KHOẢN ĐÔNG HOA

Tên khoa học: Tussilago farfara L. Họ: Asteraceae (Cúc) Tên gọi khác: Đông Hoa, Khoản Hoa, Cửu Cửu Hoa, Liên Tam Đóa, Ngải Đông Hoa, Hổ Tu, Đồ Hề

daydreaming distracted girl in class

KHOẢN ĐÔNG HOA

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Tussilago farfara L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Tên gọi khác: Đông Hoa, Khoản Hoa, Cửu Cửu Hoa, Liên Tam Đóa, Ngải Đông Hoa, Hổ Tu, Đồ Hề

Đặc điểm thực vật

Khoản đông là cây thân thảo, sống lâu năm. Cây bắt đầu sinh trưởng vào mùa xuân, từ gốc lá sẽ mọc lên những cán mang hoa, lá màu tím nhạt, mọc so le. Đầu cán có cụm hoa hình cầu vàng tươi, lá bắc có màu đỏ nhạt. Giữa cụm hoa là những hoa lưỡng tính, xung quanh là hoa cái cùng màu vàng, hình luỡi nhỏ. 

Sau khi hoa nở, lá mới xuất hiện, mọc thành vòng, mang cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa. Mặt dưới có lông, mặt trên bóng. 

Quả đóng màu nâu, có sợi của lá dài.

Phân bố, sinh thái

Khoản đông mọc hoang dại ở những nơi có khí hậu mát mẻ, vùng đồng bằng đến vùng núi cao như Trung Quốc (Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cam Túc, Nội Mông, Thanh Hải…), châu Âu (Pháp, See, Hungari…).

Tại Việt Nam chỉ mới thấy có một số người trồng từ giống nhập của nước ngoài.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Nụ hoa gần nở và lá. 

Thu hái, chế biến

Thu hái khi thời tiết giá lạnh, bỏ cuống hoa và phơi trong râm, bảo quản nơi khô mát, để sống hoặc chích mật dùng.  

Thành phần hóa học 

Hoa khoản đông chứa một số thành phần như: 6-8% nước, 10% muối khoáng, tinh dầu, tanin, chất nhầy uronic, các ancol texnenic (arnidiol và fanadiol), các carotenoid, flavonoid, rutosid và hyperosid (gaiactosid của quercetol).

Lá khoản đông chứa 2,63% glucosid đắng, 8% chất nhầy, tanin. Trong tro có hàm lượng kẽm rất cao (trên 3,26% tính theo ZnCO3).

Tác dụng - Công dụng 

Khoản đông hoa có tác dụng trị ho, giảm đau họng, hen suyễn, viêm phế quản và các nhiễm trùng phổi khác, điều trị bệnh ngoài da, kháng viêm. 

Cách dùng - Liều dùng 

Dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể sử dụng phối hợp với các loại dược liệu khác hoặc sử dụng riêng lẻ một mình.

Lưu ý

- Không dùng Khoản đông hoa cho người phế ráo, âm hư phế nhiệt.

- Cây Khoản đông hoa có thể tương tác với các thuốc chống đông máu và thuốc trị cao huyết áp nên cần có sự hướng dẫn của bác sĩ nếu dùng chung.

- Một vài loại thuốc thúc đẩy hoạt động của gan có thể làm cho Khoản đông hoa trở nên độc hơn cho gan.

- Không nên sử dụng cây Khoản đông hoa trong thời gian dài hơn 6 tuần, vì Khoản đông hoa có chất alkaloid pyrrolizidine theo báo cáo có khả năng gây độc cho gan.

 

Có thể bạn quan tâm?
DẦU ĐẬU NÀNH

DẦU ĐẬU NÀNH

Ngày nay, dầu đậu nành là loại dầu thực vật phổ biến và quen thuộc trong phương pháp chế biến thực phẩm hằng ngày. Chúng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ những lợi ích đa dạng cho sức khỏe con người. Có thể kể đến như lợi tim mạch, chống oxy hóa, cung cấp acid béo thiết yếu có lợi,…
administrator
VÔNG VANG

VÔNG VANG

Dược liệu Vông vang (Abelmoschus moschatus) là một loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các thành phần hóa học trong Vông vang như flavonoid, acid hữu cơ và chất nhầy đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng khác nhau trong y học. Vông vang được sử dụng để chữa bệnh và làm thuốc truyền thống từ hàng trăm năm qua và hiện nay đang được nghiên cứu để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator
SÂM VÒ

SÂM VÒ

Sâm vò là một cái tên có lẽ hơi xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu nhắc đến cái tên Sương sâm thì hẳn là chúng ta ai cũng biết. Vì đây là một món ăn hoặc món đồ uống giúp giải khát và làm mát cơ thể trong những thời tiết oi bức ở các tỉnh miền Tây nước ta.
administrator
CHÈ DÂY

CHÈ DÂY

Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) là một trong những loại thảo dược lành tính của núi rừng có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Nó được sử dụng trong nhiều loại thuốc, phổ biến nhất là thuốc chữa bệnh dạ dày.
administrator
NHUNG HƯƠU

NHUNG HƯƠU

Nhung hươu (lộc nhung) là sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của con hươu hoặc nai đực, có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.
administrator
KHẾ

KHẾ

- Tên khoa học: Averrhoa carambola L. - Họ: Oxalidaceae (Chua me đất) - Tên gọi khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử
administrator
CÂY TRE

CÂY TRE

Tre (Bambusa bambos) là một loại dược liệu đặc biệt quen thuộc với người dân Việt Nam. Tre còn được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và hiện đại. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tre và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe nhé.
administrator
CÂY BẤC ĐÈN

CÂY BẤC ĐÈN

Cây bấc đèn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đăng tâm thảo, hổ tu thảo, tịch thảo, cỏ ất tâm, xích tu, bích ngọc thảo, đăng thảo, đăng tâm. Cỏ bấc đèn là vị thuốc có tính hàn có tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt, an thần, giáng tâm hỏa. Do đó, dược liệu này thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như khó tiểu, tiểu nóng, mất ngủ, khó ngủ, cơ thể hồi hộp, viêm họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator