TÂM SEN

Từ lâu, Sen đã được coi là một loại hoa đặc trưng tại nước ta. Bên cạnh nét đẹp không lẫn đi đâu được thì Sen còn là một nguồn cung cấp thực phẩm cũng như dược liệu chữa bệnh phong phú khi hầu như mọi bộ phận của loài thực vật này đều có thể sử dụng được.

daydreaming distracted girl in class

TÂM SEN

Giới thiệu về dược liệu Tâm sen

- Từ lâu, Sen đã được coi là một loại hoa đặc trưng tại nước ta. Bên cạnh nét đẹp không lẫn đi đâu được thì Sen còn là một nguồn cung cấp thực phẩm cũng như dược liệu chữa bệnh phong phú khi hầu như mọi bộ phận của loài thực vật này đều có thể sử dụng được. Trong bài viết này, bộ phận được đề cập đến là Tâm sen hay còn được gọi là Liên tâm. Nó có các công dụng đã rất quen thuộc với mọi người như an thần, giúp thư giãn và tăng chất lượng giấc ngủ. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tâm sen.

- Tên khoa học của Sen: Nelumbo nucifera 

- Họ khoa học: Nelumbonaceae (họ Sen súng).

- Tên dược liệu Tâm sen: Embryo Nelumbinis hoặc Plumula Nelumbinis.

- Tên gọi khác: Liên tâm, Liên tử tâm,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Tâm sen

- Đặc điểm cây Sen:

  • Sen là cây sống trong nước nên thường mọc hoang hoặc mọc ở những nơi có nước như các vùng đầm lầy, đất trũng,...

  • Lá Sen có dạng trong, nằm trên mặt nước, có kích thước khá lớn. 

  • Hoa Sen mọc riêng rẽ, có kích thước cũng khá lớn, mỗi cuống lá chỉ có 1 hoa sen. Hoa Sen có rất nhiều cánh, các cánh ở bên ngoài có kích thước lớn và các cánh hoa bên trong có kích thước nhỏ dần, giữa các cánh hoa xen kẽ các nhị hoa.

  • Nhị Sen có số lượng khá nhiều, mang màu vàng với chỉ nhị mỏng, có 1 phần phụ (hay được gọi là gạo Sen) mang màu trắng và có mùi thơm. Bộ nhụy của hoa bao gồm nhiều những lá noãn rời, nằm trên đế hoa hình nón ngược (thường được gọi là gương Sen). 

  • Quả bế có núm nhọn (thường được biết đến với cái tên là hạt Sen) có phần bên ngoài hơi mỏng và cứng có màu lục tía, còn phần mềm ở giữa hạt có màu trắng ngà chứa nhiều tinh bột, phần bên trong là lá mầm dày có màu lục đậm. Tất cả những bộ phận của cây Sen đều có thể được sử dụng để làm thuốc.

- Đặc điểm dược liệu Tâm sen: là phần mầm xanh nằm ở giữa hạt Sen. Tâm sen được tạo nên từ 4 mảnh lá non xếp vào nhau để tạo thành 1 khối hình trụ nhỏ, có chiều dài khoảng 10 mm và đường kính khoảng 1 mm. Tâm sen có đầu màu xanh lục thẫm và đầu còn lại thì có màu vàng tươi, phần màu vàng này sẽ phát triển thành rễ và thân cây Sen về sau.

- Phân bố dược liệu: 

  • Cây Sen đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở những khu vực nhiệt đới, đặc biệt là 1 số nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ,... 

  • Ở nước ta, Sen được trồng khá nhiều ở các ao, hồ, đầm lầy để làm dược liệu, làm thực phẩm hoặc làm trà. Một số nhà còn trồng Sen trong những chậu nước để trang trí do hoa Sen rất đẹp.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần chồi mầm màu xanh bên trong hạt Sen.

- Thu hái: thu Tâm sen khi cây đã ra hoa và có hạt, tốt nhất nên thu hái vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 9.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì chẻ đôi hạt Sen ra để lấy phần chồi mầm bên trong. Sau đó đem đi sao vàng trước khi sử dụng.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học của Tâm sen

Dược liệu Tâm sen có những thành phần hoạt chất như sau: 

- Các alkaloid (chiếm khoảng 0,85 – 0,96%) gồm: nelumbin (chất tạo nên vị đắng đặc trưng), bislaurin, nuciferin, neferine, lotusine, isoliensinin,…

- Các flavonoid.

