QUA LÂU

Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim) là cây dây leo dài 3-10m, rễ củ thuôn dài thắt khúc.

daydreaming distracted girl in class

QUA LÂU

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Trichosanthes kirilowii Maxim. 

- Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)

- Tên gọi khác: Bạc bát, Dưa trời, Dưa núi, Hoa bát, Vương qua, Dây bạc bát, Bát bát trâu, Thau ca (Tày)

Đặc điểm thực vật

Qua lâu là cây dây leo dài 3-10m, rễ củ thuôn dài thắt khúc. Lá mọc so le, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, phiến xẻ thành 5 thùy, mỗi thuỳ có 5 răng cưa không đều, hai mặt nhẵn, mặt trên thường có những vết trắng, tua cuốn mọc đối xứng với lá, chia 3-5 nhánh.

Hoa đơn tính, màu trắng, đầu cánh hoa có nhiều sợi dạng mi dài. 

Quả hình cầu hoặc hình trứng. Vỏ quả có màu xanh và có vằn trắng dọc theo quả, khi chín có màu đỏ. Bên trong chứa nhiều hạt hình trứng dẹt, mặt ngoài có màu nâu nhạt.

Mùa hoa: tháng 3-6; mùa quả : tháng 7-10.

Phân bố, sinh thái

Qua lâu là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu được bóng, mọc trên những vùng đất ẩm, nhiều mùn và tươi xốp. Cây mọc thường hoặc leo lên những cây mọc bụi hoặc dây leo khác ở những vùng núi đá vôi ẩm. 

Qua lâu phân bố chủ yếu ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới như ở khu vực  Đông Á bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia hay ở Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka.

Ở Việt Nam qua lâu thường mọc ở độ cao từ 300m ở Thái Nguyên đến 1300m ở Hà Giang, hay một số tỉnh giáp với biên giới ở phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Hạt (Qua lâu nhân), vỏ (Qua lâu bì), rễ (Thiên hoa phấn).

Thu hái, chế biến

Thu hái: Tùy nhu cầu sử dụng mà sẽ thu hái vào những thời điểm nhất định. 

- Quả thường thu hái vào tháng 9 – 10, lấy hạt và vỏ quả đem phơi khô. 

- Rễ củ thu hái vào mùa đông, đào về rửa sạch loại bỏ tạp chất, thái lát hoặc bổ dọc thành từng, sau đó đem phơi khô.

Chế biến: Mỗi bộ phận dùng sẽ có cách chế biến khác nhau. Thông thường, hạt, rễ hoặc vỏ qua lâu sau khi thu hái về thường đem phơi hoặc sấy khô. Trong y học cổ truyền, một số cách chế biến dược liệu qua lâu như: qua lâu thái sợi, qua lâu chưng, qua lâu chích mật, qua lâu sao vàng, qua lâu nhân sao thơm, qua lâu nhân sao cám, qua lâu sương.

Bảo quản: Tránh nơi ẩm ướt

Thành phần hóa học 

Hạt: chứa 25 – 26% tinh dầu, trong đó có tới 66.5% acid không no và 30% acid béo no , các chất triterpenoid.

Rễ: chứa protein, tinh bột và 1% chất saponosid

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền:

- Hạt qua lâu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hoá đàm, nhuận phế, hoạt trường. Dùng để chữa các bệnh táo bón, nhũ ung, trường ung.

- Rễ qua lâu có vị ngọt chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, sinh tân dịch, lợi sữa, dùng để chữa viêm amidan, viêm họng, miệng khát,…

- Vỏ có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh phế hóa đờm, lợi khí khoang hung, chống viêm, chữa sốt nóng, thanh nhiệt, thủy thũng, cầm máu, thổ huyết, ho và vàng da. Dùng trong các trường hợp như: các chứng ho do phế nhiệt, ngực đau tức đầy, khí kết tụ, có thể do khối u.

Theo Y học hiện đại:

- Hoạt chất Triterpenoid saponin trong quả qua lâu có tác dụng làm loãng đàm.

