TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.

daydreaming distracted girl in class

TAM THẤT

Giới thiệu về dược liệu Tam thất

- Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.

- Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk). 

- Họ khoa học: Araliaceae (họ Ngũ gia bì hay họ Nhân sâm).

- Tên dược liệu: Radix Panasis notoginseng

- Tên gọi khác: Kim bất hoán, Sâm tam thất, Điền thất nhân sâm, Sơn tất, Quảng tam thất, Tam thất mạt,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Tam thất

- Đặc điểm thực vật:

  • Tam thất thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao trung bình của cây khoảng từ 30 – 50 cm. Phần vỏ thân bên ngoài có màu nâu hoặc màu vàng hơi be. Dọc thân có các vân nhỏ nét đứt, phần nào có ít vân thì sẽ có ánh quang. 

  • Rễ của cây dạng rễ củ. Rễ Tam thất thường có màu đen, xám hoặc vàng tùy theo thổ nhưỡng và vị trí địa lý. Trong bài viết này sẽ nói về củ Tam thất Bắc, thường có màu xám xanh hoặc hơi đen bóng, bề ngoài có hình trụ hoặc hình giống con ốc.

  • Lá là lá kép chân vịt, thường mọc thành vòng. Cuống lá dài đôi khi dài hơn cả chiều dài lá. Từng là gồm khoảng 3 – 7 lá chét. Phiến lá có các răng cưa nhỏ ở mép, gân chính của lá có vài gân cứng tạo thành gai.

  • Hoa của cây Tam thất là hoa đơn tính và đôi khi là lưỡng tính, thường mọc thành cụm hoa, khi quan sát bên ngoài sẽ có hình dạng giống cải súp lơ do nhiều hoa chụm lại. Hoa có màu lục nhạt và có 5 cánh hoa. Khi chưa nở hoa sẽ có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên sẽ lớn dần cho đến khi hoa nở hoàn toàn.

  • Quả Tam thất là quả mọng, quả khi non sẽ có màu xanh và sẽ chuyển sang màu đỏ khi chín, bên trong có chứa 2 hạt hình cầu.

  • Sau khi cây đạt từ 3 năm tuổi thì sẽ ra hoa, mùa hoa của Tam thất thường trong khoảng thời gian bắt đầu từ tháng 5.

- Phân bố dược liệu: 

  • Tam thất là một loài dược liệu quý, phân bố chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…

  • Tại Việt Nam, dễ bắt gặp người dân trồng dược liệu này ở những tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang,…do đặc tính ưa mát mẻ ôn hòa của cây. Bởi giá trị kinh tế và hiệu quả điều trị cao, Tam thất cũng được trồng khá phổ biến ở nước ta, từ đó đem lại nhiều giá trị lợi ích cho người nông dân.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: sử dụng phần rễ củ của cây để làm thuốc.

- Thu hái: chọn thu củ của những cây có độ tuổi từ 5 năm trở lên. Thường thu hái vào cuối mùa hè đến đầu mùa thu, thời điểm thích hợp nhất là trước khi hoa nở hoặc sau khi hạt chín. Đào phần củ, cắt bỏ phần thân và các rễ con. Tùy theo thời điểm thu hoạch mà có phân loại như sau:

  • Củ thu hoạch vào mùa hè đến thu có chất lượng tốt nhất được gọi là Xuân thất.

  • Củ thu hoạch vào đông thì chất lượng kém hơn được gọi là Đông thất.

  • Các rễ con được gọi là Tiễn khẩu tam thất.

  • Rễ thô được gọi là Cân điều.

  • Phần rễ nhỏ nhất được gọi là Nhung căn.

  • Huyết sâm trồng ở ruộng được gọi là Điền thất.

- Chế biến: củ sau khi thu hoạch về thì đem đi rửa sạch rồi phơi khô 1 nửa, tiếp đến vò nhiều lần rồi phơi cho khô hoàn toàn.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Dược liệu Tam thất có các thành phần hoạt chất bao gồm:

- Nhóm saponin gồm các arasaponin A, B, C và D. Bên cạnh đó còn có các ginsenosid gồm Rb1, Rb2, Rb3,…

- Các tinh dầu: octadecan, α và β–guaiden,…

- Nhóm alkaloid.

- Các acid amin như leucin, phenylalanin, valin, isoleucin, histidin, prolin, cystetin,…

- Các nguyên tố vi lượng như sắt, calci,…

- Ngoài ra còn các thành phần khác như flavonoid, phytosterol, đường khử, các acid béo,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Tam thất theo Y học hiện đại

Dược liệu Tam thất có các tác dụng dược lý chủ yếu như: 

- Làm tan huyết khối, chống kết tập tiểu cầu.

- Tạo máu.

- Giãn mạch máu ngoại vi: không ảnh hưởng đến huyết áp và thần kinh trung ương, giúp tăng tưới máu mạch vành và giảm lượng oxy tiêu thụ của cơ tim,…

- Kích thích chức năng sinh dục.

- Điều hòa hệ miễn dịch.

- Kích thích thần kinh.

Vị thuốc Tam thất trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt hơi đắng, tính ôn.

- Quy kinh: vào Can và Vị.

- Công năng: hoạt huyết, chỉ thống, cầm máu, tán ứ, giảm sưng,…

- Chủ trị: các chứng xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết ngoài hoặc xuất huyết do chấn thương.

Cách dùng – Liều dùng của Tam thất

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng thuốc bột, sử dụng tươi, ủ rượu hoặc chế thành viên hoàn. Tuy nhiên Tam thất phải được bào chế đúng cách để không gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.

- Liều dùng: tùy vào mục đích sử dụng, thông thường từ 0,9 – 4,5 g. Không vượt quá 9 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Tam thất

- Bài thuốc chữa té ngã chảy máu trong và ngoài da, đau do ứ huyết:

  • Chuẩn bị: 6 g bột Tam thất, Long cốt (đem nung) và Ngũ bội tử 15 – 20 g mỗi vị và nước cơm hoặc rượu trắng.

  • Tiến hành: uống 4 g bột Tam thất cùng nước cơm hoặc rượu trắng. Bên ngoài vị trí đau xoa 2 g bột Tam thất cùng với bột Long cốt và Ngũ bội tử.

- Bài thuốc chữa nôn ra máu: 

  • Chuẩn bị: 5 g bột Tam thất, 200 mL nước Ngó sen, Rượu lâu năm và Lòng của 1 con gà.

  • Tiến hành: Lòng gà đem đi làm cho thật sạch rồi đem trộn với bột Tam thất, nước Ngó sen và 1 nửa chén rượu, tiến hành hấp cách thủy. Sau đó ăn cả phần nước lẫn phần cái. Sử dụng cách ngày cho đến khi khỏi bệnh.

- Bài thuốc chữa đi tiểu ra máu: 

  • Chuẩn bị: 4 g bột Tam thất cùng 200 mL nước sắc từ Gừng tươi và cỏ Bấc đèn.

  • Tiến hành: bột Tam thất lấy uống cùng với nước sắc của 2 loại dược liệu trên. Sử dụng mỗi ngày 2 lần và nên uống đến khi khỏi bệnh.

- Bài thuốc trị loét hành tá tràng và dạ dày: 

  • Chuẩn bị: 12 g bột Tam thất, 3 g Mai mực và 9 g Bạch cập.

  • Tiến hành: 2 vị thuốc Mai mực và Bạch cập đem đi nghiền thành bột mịn, sau đó trộn với bột Tam thất. Sử dụng 3 g mỗi lần và mỗi ngày dùng 3 lần. Nên sử dụng bài thuốc này trong khoảng từ 15 đến 21 ngày.