- Các tinh dầu bay hơi.

- Base hữu cơ: betus.

- Ngoài ra còn các thành phần khác như sterol, polysaccharide,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Tâm sen theo Y học hiện đại

Dược liệu Tâm sen có các tác dụng dược lý phổ biến như sau: 

- Điều hòa thần kinh: đây là công dụng đã được chứng minh và được biết đến rộng rãi nhất của Tâm sen. Cụ thể, nó giúp cải thiện các vấn đề về rối loạn thần kinh như lo âu, khó ngủ, mất ngủ, trầm cảm,…nhờ vào thành phần alkaloid. Bên cạnh đó, Tâm sen còn cho thấy tác động tăng cường dẫn truyền thần kinh thông qua GABA. Ngoài ra, hoạt chất nelumbin trong Tâm sen còn có tác dụng an thần.

- Hỗ trợ tim mạch: các alkaloid trong Tâm sen còn cho thấy tác dụng hạ huyết áp nhờ cơ chế làm giãn cơ trơn mạch máu, thêm vào đó còn giúp chống loạn nhịp tim. Bên cạnh tác dụng trên huyết áp, Tâm sen còn có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu do đó có vai trò trong các tình trạng huyết khối.

- Kháng khối u: các thành phần alkaloid như liensinin, isoliensinin,…trong Tâm sen làm chậm lại sự phát triển của khối u, ức chế tăng sinh, di căn và bám dính. Bên cạnh đó còn thúc đầy sự chết theo chu trình của tế bào ung thư. Tác dụng tiềm năng này đang được nghiên cứu làm rõ.

- Kháng khuẩn.

- Chống oxy hóa.

- Kháng viêm.

- Giảm lipid huyết và đường huyết.

Vị thuốc Tâm sen trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, tính hàn.

- Quy kinh: vào Tâm là chủ yếu.

- Công năng: dưỡng tâm an thần, trấn kinh, thanh nhiệt tạng,…

- Chủ trị: 

  • Các bệnh tà nhiệt, ôn nhiệt bị giữ ở tâm bào gây mê sảng, chóng mặt, nói nhảm,…

  • Các chứng bất an, lo âu gây mất ngủ, đau đầu, hồi hộp,…

  • Các chứng mất ngủ thể thực nhiệt.

  • Chứng di tinh, mộng tinh.

  • Nôn mửa có lẫn máu.

Cách dùng – Liều dùng của Tâm sen

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, viên hoàn, dạng bột tán hoặc hãm trà để uống. Thường kết hợp Tâm sen với những vị thuốc khác để tăng hiệu quả.

- Liều dùng: mỗi ngày từ 2 – 4 g.

Một số bài thuốc có vị thuốc Tâm sen

- Bài thuốc dưỡng tâm, an thần, trị các bệnh do huyết nhiệt:

  • Chuẩn bị: 5 g Tâm sen và 100 g Gạo tẻ.

  • Tiến hành: Gạo tẻ vo sạch rồi đem đi nấu cùng với Tâm sen thành cháo. Khi cháo đã nhừ thì thêm vào ít đường phèn. Ăn từ 2 đến 3 lần trong ngày và có thể sử dụng cháo này cho người già suy nhược cơ thể hoặc bị táo bón.

- Bài thuốc giúp an thần và giúp ngủ ngon: 

  • Chuẩn bị: 5 g Tâm sen (đem sao thơm), 20 g lá Vông nem (đã sấy khô), 10 g Táo nhân (đem sao đen) và 10 g hoa Nhài tươi.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trừ hoa Nhài đem đi tán thành bột rồi trộn đều với nhau, sau đó đem hãm với 1 L nước sôi. Đến khi nước nguội bớt thì tiếp tục cho hoa Nhài tươi vào. Chia thành nhiều lần uống trong ngày sẽ tăng chất lượng giấc ngủ.

- Bài thuốc chữa mất ngủ trong các trường hợp bị nóng trong hoặc tiểu tiện ít:

  • Chuẩn bị: 8 g Tâm sen và 5 g Cam thảo.

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên cho vào cối để tán thành bột mịn, sau đó đem đi pha với 200 mL nước sôi. Đợi đến khi nguội thì uống hết trong ngày sẽ giúp ngủ dễ hơn. 

- Bài thuốc chữa khó ngủ, tâm phiền muộn, căng thẳng, lo âu, hồi hộp:

  • Chuẩn bị: 8 g Tâm sen, 15 g Tóc tiên và 20 g Thảo thuyết minh (đem sao khô). 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên cho vào ấm, sau đó cho 1 lượng nước sôi vừa đủ vào. Ủ trà trong vòng khoảng 20 phút thì gạn để uống dần. Trong thời gian sử dụng trà này thì cần cữ các chất kích thích như cà phê hoặc trà đặc để có hiệu quả điều trị.

- Bài thuốc trị tăng huyết áp:

  • Chuẩn bị: 4 g Tâm sen.

  • Tiến hành: Tâm sen đem đi sao vàng rồi hãm với nước sôi để sử dụng như trà trong ngày. Để tăng cường hiệu quả thì có thể kết hợp thêm Hoa hòe (đã sao vàng) và hạt Muồng (đã sao vàng) sắc lấy nước đặc uống và sử dụng đều đặn mỗi ngày giúp hạ huyết áp.

- Bài thuốc hạ huyết áp, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim:

  • Chuẩn bị: 3 g Tâm sen.

  • Tiến hành: Tâm sen cho vào ấm pha trà rồi cho nước sôi vào khoảng 15 phút để những hoạt chất của Tâm sen được giải phóng vào nước trà. Sử dụng như uống trà 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Tâm sen

- Tâm sen có hàm lượng alkaloid cao do đó có dược tính mạnh, sử dụng quá nhiều hoặc kéo dài có thể gây độc tính trên tim. Bên cạnh đó có 1 số báo cáo cho rằng sử dụng Tâm sen kéo dài có thể giảm ham muốn tình dục.

- Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, người rối loạn kinh nguyệt hoặc khi bụng đói thì không sử dụng Tâm sen hoặc trà Tâm sen.

 

Có thể bạn quan tâm?
NHỤY HOA NGHỆ TÂY

NHỤY HOA NGHỆ TÂY

Nhụy hoa nghệ Tây – một loại gia vị cũng như dược liệu đắt đỏ gần như là bậc nhất trong các loại dược liệu. Nhụy hoa nghệ Tây còn được coi như vàng đỏ của các loài thực vật là do hương vị đặc trưng cùng với các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
administrator
TRÁI CHÚC

TRÁI CHÚC

Chúc là một loại thực vật có nguồn gốc từ Châu Á. Trong đó, trái chúc có nhiều múi là đặc sản của tỉnh An Giang. Những bộ phận của cây đều có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong ẩm thực. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái chúc và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
BẠCH ĐẦU ÔNG

BẠCH ĐẦU ÔNG

Bạch đầu ông, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hồ vương sứ giả, bạch đầu thảo, miêu đầu hoa, phấn thảo, phấn nhũ thảo. Cây bạch đầu ông là một loại thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng hữu ích. Cây có tên gọi là bạch đầu ông là vì phía gần gốc của cây người ta thấy có chỗ trắng như bạch nhung, hình dáng lại như đầu ông lão, nên cái tên bạch đầu ông là bắt nguồn từ hình dáng của chúng. Còn về cụ thể công dụng, cách sử dụng vị thuốc đó như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc.
administrator
CÂY BỒ ĐỀ

CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây bo, Pipul,... Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
VIỄN CHÍ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

VIỄN CHÍ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Viễn chí (Polygala tenuifolia) là một loại cây thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị rối loạn tâm lý, chứng mất ngủ, trầm cảm và rối loạn lo âu. Ngoài ra, Viễn chí còn có tác dụng hỗ trợ trí nhớ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe nhé.
administrator
LONG NHÃN

LONG NHÃN

Long nhãn hay còn được gọi là long nhãn nhục, là phần cùi của quả cây nhãn có tên khoa học là Euphoria longan (Lour.) Steud, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn không chỉ đơn thuần là món ăn bổ dưỡng, cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cho con người mà còn là một trong những thành phần của các bài thuốc Đông y trị táo bón, thiếu máu, với các tác dụng như an thần, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Long nhãn còn có các tên gọi khác như Á lệ chi, Nguyên nhục, Quế viên nhục, Bảo viên,…
administrator
CÂY CÀ GAI LEO

CÂY CÀ GAI LEO

Cây cà gai leo (Solanum procumbens) là một cây thuốc quý, có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, xơ gan, men gan cao, giải rượu,… đã được khẳng định bởi các nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu khoa học.
administrator
HUYẾT DỤ

HUYẾT DỤ

Huyết dụ là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ, dùng làm thuốc cầm máu,...
administrator