiên của phục linh trên thế giới bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Ở Việt Nam, có tài liệu cho biết đã tìm thấy phục linh ở các rừng thông thuộc Hà Giang, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Gia Lai nhưng lại không nói rõ mọc ở trên rễ của loài thông nào.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều dùng làm thuốc được

Bạch linh là phần phía bên trong, có màu trắng. Ngoài ra còn có các dạng khác của phục linh như:

Phục linh bì: là lớp bên ngoài được tách ra từ bạch linh. Chúng có kích thước lớn nhỏ không đồng nhất. Bên trong có màu nâu nhạt hoặc trắng. Bên ngoài có màu từ nâu đến nâu đen. Dược liệu có tính đàn hồi, tương đối xốp.

Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài của bạch linh. Chúng có màu nâu nhạt hoặc hơi hồng.

Phục thần: Là phần nấm bạch linh có ôm phần rễ thông bên trong.

Thu hái: Nấm phục linh thường được thu hái vào tháng 7-9 hằng năm. Đối với nấm phục linh được trồng thì có thể thu hoạch sau 2 năm, loại tốt nhất phải sau 3-4 năm.

Chế biến:+Sau khi thu hái, rửa với nước nhiều lần để loại bỏ phần đất cát có trong dược liệu.

+Chất dược liệu thành đống tại chỗ có nhiều gió để đào thải mồ hôi và cho bề mặt se lại.

+Sau khi phơi, tiếp tục chất đông ủ thêm vài lần cho tới khi thấy bề mặt khô và xuất hiện vết nhăn nheo. Sau đó phơi âm can cho đến khi khô hẳn.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của phục linh gồm hai nhóm chính gồm polysaccharide và triterpenes:

Ngoài ra phục linh cũng chứa các axit amin, enzim, steroid và choline cúng như histidine và muối kali.

Tác dụng

+Tác dụng lợi tiểu.

+Tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysaccharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể.

+Tác dụng tăng hệ miễn dịch, tăng chỉ số thực bào phagocyte trong thí nghiệm với chuột.

+Nước sắc dược liệu có khả năng ức chức hoạt động của tụ cầu vàng, tiêu diệt trực khuẩn biến dạng, làm tê liệt trực khuẩn đại tràng.

+Tác dụng kháng viêm.

+Tác dụng hướng sinh dục nữ.

+Có khả năng chống oxy hóa.

+Có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa.

+Tác dụng điều hòa miễn dịch.

+Tác dụng trong làm đẹp.

+Có tác dụng an thần.

+Tác dụng bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể trạng.

+Tác dụng nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, yếu sức ở người cao tuổi và người suy nhược lâu ngày.

+Tác dụng chống lại bệnh đái tháo đường type 2.

+Có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống loét bao tử.

Công dụng

Bạch linh có vị ngọt, nhạt, tính bình sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị phù do cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai.

+Hỗ trợ điều trị mất ngủ, khó ngủ, ngủ trằn trọc.

+Điều trị chứng phù, tiểu ít.

+Điều trị chứng phù, tiểu tiện khó.

+Điều trị tiêu chảy, tiêu phân lỏng, sôi bụng, đi ngoài nhiều mặt vàng do tỳ hư có thấp.

+Hỗ trợ điều trị ho suyễn, thở gấp, đau tức vùng ngực do viêm xuất tiết tràn dịch phổi.

+Điều trị chóng mặt, đau đầu.

+Điều trị di niệu, di hoạt tinh ở nam giới.

+Điều trị viêm teo dây thần kinh.

+Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Liều dùng

Mỗi ngày có thể dùng từ 4–20g dạng thuốc sắc thuốc bột hoặc thuốc viên. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác.

Lưu ý khi sử dụng

+Tránh dùng giấm khi đang sử dụng các bài thuốc hoặc món ăn có bạch linh,

+Khi tiểu quá nhiều, di hoạt tinh do hư hàn, sa trực tràng, sa dạ dày và thoát vị đĩa đệm không nên dùng bạch linh với liều lượng lớn.

 

Có thể bạn quan tâm?
NHÓT

NHÓT

Nhót (Elaeagnus Latifolia) là loại cây bụi trườn, mọc dựa, phân nhiều cành. Thân, cành, mặt sau của lá và quả Nhót thường có một lớp vảy mỏng màu trắng, tròn, màu trắng xếp sát cạnh nhau. Lớp vảy này thường bám rất dày và chắc ở quả Nhót khi quả còn non. Đế khi quả già lớp vảy sẽ mỏng dần đi và dễ chà xát.
administrator
CÂY MÚ TỪN

CÂY MÚ TỪN

Cây mú từn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cù boong nậu. Từ lâu, cây mú từn đã được đồng bào dân tộc sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị các vấn đề về sinh lý nam giới. Vị thuốc này theo như thầy thuốc Đông Y thì mang lại hiệu quả cao, nhanh và hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn. Để thảo dược phát huy hết công dụng thì người dùng cần nắm rõ thông tin và phương pháp dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
PHỤC THẦN

PHỤC THẦN

Là một bộ phận của loài nấm Phục linh - Phục thần là một loài dược liệu quý hiếm với nhiều tác dụng hiệu quả và được quan tâm nghiên cứu để sản xuất ra nhiều chế phẩm với giá trị kinh tế rất cao, được ví như thần dược với tác dụng an thần và nâng cao sức khỏe của người sử dụng.
administrator
VÀNG ĐẮNG

VÀNG ĐẮNG

Vàng đắng (Coscinium fenestratum) là một loài cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây có tên tiếng Anh là "tree turmeric" và được sử dụng trong y học truyền thống để chữa các bệnh như tiêu chảy, sốt rét, viêm gan, và rối loạn tiêu hóa. Thành phần hoạt chất chính của Vàng đắng là alkaloid berberin. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vàng đắng và những công dụng của dược liệu này nhé.
administrator
CẦN TÂY

CẦN TÂY

Cây cần tây là một loại rau quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt Nam. Không những vậy, đây còn là một dược liệu quý với nhiều công dụng như: làm thuốc lợi tiểu, thanh lọc máu, bồi bổ hệ thống thần kinh, chữa bệnh huyết áp, cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể,…
administrator
LỤC THẦN KHÚC

LỤC THẦN KHÚC

Lục thần khúc thực chất không phải là tên của một loại cây thuốc nhất định, mà nó được tạo nên từ nhiều loại dược liệu khác nhau được lên men cùng với bột mì hoặc bột gạo rồi được đóng bánh và phơi khô để sử dụng.
administrator
CÂY BẤC ĐÈN

CÂY BẤC ĐÈN

Cây bấc đèn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đăng tâm thảo, hổ tu thảo, tịch thảo, cỏ ất tâm, xích tu, bích ngọc thảo, đăng thảo, đăng tâm. Cỏ bấc đèn là vị thuốc có tính hàn có tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt, an thần, giáng tâm hỏa. Do đó, dược liệu này thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như khó tiểu, tiểu nóng, mất ngủ, khó ngủ, cơ thể hồi hộp, viêm họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐỊA CỐT BÌ

ĐỊA CỐT BÌ

Địa cốt bì, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan. Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator