LONG NÃO

Cây Long não (Cinnamomum camphora N. et E.) hay còn được gọi là dã hương, chương não, long não hương, mai hoa băng phiến, là cây thuộc họ long não (Lauraceae).

daydreaming distracted girl in class

LONG NÃO

Giới thiệu về dược liệu Long não

Cây Long não (Cinnamomum camphora N. et E.) hay còn được gọi là dã hương, chương não, long não hương, mai hoa băng phiến, là cây thuộc họ long não (Lauraceae). Long não là cây thân gỗ, thuộc nhóm cây thường xanh, có chiều cao từ 10 – 15 m, đôi khi có thể cao lên đến 20 – 30 m, thân cây có đường kính khoảng hơn 2 m, thân cây màu xám nâu có nhiều cành với cành thưa, nhẵn, vỏ cây hơi thô, có nhiều đốm màu, bị nứt nẻ dọc theo thân cây. 

Lá cây mọc so le, phiến dài, đầu lá kéo dài thành 1 mũi nhọn ngắn, mặt trên bóng có màu xanh sẫm, mặt dưới nhạt, có 3 gân lá tỏa lên từ gốc; lá có mùi thơm đặc trưng khi vò. 

Hoa nhỏ lưỡng tính, có màu vàng lục mọc thành chùm ở kẽ, ngắn hơn lá, đế hoa lõm mang bộ nhụy và bao hoa xếp thành từng vòng. Bao hoa gồm 3 lá đài & 3 cánh hoa, bộ nhụy có 3 vòng nhụy hữu và từ 1 – 2 nhụy lép. 

Quả có hình cầu và to bằng hạt tiêu với đường kính quả khoảng 1 cm, phía dưới quả có cuống nhỏ hình chén.

Toàn bộ những bộ phận của cây Long não đều có các tế bào chứa tinh dầu. Cây Long não có nguồn gốc từ Đông Á như Đông Nam Trung Quốc, miền Nam Nhật Bản, Đài Loan. Ở Việt Nam, cây Long não được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Bắc để lấy bóng mát và đuổi muỗi, côn trùng

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: lá, vỏ thân, thân của cây Long não đều được dùng làm thuốc, những cây có tuổi thọ trên 40 - 50 tuổi sẽ là nguồn dược liệu có chất lượng cao.

Thu hái: thường khai thác gỗ ở những cây đã già (trên 25 tuổi). Lá cây thì có thể được khai thác quanh năm.

Sơ chế: 

- Chặt nhỏ cây, cành lá, chưng cất lấy Long não thô rồi lại thăng hoa tinh chế lần nữa để được bột Long não tinh chế. Cho vào khuôn để tạo thành những cục hoặc khối Long não.
- Chẻ nhỏ thân cây, cành, rễ và lá chưng cất với nước sẽ được Long não và tinh dầu (Dược liệu Việt Nam).

- Ngâm cồn 600 với tỉ lệ 10% để xoa bóp (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

- Dùng lá, cành để nấu sôi và xông để giải cảm.

Sau khi bào chế, Long não cần phải được bảo quản trong hũ kín, tránh để Long não tiếp xúc với không khí, có thể cho vào thêm Đăng tâm để giữ lại mùi hương của Long não.

Trong công nghiệp, khi chưng cất Long não người ta thu được phần đặc là tinh thể màu trắng và phần lỏng chính là tinh dầu từ cây Long não.

Thành phần hóa học

Thành phần chính có trong Long não là tinh dầu, gỗ của cây trưởng thành có 4,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu Long não là camphor (64,1%). Lượng tinh dầu trong lá cây là  1,3%, trong đó camphor chiếm 81,5%.

Tác dụng – Công dụng theo Y học hiện đại

Long não có công dụng giúp hưng phấn trung khu thần kinh, cải thiện hô hấp và tuần hoàn. Đối với những tình trạng trung khu thần kinh đang bị ức chế thì công dụng này càng rõ rệt.

Khi bôi Long não lên da sẽ có cảm giác mát do Long não kích thích vào thụ thể cảm giác lạnh và có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, gây tê nhẹ. 

Long não còn có tác dụng kích thích đường ruột, giúp làm ấm và làm dễ chịu dạ dày. Tuy nhiên ở liều cao có thể gây buồn nôn và nôn. 

Ngoài ra Long não còn có các tác dụng như dùng trong điều trị bệnh trĩ, viêm xương khớp, các bệnh lý về hô hấp và tim mạch, điều trị nhiễm khuẩn, hỗ trợ điều trị bỏng,…

Độc tính của thuốc: Liều 0,5 – 1 g có thể gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2 g có thể dẫn đến vỏ não bị kích thích gây co giật, có thể suy hô hấp và tử vong.

Vị thuốc Long não trong Y học cổ truyền

Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn.

Quy kinh: vào kinh Phế, Tâm & Can

Tác dụng: Khử phong thấp, thông kinh lạc, chỉ thống tiêu thực, long đờm, lợi trung tiện, chống đầy hơi, giúp ra mồ hôi, chỉ lỵ. Dầu từ gỗ có tác dụng giải độc, tiêu viêm.

Chủ trị: Trừ nhọt, trị sang lở, trừ thấp hàn, trị đau nhức.

Cách dùng, liều lượng

Dùng rễ, thân từ 15 - 30 g, quả 10 – 15 g, sắc uống.

