TÔ NGẠNH

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp Việt. Không chỉ thế nhiều bộ phận của dược liệu này bao gồm lá, quả, cành... đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá của Tía tô gọi là Tô diệp, quả gọi là Tô tử (thường bị hiểu nhầm là hạt) và cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô ngạnh và những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khỏe.

daydreaming distracted girl in class

TÔ NGẠNH

Giới thiệu về dược liệu

Tía tô là dược liệu có tên khoa học Perilla frutescens (L.) Britt, họ Hoa môi (Lamiaceae).

Tía tô là một cây cỏ mọc hằng năm, thân thẳng đứng cao khoảng 0,5 – 1 m và có lông. Lá Tía tô mọc đối, hình trứng, với phần đầu nhọn. Mép lá có răng cưa to, phần phiến lá dài 4 – 12cm, rộng từ 2,5 – 10 cm. Lá Tía tô có màu tím hay xanh tím, mặt trên có lông màu tím.

Hoa Tía tô nhỏ, có màu trắng hoặc tím nhạt. Hoa mọc thành từng chùm tại kẽ lá hay đầu cành, mỗi chùm dài 6 – 20cm.

Cây Tía tô trồng ở khắp nơi tại Việt Nam, sử dụng lá để làm gia vị và làm thuốc. Tía tô được trồng bằng hạt, cần chọn ở những cây to khoẻ và không có sâu bệnh. Thời điểm gieo hạt tốt nhất là sau lập xuân, tháng 1 – 2 dương lịch.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tô ngạnh là bộ phận sử dụng làm thuốc của cây Tía tô, có khoa học là Caulis Perillae frutescensis. Đây là thân cành đã phơi hay sấy khô thu hái từ cây Tía tô.

Vị thuốc này có hình tại vuông, bốn góc tù. dài ngắn không đều. Tô ngạnh có đường kính 0,5 – 1,5 cm. Mặt ngoài có màu nâu hơi tía hoặc tía thẫm, bốn mặt có rãnh, vân dọc nhỏ. Cành lá có mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

Khi thu hái dược liệu, cần lựa chọn cành phần gọn, khi cây mới ra hoa. Vào mùa thu, cắt lấy phần trên mặt đất, bỏ cành con và lá. Sau đó, loại bỏ tạp chất, nhúng vào nước, vớt ra và ủ mềm. Tiếp tục cắt cành thành lát mỏng hoặc phiến dày và phơi khô.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu hiện nay đã ghi nhận được tới 271 phân tử tự nhiên đã được tìm thấy ở tía tô. Các thành phần đó bao gồm axit phenolic, flavonoid, triterpenoid, tinh dầu, carotenoids, axit béo, phytosterol, tocopherols và policosanols. Bên cạnh đó, còn có một số thành phần khác bao gồm axit rosmarinic, perillaldehyde, apigenin, luteolin,axit tormentic và isoegomaketone. Những thành phần đặc biệt này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tính chất dược lý của loại dược liệu này.

Thành phần perillaldehyd tạo nên mùi thơm đặc biệt của tía tô. Perillaldehyd antioxin ngọt gấp 2.000 lần đường, tính chất khó tan trong nước, khi đun nóng sẽ phân giải, có độc. Do đó không được dùng làm chất điều vị, nhưng một số người dùng làm ngọt thuốc lá.

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Tô ngạnh có vị cay, tính ấm. Quy kinh vào Tỳ, Phế, Vị. Tô ngạnh có tác dụng phát tán phong hàn, hành khí, an thai, giải độc. Chủ trị trong mang thai nôn mửa, thai hành đau bụng ra huyết, dị ứng cua cá…

Theo Y học hiện đại

Chiết xuất nước từ phần thân và lá tía tô được ghi nhận làm tăng tỉ lệ tiếp nhận nội mạc tử cung mặc dù phụ thuộc yếu tố ức chế bệnh bạch cầu. Chính tầm quan trọng của khả năng thụ thai nội mạc tử cung đối với một thai kỳ thành công, chiết xuất từ thân và lá tía tô là một liệu pháp hứa hẹn, hiệu quả trong cải thiện tỷ lệ mang thai.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ thân cây tía tô có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Cơ chế này được ghi nhận là do ức chế một phần trong quá trình truyền tín hiệu insulin.

