DẦU ĐẬU NÀNH

Ngày nay, dầu đậu nành là loại dầu thực vật phổ biến và quen thuộc trong phương pháp chế biến thực phẩm hằng ngày. Chúng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ những lợi ích đa dạng cho sức khỏe con người. Có thể kể đến như lợi tim mạch, chống oxy hóa, cung cấp acid béo thiết yếu có lợi,…

daydreaming distracted girl in class

DẦU ĐẬU NÀNH

Đặc điểm tự nhiên

Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, hầu hết đậu nành trồng ở nước ta hay các nước ở Đông Á, Nam Á… đều có nguồn gốc từ Đông Bắc Á, mà nổi tiếng là Trung Quốc. Nhờ sự phát triển của ngành nông nghiệp, ngày nay, loài thực vật này trở nên phổ biến rộng khắp. Chúng xuất hiện từ vùng ôn đới ấm đến vùng nhiệt đới ở cả Nam và Bắc bán cầu.

Các sản phẩm từ đậu nành luôn nhận được yêu thích và ưa chuộng của đông đảo người tiêu dùng. Chúng xuất hiện như là nguyên liệu thực phẩm quan trọng trong những chế độ ăn uống khác nhau. Chẳng hạn như: bột đậu nành, protein đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành, nước tương, dầu đậu nành

Đôi nét về dầu đậu nành

Dầu đậu nành được chiết xuất từ hạt của cây đậu nành, có hương vị nhẹ nhàng, dễ chịu. Cho đến nay, dầu đậu nành nhận được nhiều đánh giá tích cực về những lợi ích mà chúng đem đến cho sức khỏe con người. Điều này cũng góp phần khiến chúng trở thành một trong những loại dầu ăn phổ biến hiện có.

Thành phần hóa học

Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ (USDA), dầu đậu nành chứa:

+Chất béo: chủ yếu gồm các acid béo không bão hòa đa, lượng omega-6 chiếm tỷ lệ lớn hơn omega-3.

+Không chứa carbohydrate, protein, cholesterol, chất xơ.

+Vitamin E, vitamin K, phytosterols, Zinc.

Tác dụng

+Hỗ trợ bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ: hoạt chất Phytoestrogen (estrogen thảo dược) trong mầm đậu nành có công dụng tương tự như nội tiết tố nữ estrogen nội sinh trong cơ thể phụ nữ, có khả năng hỗ trợ bổ sung và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố thiếu hụt. Đặc biệt, nó có khả năng tự đào thải khi dư thừa, không có tác dụng phụ, giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên từ bên trong.

+Tác dụng chống oxy hóa: Dầu đậu nành là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa được đánh giá cao. Trong đó nổi bật là vitamin E – một chất chống oxy hóa hòa tan mạnh mẽ trong lipid. Đây là chất cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào niêm mạc và da bằng cách bảo vệ khỏi các gốc oxy tự do có hại. Hơn thế, chúng còn có thể làm giảm các dấu hiệu của stress oxy hóa và cải thiện khả năng hệ miễn dịch trước tác động của các gốc tự do gây hại và nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.

+Tăng cường sức khỏe làn da: Chiết xuất từ dầu đậu nành thường có thể được tìm thấy trong danh sách thành phần của sản phẩm chăm sóc da, cơ thể như serum, gel và kem dưỡng da. Vitamin E trong dầu đậu nành còn giúp hạn chế tình trạng tổn thương da. Ví dụ, tổn thương do bức xạ của tia cực tím, viêm da dị ứng, mụn trứng cá.

Cung cấp đủ dưỡng chất: Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ khẳng định chế phẩm từ đậu nành rất giàu dinh dưỡng và ăn một khẩu phần đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Đậu nành cung cấp nhiều chất quan trọng như kali, magie, chất xơ, chất chống oxy hóa.

+Tác dụng ngừa ung thư vú ở phụ nữ : Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, dùng 3 khẩu phần đậu nành mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.

