BA GẠC

Cây Ba gạc là loại thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng, nổi bật là cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,.. Đồng thời cũng có tác dụng an thần và gây ngủ.

daydreaming distracted girl in class

BA GẠC

Giới thiệu về dược liệu

Ba gạc tên khoa học là Rauvolfia verticillata (Lour) Baill, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây Ba gạc còn có tên là La phu mộc, San to (Sapa), Ka day (Ba Na), lạc toọc (Cao Bằng), Tích tiên (Ba Vì – Hà Tây). Tên san to nghĩa là ba chạc, vì cây có 3 lá, chia 3 cành. Tên lạc toọc nghĩa là 1 rễ, vì cây có 1 rễ.

Đặc điểm tự nhiên

Cây ba gạc là một cây nhỏ thân nhẵn, cao trung bình 1 – 1,5m, trên mặt thân có nốt sần nhỏ của bì khổng.

Lá mọc vòng 3 lá một, có khi 4 – 5 lá, hình mác, dài 6 – 11 cm, rộng 1,5 – 3 cm.

Hoa hình ống, màu trắng, phình ở họng, mọc thành xim, tán ở kẽ lá, nở vào các tháng 4 – 7, có khi quanh năm tại đồng bằng. Ngoài ra còn có hoa màu đỏ (du nhập); ba gạc hoa đỏ phình ở họng, mọc thành kim, tán ở kẽ lá, quả đôi, hình trứng, khi chín màu đỏ tươi đến tím đen.

Ba gạc hoa trắng nở từ tháng 4 - 6, quả từ tháng 7 -10. Ba gạc hoa đỏ nở từ tháng 6 - 8, ra quả từ tháng 9 - 11.

Quả đôi, hình trứng, khi chín màu đỏ tươi. Toàn cây có nhựa mủ.

Cây ba gạc ưa điều kiện khí hậu ôn hòa, nơi có ánh sáng yếu, nhưng trồng ở nơi có nắng cây vẫn sống được. Cây có thể trồng được bằng cách gieo hạt hoặc giâm thân cành, trồng được 2 năm là có thể thu hoạch.

Vùng rừng núi là nơi thích hợp để cây ba gạc phát triển. Cây mọc hoang ở các vùng núi: Hà giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Lào Cai.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ rễ và rễ cây.

Thu hái: Vào mùa thu, đông, đào rễ về, rửa sạch đất, phơi hoặc sấy khô. Cần bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất.
Chế biến: Đào rễ cây về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, không làm tổn hại lớp vỏ vì đây là bộ phận có chứa nhiều hoạt chất nhất.

Thành phần hóa học

Toàn phần trong vỏ rễ có chứa 2,64% Alkaloid, Reserpine, Ajmalin. Trong đó Alkaloid là thành phần mang tính sinh học mạnh nhất trong cây; Dược tính quan trọng nhất là Reserpin, có tác dụng trong điều trị an thần và cao huyết áp. Ngoài ra còn có Rauwolfia A, Ajmalin, Ajmalicine và secpentin.

Tác dụng

Cây Ba gạc có tác dụng sau đây:

+ Làm giảm huyết áp do nguồn gốc trung ương, chứ không phải do mạch ngoại biên.

+Làm tim đập chậm.

+Có tác dụng an thần và gây ngủ.

Công dụng

Ba gạc có tác dụng thanh nhiệt hoạt huyết, giải độc, giáng huyết áp. Nước sắc có tác dụng làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương, làm tim đập chậm, tác dụng an thần gây ngủ. Quy vào 3 kinh Can, kinh Tâm và kinh Thận theo Đông y.

Liều dùng

Hiện nay, Ba gạc thường được chế dưới dạng cao lỏng 1g cao = 1 g vỏ rễ để chữa tăng huyết áp có đau đầu, an thần.

Liều trung bình của cao lỏng Ba gạc là 30 giọt/ngày. Có thể tăng lên tới 45 – 60 giọt. Thời gian điều trị có thể kéo dài, nhưng thường nghỉ 1 tuần sau một đợt dùng 10 – 15 ngày trước khi bắt đầu đợt tiếp theo.

Ngoài ra, chiết xuất các alkaloid (reserpine, ajmalicine, alkaloid toàn phần) được dùng dưới dạng viên nén chữa tăng huyết áp. Ajmalicine chiết từ Ba gạc dùng chữa loạn nhịp tim dưới dạng thuốc viên và thuốc tiêm.Lâm Sàng Trung Dược).

Lưu ý: Các trường hợp dạ dày tá tràng bị loét, nhồi máu cơ tim, hen suyễn đang đợt cấp thì không nên dùng Reserpine, Ajmalicine và các chế phẩm từ Ba gạc.

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH CẬP

BẠCH CẬP

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Vị thuốc có tên Bạch cập vì sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp. Bạch cập có công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da.
administrator
CON RƯƠI

CON RƯƠI

Theo y học cổ truyền, con rươi có vị cay, thơm, tính ấm. Giúp hóa đờm và điều khí, dùng chữa trị khó tiêu, kém ăn, tiêu chảy, chống suy giảm miễn dịch, chữa mụn nhọt, đau nhức xương khớp, ăn không ngon. Trong dân gian, rươi được sử dụng phổ biến thành các món ăn.
administrator
TÂM SEN

TÂM SEN

Từ lâu, Sen đã được coi là một loại hoa đặc trưng tại nước ta. Bên cạnh nét đẹp không lẫn đi đâu được thì Sen còn là một nguồn cung cấp thực phẩm cũng như dược liệu chữa bệnh phong phú khi hầu như mọi bộ phận của loài thực vật này đều có thể sử dụng được.
administrator
TRÀ TIÊN

TRÀ TIÊN

Trà tiên (Ocimum basilicum), một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong các nghiên cứu hiện đại về sức khỏe, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Với những tính năng tuyệt vời như hương thơm đặc trưng, thành phần hóa học phong phú và nhiều tác dụng khác nhau cho sức khỏe, trà tiên đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần hóa học của trà tiên, những tác dụng của nó trong y học hiện đại, cách sử dụng đúng liều lượng và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng trà tiên.
administrator
QUẾ

QUẾ

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
administrator
DẦU JOJOBA

DẦU JOJOBA

Cây jojoba có tên khoa học là Simmondsia chinensis. Cây có có nguồn gốc từ sa mạc ở Bắc và Trung Mỹ nhưng được trồng trên toàn thế giới như Chile, Ai Cập và Argentina. Jojoba được sử dụng rộng rãi bởi người Mỹ bản địa ở California. Có thể dùng trái cây jojoba trong nấu nướng hàng ngày hoặc dùng dầu để trị bệnh. Trong hạt jojoba chứa hầu hết hàm lượng dầu sáp của cây (khoảng 50 – 52%). Dầu jojoba dạng thô được tách chiết trực tiếp bằng phương pháp ép lạnh, hoặc chiết xuất bằng dung môi hòa tan. Dầu jojoba có màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm nhẹ đặc trưng của hạt.
administrator
KIỀU MẠCH

KIỀU MẠCH

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench Họ: Rau răm (Polygonaceae) Tên gọi khác: Tam giác mạch, Lúc mạch đen, Mạch ba góc, Lộc đề thảo, Ô mạch.
administrator
RAU TÀU BAY

RAU TÀU BAY

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.
administrator