CÂY SẬY

Cây sậy, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sậy trúc, lau sậy, lô vi, lô trúc, lô vi căn. Ít ai ngờ rằng, cây sậy mặc dù mọc hoang dại nhưng lại có nhiều công dụng chữa bệnh. Phần rễ cây được sử dụng phổ biến để làm vị thuốc với tên gọi Lô căn. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt, lợi tiểu… thường dùng để chữa tiểu tiện bất lợi, viêm dạ dày cấp, viêm phế quản, đau họng, táo bón, nôn mửa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY SẬY

Đặc điểm tự nhiên

Sậy là một loại cây sống lâu năm có phần rễ bò dài và rất khỏe. Thân cây cao tới khoảng 2 – 4m, thẳng đứng, rỗng ở giữa và có đường kính khoảng 1,5 – 2cm.

Lá phẳng, nhẵn, hình dải hoặc hình mũi mác, dài khoảng 30 – 40cm, rộng khoảng 1 – 3,5cm. Phần mỏ lá nhọn kéo dài, mép lá ráp, các lá xếp ca nhau và ôm lấy thân ở phía gốc. Lưỡi bẹ có dạng vòng lông ngắn và lá thường khô vào mùa lạnh.

Hoa mọc thành từng cụm dạng chùy có màu tím hoặc tím nhạt, dài 15 – 45cm và hơi cong rũ. Phần cuống chung có lông mềm mọc dày đặc ở gốc, phần nhánh rất mảnh. Bông nhỏ mang khoảng 3 – 6 hoa, phần mày rất nhọn, xòe ra khi chín.

Cây sậy thường phân bố ở châu Á, châu Phi và châu Âu, có phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào…Ở Việt Nam, cây sậy mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, đầm lầy (Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang,…).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của cây sậy chính là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Nên chọn những rễ mọc về phía nước ngược, to mập có sắc trắng và hơi ngọt

Chế biến: Sau thu thu hái về, đem đi rửa sạch phần thân rễ nhiều lần với nước để loại bỏ lớp đất cát. Cắt bỏ những phần đốt có râu tua hoặc vỏ màu vàng đỏ. Tiếp theo, thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô.

Dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản trong túi kín ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Lá sậy chứa: Cellulose, lignan, vitamin C. Ngoài ra còn có gramin, beta sitosterol, bufotenin.

Thân rễ chứa N, N-dimethyl-tryptamin, 5-methoxy-N-methyl tryptamin, bufotenin, dehydrobufotenin, acid paracouman, acid vanillin, acid ferulic.

Phần trên mặt đất chứa phytosterol, acid béo, vitamin F.

Tác dụng

 +Alcaloid gramin trong cây sậy liều nhỏ có thể gây tăng huyết áp ở chó nhưng liều cao gây hạ huyết áp. Tác dụng của gramin giống tác dụng của pseudoephedrin.

+In vitro, thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với liên cầu khuẩn dung huyết Beta.

+Hoa: cầm máu giải độc.

+Thân rễ: thanh nhiệt, lợi niệu, sinh tân chỉ khát, nhuận phế.

+Chồi non: thanh nhiệt, tả hỏa.

+Lá: cầm nôn, cầm tiêu chảy, nôn ra máu,…

+Rễ: thanh nhiệt, ra mồ hôi, tiêu khát, lợi tiểu,…

 Công dụng

Cây sậy có vị ngọt, tính hàn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bệnh viêm dạ dày.

+Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.

+Điều trị cảm nóng, phát ban, đau buốt bàng quang.

+Điều trị thủy đậu thể nhỏ.

+Điều trị viêm não Nhật Bản B ở giai đoạn khởi phát và toàn phát chưa có biến chứng.

+Điều trị bại liệt ở trẻ em giai đoạn khởi phát.

+Điều trị viêm loét lợi, loét miệng, chảy máu, miệng hôi.

+Điều trị viêm thận cấp.

+Điều trị nôn mửa, viêm dạ dày cấp.

+Điều trị viêm phổi mủ, ho khạc ra đờm hôi tanh, trong đờm lẫn máu.

+Điều trị phế nhiệt kèm ho, khạc đờm đặc, áp xe phổi.

Liều dùng

Vị thuốc thường được dùng phổ biến bằng cách sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp với các loại vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Liều dùng được khuyến cáo cho một ngày vào khoảng từ 20 – 40g.

Lưu ý khi sử dụng

+Người dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần nào của thuốc không nên sử dụng.

+Bệnh nhân bị cảm nắng nhưng không có hỏa hoặc trong trường hợp tân dịch chưa bị tổn thương thì không dùng.

+Bệnh nhân có tỳ vị hư hàn không nên sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
SỔ BÀ

SỔ BÀ

Sổ bà có vị chua, chát, tình bình, có tác dụng thu liễm, giải độc. Cây Sổ được biết đến là loài cây ăn quả, ngoài ra còn là vị thuốc chữa bệnh.
administrator
QUẢ SUNG

QUẢ SUNG

Sung có tên khoa học là Ficus racemosa, là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu.
administrator
BẠCH TẬT LÊ

BẠCH TẬT LÊ

Bạch tật lê, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thích tật lê, gai yết hầu, tật lê, gai ma vương, quỷ kiến sầu nhỏ,... Bạch tật lê là vị thuốc quý giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới hiệu quả. Bên cạnh đó dược liệu này còn có nhiều công dụng khác như hỗ trợ điều trị bệnh về thị giác, tiêu hóa, viêm loét miệng,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÂM VŨ DIỆP

SÂM VŨ DIỆP

Nhắc đến Sâm hoặc các loại dược liệu thuộc nhà Sâm thì chúng ta đều nghĩ ngay đến những loại thuốc đến từ thiên nhiên giúp bồi bổ cơ thể với những công dụng tuyệt vời, thậm chí được ví như thần dược.
administrator
CAM THẢO DÂY

CAM THẢO DÂY

Cam thảo dây đã được sử dụng trong dân gian từ lâu. Mỗi bộ phận được dùng với một vị thuốc. Tên gọi khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi Tên khoa học: Abrus precatorius L Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.
administrator
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

Hoa đu đủ đực, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông đu đủ đực. Đu đủ, loài trái cây bổ dưỡng có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Do không tạo được trái ăn được nên cây Đu đủ đực thường bị nhổ bỏ. Tuy nhiên trong dân gian, thường dùng hoa Đu đủ đực để làm thuốc chữa ho cho trẻ em. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn dùng điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, ung thư,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH LINH

BẠCH LINH

Bạch linh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Phục linh, bạch phục linh, nấm lỗ, phục thần. Bạch linh là dược liệu quý hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc, tại Việt Nam vị thuốc được phân bố ở những vùng khí hậu mát tại một số rừng thông. Bạch linh là dược liệu quen thuộc thường được kê đơn trong các toa thuốc y học cổ truyền. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THANH HAO HOA VÀNG

THANH HAO HOA VÀNG

Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua) là một loại thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong y học truyền thống và hiện đại. Dược liệu này chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng sốt và kháng ung thư. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Thanh hao hoa vàng có thể hỗ trợ trong điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh ung thư và bệnh sốt rét. Trong bối cảnh các chuyên gia đang tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh tự nhiên và an toàn, Thanh hao hoa vàng là một lựa chọn hữu hiệu.
administrator