Cách dùng - Liều dùng

Cây tía tô thường được dân gian sử dụng để trị cảm. Tuy nhiên, bộ phận sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc lá Tía tô. Cành Tía tô không công tác dụng giải cảm, chỉ có hiệu quả trị đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, động thai.

Liều dùng thông thường hàng ngày từ 5 – 9g, có thể lên tới 12g ở dạng thuốc sắc.

Bài thuốc Tử tô ẩm: Được dùng để trị phụ nữ bị động thai, đau bụng, đau lưng ngực, buồn nôn. Sử dụng Tô ngạnh 8g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Đảng sâm 12g, Xuyên khung 8g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g và Sinh khương 8g. Đem tất cả sắc lấy nước uống.

Lưu ý

Tô ngạnh có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên người sốt do âm hư, ra nhiều mồ hôi không sử dụng. Không nên sắc Tía tô quá 15 phút.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ME RỪNG

ME RỪNG

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.
administrator
ĐẠI TƯỚNG QUÂN

ĐẠI TƯỚNG QUÂN

Đặc điểm tự nhiên Đại tướng quân là cây thân thảo, có hành (giò), hình trứng, thân trung bình khoảng 5 – 10 cm. Phía trên thân củ thót lại thành cây cây, dài khoảng 12 – 15 cm. Lá cây mọc từ gốc, hình ngọn giáo, lõm vào trong, bên trên có khía, mép nguyên, lá có thể dài đến 1 mét, rộng khoảng 5 – 10 cm. Hoa mọc thành cụm tán, phát triển trên một cán hoa dài hẹp, đường kính gần bằng ngón tay, dài khoảng 40 – 60 cm. Mỗi cán hoa thường mang 6 – 12 hoa, có khi nhiều hơn. Hoa màu trắng, có mùi thơm, đặc biệt là vào buổi chiều, hoa được bao bọc bởi nhiều mo dài từ 8 – 10 cm. Quả mọng hình tròn hoặc gần tròn. Đường kính quả khoảng 3 – 5 cm. Mỗi quả thường chỉ chứa một hạt. Cây thường ra hoa và kết quả vào mùa hè. Cây Đại tướng quân được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia. Tại Việt Nam, Đại tướng quân mọc hoang ở nơi có đất ẩm ướt, khí hậu mát mẻ, thường mọc cạnh bờ sông, suối, ao hồ, sông rạch. Ngoài ra, cây cũng được trồng làm cảnh và thu hoạch để làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể được sử dụng để bào chế dược liệu. Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm. Đặc biệt là vào mùa hè khi cây vừa nở hoa. Chế biến: Sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Ngoài ra, có thể tán bột dùng ngoài da hoặc nấu thành cao. Dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mà và tránh ẩm mốc. Thành phần hóa học Các bộ phận của cây Đại tướng quân, đặc biệt là thân chứa hoạt chất lycorin. Rễ cây chứa vitamin, alkaloid harcissin (lycorin) và những hợp chất kiềm làm cho dược liệu có mùi hôi của tỏi. Hạt dược liệu chứa lycorin và crinamin. Tác dụng +Tác dụng làm giảm phì đại tuyến tiền liệt, phòng ngừa và điều trị xơ tuyến tiền liệt. +Tác dụng hỗ trợ điều trị đau họng, đau răng. +Điều trị viêm da, viêm da mủ, lở loét tay chân. +Chữa đau nhức xương khớp, bong gân, chấn thương té ngã. +Điều trị trị ngoại, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, khó tiêu. Công dụng Đại tướng quân có vị cay, tính mát, có chứa độc tố và sẽ có các công dụng sau đây: +Điều trị đau nhức xương khớp, bong gân, sai gân khi ngã. +Điều trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt, rắn cắn. +Điều trị đau lưng. +Điều trị viêm họng. +Điều trị mỏi lưng. +Điều trị đau do bị ngã, va đập mạnh, sưng đau, chân tay bị tụ máu. Liều dùng Cây Đại tướng quân có thể dùng tươi hoặc khô đều được, có thể sắc thành thuốc, dùng thoa ngoài hoặc nấu thành cao đều được. Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 10 – 30 g mỗi ngày. Lưu ý khi sử dụng: +Ăn hoặc uống phải nước ép thân hành của cây Đại tướng quân có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng phổ biến bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn hô hấp, mạch nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Để giải độc, có thể dùng uống nước đường, nước muối pha giấm với tỷ lệ 2:1. +Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, bong gân, lưng đau mỏi, chỉ được dùng ngoài, không được uống. +Không được lạm dụng để tránh ngộ độc.
administrator
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm quý hiếm, có nguồn gốc từ miền núi Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Với giá trị dinh dưỡng cao, Đông trùng hạ thảo được coi là một loại thực phẩm chức năng với nhiều tác dụng, bao gồm tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư và bệnh tim mạch. Lịch sử sử dụng Đông trùng hạ thảo đã kéo dài hàng nghìn năm trong y học truyền thống Trung Quốc và Việt Nam, được xem là một trong những dược liệu quý trong y học. Hiện nay, Đông trùng hạ thảo được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được xem là một sản phẩm sang trọng và đắt đỏ.
administrator
CÂY TRẨU