Dùng ngoài để sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, trị mụn nhọt, đau dây thần kinh, thấp khớp, tê dại; dùng Long não pha cồn với tỷ lệ 1/10 để xoa bóp.

Cách dùng – Liều dùng

Long não được dùng cùng với nhiều vị thuốc khác trong điều trị những bệnh: 

- Trị lở loét ở người nằm lâu, bất động trong thời gian dài: trường hợp chưa loét thì dùng Long não, Não sa mỗi vị 2 g ngâm với 200 mL cồn 75%, sau đó dùng bôi vào chỗ sắp lở loét. Nếu đã bị lở loét, sao mềm Hoàng tố liên dùng chung với thuốc thoa ngoài. 

- Trị đau bụng do uế khí, do sa chứng: sử dụng Long não, Minh nhũ hương, Một dược với lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 0,01 g cùng với nước trà.

- Trị bệnh chàm ở chân bị bội nhiễm hoặc lở loét: Dùng 3 g Long não, 2 miếng đậu phụ, trộn đều và đắp ngoài da.

- Trị lở ngứa hậu môn: dùng 2 g Long não, 2 g Minh phàn, 20 g Mang tiêu hòa với 600 mL nước sôi, đợi đến khi nước nguội bớt thì dùng ngâm mông trong 10 phút, 2 lần mỗi ngày. 

- Trị ngứa, lở loét da ở trẻ em: sử dụng Long não, Mè đen và Hoa tiêu với lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều với vaseline và bôi lên vết thương.

- Trị sâu răng, đau nhức răng: dùng Long não, Chu sa với lượng bằng nhau, tán thành bột mịn và bôi vào răng đau. 

- Trị đau khớp, bong gân: dùng dầu Long não trộn đều với dầu Tùng tiết và trộn đều, dùng thoa lên vị trí bị đau. 

- Trị giun kim: Sử dụng 1 g Long não, 6 g Binh lang, 3 g Hắc bạch sửu tán thành bột mịn và trộn đều, trước khi đi ngủ hòa thuốc với 100 mL nước sôi, đợi nước ấm thì dùng ống tiêm bơm thuốc vào hậu môn, dùng liên tục trong 3 – 5 đợt. 

- Trị viêm họng, ho có đàm, khó thở khò khè: dùng 1,5 g Long não và 7 g phèn chua tán nhỏ, cho thêm 1 ít cồn & hòa tan với nước ấm, dùng tăm bông thấm dung dịch thuốc thoa trực tiếp vào trong cổ họng, sử dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày. 

- Trị hôi nách: dùng Long não 0,4 g hòa với nước đã giã một củ gừng, thoa trực tiếp vào nách bị hôi, 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi mùi hôi giảm đi. 

- Trị hắc lào, lang ben: Dùng 12 g Long não, 10 g Rễ bạch hạc giã nhuyễn rồi trộn với nước ép chanh tươi (1 trái), thoa thuốc lên vùng da bị hắc lào hằng ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Lưu ý khi sử dụng

Cơ thể nóng sốt không dùng. Thuốc có độc nên phải thật thận trọng, nhất là với phụ nữ & trẻ em. Long não kỵ lửa.

Liều uống từ 0,5 – 1 g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, kích thích & nói sảng; uống trên 2 g có thể kích thích vỏ não, gây co giật, suy hô hấp và tử vong; uống 7 – 15 g hoặc tiêm bắp trên 4g có thể gây tử vong

Long não rất dễ nhầm với chất của cây Đại bi, bột Đại bi thường có màu xanh trắng, mùi thơm nhưng hăng hơn long não.

Long não có tính thông khiếu mạnh, vừa nóng vừa bốc, tính chất gần giống với Xạ hương, người dương khí dễ động, âm khí dễ hao, dùng nhiều có thể động dương mà hao tổn âm.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
CÂY XẤU HỔ

CÂY XẤU HỔ

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tất cả các bộ phận của loài cây này có thể sử dụng làm dược liệu, thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, lợi tiểu,…
administrator
DÀNH DÀNH

DÀNH DÀNH

Cây dành dành, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thủy hoàng chi, chi tử, mac làng cương. Dành dành (Chi tử) là cây mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta. Cây Dành dành được trồng làm cảnh, quả được lấy làm màu vàng nhuộm trong thực phẩm (bánh xu xê, thạch). Ngoài những công dụng như trên cây dành dành còn có công dụng như một vị thuốc trong Đông Y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ GAI

CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HƯƠNG BÀI

HƯƠNG BÀI

Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Hương bài được dùng để làm hương thắp nhang hoặc sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ghẻ ngoài da. Trong Y học dùng chữa bệnh về đường tiêu hoá, cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật,…
administrator
DIỆP HẠ CHÂU

DIỆP HẠ CHÂU

Diệp hạ châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cây cau trời. Diệp hạ châu đắng hay còn được gọi là chó đẻ. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian để điều trị các bệnh về gan. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CHUỐI HỘT

CHUỐI HỘT

Chuối hột là một vị thuốc Nam quý, thường được dùng để ngâm rượu, nấu uống, có tác dụng thông kinh lạc, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sỏi tiết niệu.
administrator
BA GẠC

BA GẠC

Cây Ba gạc là loại thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng, nổi bật là cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,.. Đồng thời cũng có tác dụng an thần và gây ngủ.
administrator