- Dược liệu có tác dụng làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, giúp hạ mỡ máu và chống thiếu oxy

- Hạt chứa nhiều dầu béo nên có tác tẩy xổ mạnh, vỏ có tác dụng nhẹ, Qua lâu sương có tác dụng nhẹ hòa hoãn hơn

- Tác dụng ngăn ngừa ung thư

- Ngoài ra, qua lâu còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng, phó thương hàn, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn thổ tả,… 

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng khuyến cáo: Toàn Qua lâu 1 – 20g, phần vỏ 6 – 12g, phần nhân 10 – 15g.

Qua lâu được dùng dưới dạng bột và dạng thuốc sắc. Đối với thuốc sắc, mỗi ngày nên uống 8 – 16 g, còn thuốc bột uống 4 – 8 g. 

Lưu ý

Nếu sử dụng Qua lâu không đúng cách hoặc quá liều có thể gây một số tác dụng phụ như:

- Tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày

- Sốt và có biểu hiện co giật

- Mẫn cảm, tổn thương tim và tích dịch trong não và phổi

- Có thể gây sẩy thai

Khi sử dụng dược liệu, người dùng cần chú ý:

- Qua lâu có tác dụng chữa chứng đờm do nhiệt táo gây nên nhưng không mang lại kết quả điều trị chứng thấp đờm, hàn đờm, thực tích sinh đờm và khí hư

- Người bệnh có Tỳ Vị hư yếu không nên sử dụng hạt qua lâu để tránh tình trạng gây tiêu chảy.

- Không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú vì dược liệu chưa được chứng minh an toàn

- Không nên dùng cho người gặp các vấn đề về sức khỏe như bị tiêu chảy hoặc mắc chứng rối loạn co giật.

- Không nên dùng qua lâu với các loại thuốc khác, đặc biệt thuốc giảm đường huyết khi chưa được bác sĩ chỉ định nhằm tránh tình trạng tương tác làm tăng tác dụng phụ.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÀ DẠI HOA TRẮNG

CÀ DẠI HOA TRẮNG

Cà dại hoa trắng là cây thân thảo mọc hoang nhiều ở nước ta. Loài cây này thường được dùng làm dược liệu có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho, chữa đau bụng, đau răng, đau nhức xương khớp, chứng khó tiểu tiện...
administrator
SẤU

SẤU

Quả Sấu xanh có vị chua hơi chát. Khi chín quả Sấu có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng tiêu thực, giải khát, kiện vị sinh tân.
administrator
HƯƠNG NHU TÍA

HƯƠNG NHU TÍA

Hương nhu là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học với công dụng trị cảm cúm, nuôi mái tóc dài thơm cho người con gái, chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, ho, tả…
administrator
TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

Hoàng Đàn là loài thực vật rất nổi tiếng không chỉ bởi là một loại gỗ quý mà còn có mùi hương vô cùng độc đáo. Đối với những người say mê mùi thơm tự nhiên đều không thể bỏ qua tinh dầu Hoàng đàn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoàng đàn và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
DẦU CÂY TRÀ

DẦU CÂY TRÀ

Tinh dầu cây trà có màu vàng, được chiết xuất từ cây trà có tên khoa học Melaleuca alternifolia thuộc họ Myrtaceae. Cây trà là loài cây bụi, mọc bản địa ở phía đông bắc vùng ven biển nước Úc. Dầu từ lá nghiền lần đầu tiên được sử dụng bởi bộ tộc Bundjalung bản địa Úc để điều trị bệnh đường hô hấp trên. Chúng đã được sử dụng gần 100 năm ở Úc. Hiện nay, đã có mặt trên toàn thế giới dưới dạng tinh dầu. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong một loạt các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp.
administrator
TAM THẤT

TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.
administrator
CÂY XẤU HỔ

CÂY XẤU HỔ

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tất cả các bộ phận của loài cây này có thể sử dụng làm dược liệu, thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, lợi tiểu,…
administrator
HẠT NGŨ HOA

HẠT NGŨ HOA

Hạt ngũ hoa là loại hạt của cây đình lịch hay cây thốp nốp. Có tên khoa học là Hygrophila salicifolia, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
administrator