CÂY TRẨU

Cây trẩu là một loại cây lớn, cao khoảng 8-10 m, thân nhẵn, không lông, chứa nhựa mủ trắng. Các thành phần của cây trẩu được sử dụng rất nhiều trong dân gian để điều trị một số tình trạng bệnh lý.
administrator
LỘC NHUNG

LỘC NHUNG

Khi nhắc đến tứ thượng dược “Sâm, nhung, quế, phụng” thì người ta liền nghĩ ngay đến vị thuốc Lộc nhung – hay còn được gọi với cái tên phổ biến là Nhung hươu. Vốn được biết đến như là một vị thuốc có tác dụng sinh tinh, dưỡng huyết, ích dương, bổ gân và xương rất hiệu quả. Ngoài ra, Lộc nhung còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngày nay, Lộc nhung càng được các quý ông quan tâm để bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý của cơ thể.
administrator
CÂY CỐI XAY

CÂY CỐI XAY

Cây cối xay là một loại thảo dược không quá đắt đỏ và quý hiếm. Cối xay thường mọc hoang ở nhiều nơi, khắp cả nước và được xem như một vị thuốc vì có tác dụng tốt cho sức khỏe con người như: giải độc, thanh nhiệt, long đờm, lợi tiểu. Có thể kết hợp cây cối xay với các thảo dược khác để cho ra những bài thuốc trị bệnh đau nhức xương khớp, trĩ,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY AN XOA

CÂY AN XOA

Cây An xoa (Helicteres hirsuta) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Với các thành phần có trong cây, nhiều bài thuốc đã được chế biến để điều trị một số bệnh thường gặp. Cây An xoa có công dụng lưu thông khí huyết, trị đau, giảm viêm và kháng khuẩn. Đồng thời, dược liệu cũng được sử dụng để cải thiện chức năng gan và thận.
administrator
TỎI TRỜI

TỎI TRỜI

Tỏi trời là một loại dược liệu quý có từ lâu đời được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với tên khoa học là Veratrum mengtzeanum, loài cây này được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi cao của châu Á. Tỏi trời chứa các hoạt chất có tác dụng điều trị nhiều bệnh, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều lưu ý cần biết trước khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, thành phần, công dụng và những lưu ý khi sử dụng Tỏi trời để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
administrator