MÙI TÀU

Tên khoa học: Eryngium foetidum L Họ Hoa tán (Apiaceae) Tên khác: Ngò gai; Ngò tàu; Ngò tây; Mùi gai; Già nguyên tuy.

daydreaming distracted girl in class

MÙI TÀU

 

Đặc điểm thực vật

Mùi tàu là cây thân thảo, nhẵn, thân đơn độc, chia cành ở đầu ngọn, sống hàng năm, cao từ 15 đến 25cm. Toàn thân cây có mùi thơm của tinh dầu.

Lá mọc sát đất, hình mác, thuôn dài, không cuống, ở 2 bên mép lá có nhiều răng cưa. Lá rộng dần về ngọn, lá ở thân càng lên trên càng ngắn dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn, lá ở phía trên xẻ 3 – 7 thùy ở chóp.

Hoa mọc thành tán từ trục thân, màu trắng lục, hình trụ hoặc hình bầu dục. Có bao chung gồm 5 – 7 lá bắc hình mũi mác, mỗi bên có 1 – 2 răng và một gai ở chóp

Quả hình cầu, hơi dẹt và bên trong chứa nhiều hạt. Khi trưởng thành, hạt sẽ tự rụng và phát tán.

Phân bố, sinh thái

Cây mùi tàu có nguồn gốc từ châu Mỹ. Cây thường mọc hoang dại ở các nước nhiệt đới cũng như á nhiệt đới. 

Ở nước ta, cây mọc hoang, phổ biến ở nơi ẩm mát vùng đồi núi. Trong đó nổi tiếng nhất là ở các vùng Nghệ Tĩnh, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc… Nhiều nơi ngò gai còn được trồng để sử dụng làm rau ăn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tất cả các bộ phận đều được sử dụng để làm rau cũng như vị thuốc.

Có thể thu hái quanh năm. Sau khi thu hái về có thể dùng trực tiếp dưới dạng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm để dùng dần.

Chế biến: Sau khi thu hái tươi về sẽ tiến hành rửa sạch, có thể để nguyên hay cắt ngắn đi rồi phơi khô trong bóng râm và dùng dần.

Bảo quản: Đối với ngò gai đã phơi khô nên để trong túi kín rồi bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Thỉnh thoảng nếu chưa dùng hết nên đem ra phơi lại để tránh ẩm mốc hay mối mọt.

Thành phần hóa học 

Trong ngò gai có chứa rất nhiều các thành phần hóa học như: 

- Lá và rễ cây mùi tàu chứa hàm lượng lớn tinh dầu. Ngoài ra nó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như: protein, chất béo, tinh bột,… Rễ Mùi tàu còn chứa saponin.

- Hạt chứa canxi, sắt, phospho, carotene và riboflavin, vitamin A, B1, B2 và C, các monoterpenoids và sesquiterpenoids.

Tác dụng - Công dụng 

- Theo Y học cổ truyền: Mùi tàu có vị cay nhẹ, hơi đắng và tính ấm. Do đó có tác dụng: kiện tỳ, sơ phong thanh nhiệt, thông khí, giải nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa, khử mùi hôi.

- Theo y học hiện đại, Mùi tàu được sử dụng:

+ Có mùi thơm giúp khai vị, giúp ăn ngon miệng, làm tiêu thức ăn, tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ chữa đầy hơi, khó tiêu.

+ Có thể dùng giải độc các chất tanh lạnh, thanh uế, hỗ trợ chữa trị một số bệnh ngoài da như mụn nhọt, mẩn ngứa hay nám da.

+ Trị sỏi thận, kích thích sự bài tiết của thận, hạ cholesterol trong máu

+ Giúp giải nhiệt, ngủ ngon giấc, chữa ho có đờm, cảm mạo, cúm, sốt nhẹ

+ Hỗ trợ làm giảm cảm giác nóng rát, sưng đau mắt

Cách dùng - Liều dùng 

Mùi tàu không chỉ được sử dụng để làm rau gia vị mà còn được dùng làm vị thuốc chữa bệnh. Có thể dùng được cả ở dạng tươi hay dạng khô. 