+Tác dụng trên tim mạch: Theo một cuộc khảo sát, bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. Dùng đậu nành là một phần của chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cách dùng dầu đậu nành hiệu quả

Tùy mục đích sử dụng mà bạn hoàn toàn có thể dùng dầu đậu nành theo các cách thức sau:

Có thể linh hoạt sử dụng dầu trong đa dạng các phương pháp nấu ăn khác nhau. Bao gồm xào, nướng, chiên, trộn salad… Nhằm nâng cao hiệu quả bổ sung acid béo omega-3, các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng dầu đậu nành với một số thực phẩm như: cá hồi, hạt lanh, quả óc chó,…

Ngoài ra, một số người còn dùng chúng như loại dầu vận chuyển để pha loãng tinh dầu khác trước khi thoa lên da, tóc,…

Lưu ý khi sử dụng

+Mặc dù dầu đậu nành có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe, nhưng việc lạm dụng thường xuyên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Do đó, hãy sử dụng chúng một cách cân đối theo từng khẩu phần ăn. Ngoài ra, nên đa dạng thực phẩm, không nên chỉ chọn dầu đậu nành làm nguồn chất béo duy nhất.

+Dầu đậu nành được cho là an toàn đối với hầu hết các đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Thế nhưng, trường hợp từng có tiền sử dị ứng với các thực vật thuộc họ Đậu, hay các chế phẩm từ đậu nành thì có khả năng bị kích ứng với dầu đậu nành.

+Dù có điểm bốc khói cao, nhưng tốt nhất không nên dùng dầu đã qua chế biến nhiều lần hay để qua đêm.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHÈN CHUA

PHÈN CHUA

Từ rất lâu, người ta đã sử dụng Phèn chua rất rộng rãi vì các tác dụng hữu ích trong đời sống mà nó mang lại. Nó có thể được sử dụng để ngâm rửa các loại thực phẩm và thậm chí còn có công dụng lọc nước.
administrator
VÔNG NEM

VÔNG NEM

Vông nem (Erythrina variegata) là một loại cây được sử dụng nhiều y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các bộ phận của cây được sử dụng như một vị thuốc để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, đau đầu, và giảm đau. Ngoài ra, vông nem còn được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da, vì các hợp chất trong nó có tác dụng làm sáng và làm mềm da. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vông nem và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
BẠC THAU

BẠC THAU

Bạc thau, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bạc sau, bạch hoa đằng, chấp miên, thảo bạc, lú lớn. Bạc thau hay thảo bạc là thảo dược quý trong y học cổ truyền được dùng để thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu đờm, nhuận phế, chữa ho, khu phong trừ thấp, điều kinh. Tùy vào mỗi trường hợp, tình trạng sức khỏe và bệnh lý mà có cách sử dụng cây bạc thau sao cho phù hợp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HƯƠNG NHU

HƯƠNG NHU

Hương nhu là một loại dược liệu có tác dụng kích thích, chống co thắt, sát trùng, xua đuổi côn trùng, đuổi ký sinh trùng bên trong, hạ sốt, trị cảm lạnh, cảm sốt, nhức đầu, liệt dương, đầy hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, hậu sản, giun ở trẻ em, chữa thấp khớp, đau thắt lưng,…
administrator
Ô TẶC CỐT

Ô TẶC CỐT

Mực hay cá mực là một loại hải sản thơm ngon và bổ dưỡng được rất nhiều người ưa chuộng. Có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn từ loài hải sản này. Tuy nhiên, thông thường khi sơ chế mực thì người ta sẽ bỏ phần mai của loài động vật này.
administrator
NỮ TRINH TỬ

NỮ TRINH TỬ

Nữ trinh tử là hạt thu hoạch và xử lý để làm thuốc từ cây Nữ trinh, loài cây có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Dược liệu này được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền từ rất lâu và được lưu truyền qua hàng trăm năm ở Trung Quốc.
administrator
SINH KHƯƠNG

SINH KHƯƠNG

Gừng hay còn gọi là sinh khương, là cây thân thảo, chiều cao từ 70 – 100cm, thân rễ nạc, phân nhánh nhiều, phát triển thành củ, có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng.
administrator
ĐA LÔNG

ĐA LÔNG

Đa lông (Ficus drupacea) là một loại cây thuộc họ Dâu tằm, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Dược liệu của Đa lông được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa các bệnh như ho, hen suyễn, đau khớp và tiêu chảy. Đặc biệt, thành phần chính của Đa lông là các hợp chất flavonoid và saponin đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa.
administrator