- Bài thuốc chữa tình trạng chảy máu cam, ho ra máu, ứ huyết, nôn máu và tiểu tiện ra máu: 

  • Chuẩn bị: 2 chỉ Tam thất, 3 chỉ Nhụy thạch (đem nung tồn tính) và 1 chỉ Huyết dư (đem nung tồn tính)

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi nghiền thành bột mịn rồi chia thành 2 lần uống. Khi sử dụng nên uống với nước sôi.

- Bài thuốc cầm máu: 

  • Chuẩn bị: Tam thất, Nhũ hương, Giáng hương, Sáp trắng, Huyết kiệt, Ngũ bội tử và Mẫu lệ với các lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột rồi lấy đắp lên vị trí chảy máu.

- Bài thuốc chữa tình trạng máu ra nhiều sau khi sinh: 

  • Chuẩn bị: 8 g Tam thất và nước cơm.

  • Tiến hành: Tam thất đem đi tán nhỏ để uống với nước cơm.

- Bài thuốc trị suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau sinh:

  • Chuẩn bị: 12 g Tam thất, 40 g Sâm bố Chính, 40 g Ích mẫu mỗi vị, 20 g Kê huyết đằng và 12 g Hương phụ. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán nhỏ để uống mỗi ngày với lượng 20 g. Bên cạnh đó cũng có thể sắc uống với liều phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng Tam thất

- Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ rong kinh nặng, những người đang bị xuất huyết hoặc những người có tay chân lạnh thì không được sử dụng Tam thất. 

- Tam thất nếu sử dụng nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Do đó cần chú ý đến liều lượng khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
NGÓ SEN

NGÓ SEN

Ngó sen chính là một bộ phận của cây Sen. Không những có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn kèm với nhiều loại món ăn khác, Ngó sen còn được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh rất hiệu quả.
administrator
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
TRÁI TẮC

TRÁI TẮC

Các loại cây họ Cam chẳng hạn như bưởi, chanh, quýt... chắc hẳn rất quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Trong đó, trái tắc (hay còn gọi là quất) có hương vị rất riêng cùng với mùi thơm đặc trưng. Không chỉ được sử dụng như một món ăn hay một loại gia vị trong ẩm thực, trái Tắc còn có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái Tắc và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
TINH DẦU HOA HỒNG

TINH DẦU HOA HỒNG

Hoa hồng là một loại cây tượng trưng cho phái đẹp, thường được cánh mày râu dùng để tặng cho người mình thương. Loài hoa này không ấn tượng với vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có mùi thơm dịu nhẹ và nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu hoa hồng, một thành phần được chiết xuất từ hoa hồng và những lợi ích sức khỏe của nó nhé.
administrator
NGŨ LINH CHI

NGŨ LINH CHI

Ngũ linh chi cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Hiện nay vị thuốc này chỉ có thể được nhập từ Trung Quốc do chưa tự bào chế và sản xuất được ở Việt Nam.
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
CÂY BẤC ĐÈN

CÂY BẤC ĐÈN

Cây bấc đèn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đăng tâm thảo, hổ tu thảo, tịch thảo, cỏ ất tâm, xích tu, bích ngọc thảo, đăng thảo, đăng tâm. Cỏ bấc đèn là vị thuốc có tính hàn có tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt, an thần, giáng tâm hỏa. Do đó, dược liệu này thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như khó tiểu, tiểu nóng, mất ngủ, khó ngủ, cơ thể hồi hộp, viêm họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỎI TÂY

TỎI TÂY

Tỏi tây (Allium ampeloprasum) là một loại cây thuộc họ Alliaceae, được sử dụng như một loại dược liệu trong Y học cổ truyền từ rất lâu đời. Tỏi tây có nguồn gốc từ châu u và đã được trồng trên khắp thế giới. Trong Y học cổ truyền, Tỏi tây được coi là một loại thực phẩm và thuốc quan trọng nhờ vào tính năng ấm dương, thông khí, chống đau, kháng viêm, tiêu viêm và kháng khuẩn. Hiện nay, Tỏi tây vẫn là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong Y học hiện đại và được nghiên cứu về tác dụng và cơ chế hoạt động của nó trên cơ thể người.
administrator