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà liều lượng sẽ có sự khác biệt. Liều dùng hằng ngày: khoảng 10 – 15g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài. Ngoài ra mùi tàu còn được nấu chung với bồ kết để gội đầu

Mùi tàu được sử dụng riêng lẻ để chữa các bệnh như: bài thuốc chữa hôi miệng (khoảng 30g ngò gai tươi); Bài thuốc trị nám da (một nắm mùi tàu tươi); Trị mụn đỏ, mẩn ngứa cho trẻ (một nắm mùi tàu tươi); Trị viêm kết mạc (một nắm mùi tàu khô)

Mùi tàu còn được sử dụng phối hợp với các vị dược liệu khác trong một số bài thuốc như:

- Bài thuốc trị mụn bọc, mụn trứng cá: trộn đều 1 thìa nước ép ngò gai và 1 thìa bột nghệ. Bôi trực tiếp lên mặt trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc chữa cảm cúm: Sắc chung 40g mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần và 10g gừng tươi, uống mỗi ngày 2 lần.

- Bài thuốc chữa đầy hơi, bụng khó chịu do ăn nhiều chất đạm: Sắc chung 50g mùi tàu cùng với 3 lát gừng tươi đập dập, uống mỗi ngày 2 lần khi còn ấm nóng.

- Bài thuốc chữa cảm mạo, ăn uống không tiêu: sắc chung mùi tàu khô 10g, cam thảo nam 6g, nước 300ml, đun sôi, uống mỗi ngày 3 lần lúc còn nóng.

- Bài thuốc chữa đái dầm ở trẻ em: sắc chung 20g mùi tàu, 20g rau ngổ, 20g cỏ mần trầu, 10g cỏ sữa lá, uống 1 lần vào sau bữa tối trong 7 – 10 ngày liên tục. Nếu tình trạng chưa được khắc phục thì có thể lặp lại liệu trình mới khoảng từ 1 – 2 lần nữa. 

- Bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy: Sắc chung các dược liệu lấy nước uống 20g lá mùi tàu, 12g sả, 12g tía tô, 12g gừng tươi. Có thể uống hằng ngày thay thế cho nước lọc.

Lưu ý

  • Theo kinh nghiệm từ xưa, phụ nữ mang thai nên kiêng sử dụng mùi tàu

  • Những người mắc các bệnh dạ dày nên dùng mùi tàu dưới dạng xay hoặc ép lấy nước để tránh bị kích ứng hơn so với dùng trực tiếp.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỎ ĐUÔI LƯƠN

CỎ ĐUÔI LƯƠN

Cỏ đuôi lươn thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh như nấm kẽ chân, bệnh hậu sản, hắc lào, vảy nến, sưng đau ngoài da.
administrator
VÒI VOI

VÒI VOI

Vòi voi (Heliotropium indicum) là một loài cây thuộc họ Họ Vòi voi (Boraginaceae), có tên gọi khác là Dền voi, Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng, Nam độc hoạt. Vòi voi thường được tìm thấy ở các vùng đất khô cằn, đá khô và các bãi cỏ hoang vu. Dược liệu này được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh như sốt rét, ho, đau đầu và viêm nhiễm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vòi voi và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
RAU MUỐNG

RAU MUỐNG

Theo Y học cổ truyền, rau muống tính mát, vị nhạt, hơi ngọt nhẹ thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, kích thích hệ thống tiêu hóa, điều trị đái tháo đường, dùng ngoài để đắp vào các vết loét do bệnh Zona, hỗ trợ chứng thiếu máu, điều trị một số bệnh lý về gan.
administrator
THIÊN LÝ

THIÊN LÝ

Nhắc đến Thiên lý có lẽ người Việt Nam ta ai cũng biết đến khi đây là loại hoa có mặt trong các tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, Thiên lý cũng là một loại thực phẩm khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình ấm cúng. Ngoài ra đây còn là một loại thuốc thiên nhiên với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Sau đây là những thông tin về các tác dụng trong Y học của Thiên lý.
administrator
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
BẠC HÀ

BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator
LIÊN KIỀU

LIÊN KIỀU

Liên kiều (Forsythia suspensa) là một loại thực vật thuộc họ Nhài, được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để điều trị một số bệnh. Theo Đông y, Liên kiều được sử dụng để giải độc, giảm đau, chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Liên kiều và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator