CỦ DÒM

Củ dòm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ gà ấp, phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, phòng kỷ, thạch thiềm thừ. Củ dòm hay còn gọi là Củ gà ấp thường được sử dụng để điều trị nhức mỏi, phong tê thấp, đau bụng, ung nhọt cứng, áp xe. Ngoài ra, nấu nước dùng uống có thể chữa đau dạ dày, lỵ ra máu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CỦ DÒM

Đặc điểm tự nhiên

Củ dòm là cây dạng dây leo, sống nhiều năm, có phần rễ củ nằm ngang, mọc thầm ở dưới mặt đất. Củ thon, dài hơn củ bình vôi, có hình dáng giống như tư thế gà mái đang ấp trứng nên còn được gọi là Củ gà ấp. Khi cắt ngang, thân củ có màu vàng rõ rệt, ít xơ, đường kính có thể lên đến 6 cm.

Thân Phấn phòng kỷ mềm, mọc bò dưới đất, có thể dài từ 2.5 – 4 m. Vỏ thân có màu xanh xám nhạt, hơi đỏ ở phía gốc. Lá thường phát triển so le, có hình khiên, lá dài khoảng 4 – 6 cm, rộng 4.5 – 6 cm. Gốc lá hình tim, mép lá nguyên, đầu lá nhọn, hai mặt đều có lông mềm mại. Toàn bộ mặt trên lá đều có có màu xanh lục, mặt dưới có màu xám tro, gốc lá có 5 gân.

Hoa Củ dòm, thường mọc thành tán đơn, khác gốc, hoa đực thường có 4 lá đài, 4 cánh hoa, 4 nhị. Hoa cái có một lá noãn và có bao hoa nhỏ.

Quả Phấn phòng kỷ hạch, có hình cầu, hơi dẹt, khi chín có màu đỏ mộng.

Mùa hoa vào tháng 5- 6 và mùa quả vào tháng 7 – 9.

Tại Trung Quốc, Củ dòm mọc hoang ở các vùng đồi thấp, rừng cỏ rậm rạp. Thường được tìm thấy ở các tỉnh Triết Giang, Giang Tây, An Huy, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến. Cây cũng được tìm thấy và phát hiện ở các khu rừng ven vùng biên giới với nước ta. Hiện tại, ở Việt Nam chưa thấy phát triển và di thực Phấn phòng kỷ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Cây củ dòm sử dụng củ để bào chế thuốc.

Thu hái: Thu hái củ dòm vào tháng 9-10. Khi thu hái cần đào kỹ rễ, tránh gây tổn thương phần rễ.

Chế biến: Sau khi thu hái, mang về cắt bỏ phần rễ con, có khi cạo bỏ lớp vỏ ngoài, bổ dọc, phơi khô, lại cắt thành từng đoạn khoảng 5 – 10 cm, bảo quản dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Các thành phần chính có trong Củ dòm bao gồm: Alcaloid Tetrandrine, Cyclanoline, Fenchinoline, Dimetyl Tetradrine, Berbamine, Cyclanoline, Tetradine, Menisidine, Fanchinine, Menisine, Fangchinoline, Demethyltetradine.

Tác dụng

+Tác dụng hạ huyết áp nhanh, có tác dụng làm giãn mạch vành, làm lượng tiêu hao oxy ở tim, tăng lượng máu đến mạch vành, chống rối loạn nhịp tim.

+Tác dụng chống viêm, giảm đau.

+Hỗ trợ chống dị ứng, giải nhiệt, chống choáng quá mẫn.

+Ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.

+Có tác dụng với hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống hô hấp. Một số thí nghiệm trên chuột cho thấy công dụng hạ huyết áp, tăng nhu động ruột.

+Tác dụng trừ phong, lợi thủy, giảm sưng đau.

Công dụng

Củ dòm có vị cay, đắng, tính hàn và sẽ có các công dụng sau:

+Điều trị viêm khớp, viêm đa khớp, khớp xương sưng đau.

+Điều trị bí tiểu, phù thũng.

+Điều trị cơ bắp nhão, phù thũng, đau và tê tay chân, chóng mặt.

+Điều trị bệnh nhiệt tý, thấp khớp cấp.

+Điều trị đau dây thần kinh.

+Điều trị vết thương , mụn nhọt, rắn cắn.

+Điều trị phong tê thấp, đau đầu, đau bụng, đau lưng, sốt rét, phù thũng, chân tay nhức mỏi.

+Điều trị huyết áp cao.

+Điều trị cước khí, phát sốt, sợ lạnh, chân phù.

Liều dùng

Củ dòm có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột, có thể dùng độc vị hoặc dùng phối với các vị thuốc khác.

Liều dùng khuyến cáo mỗi ngày là 6 – 10 g. Dùng ngoài da trị rắn cắn, mụn nhọt, cụm nhọt: 5 – 15 g.

Lưu ý khi sử dụng

+Củ dòm là vị thuốc đắng, có tính hàn, rất dễ gây tổn thương tỳ vị. Do đó, người tỳ vị vốn hư, âm khí hư, không có chứng thấp nhiệt không được sử dụng.

+Người âm khí hư, không có nhiệt không nên dùng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HỒNG HOA

HỒNG HOA

Hồng hoa được biết đến như một loại cây thuốc quý. Cây thảo mọc cao từ 1m trở lên. Hồng hoa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian.
administrator
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator
LẠC TIÊN

LẠC TIÊN

Lạc tiên là một loại dược liệu từ thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ và cải thiện các chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc giúp thanh nhiệt cơ thể,… Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, dược liệu Lạc tiên cũng có những tác dụng dược lý rất tốt đối với sức khỏe nhờ sự đa dạng trong thành phần của lại thảo dược này.
administrator
MÍA LAU

MÍA LAU

Tên khoa học: Saccharum sinensis Roxb. Họ Lúa (Poaceae) Tên gọi khác: Cam giá.
administrator
CÂY SI

CÂY SI

Cây si, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây gừa, cây cừa. Cây si,có thể nói đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGỌC LAN TÂY

NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
administrator
CAM THẢO (CHÍCH THẢO)

CAM THẢO (CHÍCH THẢO)

Cam thảo là một loại cây tự nhiên được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cam thảo và các ứng dụng trong điều trị bệnh nhé.
administrator
TRÀ TIÊN

TRÀ TIÊN

Trà tiên (Ocimum basilicum), một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong các nghiên cứu hiện đại về sức khỏe, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Với những tính năng tuyệt vời như hương thơm đặc trưng, thành phần hóa học phong phú và nhiều tác dụng khác nhau cho sức khỏe, trà tiên đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần hóa học của trà tiên, những tác dụng của nó trong y học hiện đại, cách sử dụng đúng liều lượng và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng trà tiên.
administrator