MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.

daydreaming distracted girl in class

MƠ TAM THỂ

Giới thiệu về dược liệu 

- Tên khoa học: Paederia lanuginosa Wall

- Họ: Cà phê (Rubiaceae)

- Tên gọi khác: Mơ lông, Ngưu bì đống.

Đặc điểm thực vật 

- Mơ tam thể là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng. 

- Lá đơn, mọc đối, phiến lá gốc hình tim đỉnh nhọn, mặt trên lá xanh đậm, mặt dưới lá ửng tím, có lông tơ. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, gồm 7 đến 8 gân đôi. Cuống lá hình lòng máng, từ 2-3 cm, cũng mang nhiều lông tơ trắng. Lá có mùi đặc trưng khi bị làm dập.  

- Hoa lưỡng tính, mọc thành cụm hoa xim hai ngả ở ngọn và nách lá. Hoa nhỏ, không cuống, đều nhau. Tràng hoa mang 5-6 cánh, mặt trong màu trắng, mặt ngoài màu tím. Tràng hoa liền nhau ở 2/3 bên dưới tạo thành ống tràng. Hoa nở vào tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Bộ nhị gồm 5-6 nhị rời đính ở đáy ống tràng, xen kẽ giữa các cánh hoa, chỉ nhị dạng sợi mảnh màu hồng tím, bao phấn 2 ô màu trắng nứt dọc. Bộ nhụy 2 ô, mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy ngắn màu hồng nhạt, hai đầu nhụy dạng sợi uốn lượn cũng mang màu hồng nhạt. 

- Quả hình cầu có đài màu vàng nâu.

Phân bố, sinh thái

Mơ tam thể mọc hoang, có khả năng thích nghi với mọi điều kiện khí hậu và đất đai, vì thế rất dễ phát triển. Mơ tam thể được thấy phân bố nhiều ở các nước Châu Á như Việt Nam, Myanmar, Philippin, Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây phân bố rộng rãi ở cả vùng đồng bằng và miền núi, được trồng vào mùa xuân thu. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Mơ tam thể dùng phần lá. Lá tươi hái về rửa thật sạch với nước rồi dùng ngay. 

Thành phần hóa học 

Mơ tam thể có chứa tinh dầu carbon disulfid mang mùi đặc trưng. Bên cạnh đó cây chứa nhiều loại hợp chất bao gồm: alkaloid peaderin, steroid, saponin, flavonoid, tanin, coumarin, iridoid glycosid. Các iridoid glycosid rất phong phú, gồm paederosid, asperulosid, acid paederosidic, acid asperulosidic, geniposid, …

Tác dụng - Công dụng 

- Theo y học hiện đại, mơ tam thể có nhiều tác dụng dựa trên thành phần hóa học. 

+ Polyphenol và vitamin C cho khả năng kháng oxy hóa cao. Các polyphenol cũng cho thấy tiềm năng trong hiệu quả hạ đường huyết nhờ vào khả năng ức chế enzym alpha glucosidase – một loại enzym thủy phân carbohydrat. 

+ Các anthraquinon cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh, các nghiên cứu cho thấy dịch chiết hay tinh dầu từ mơ tam thể ức chế được các loại vi khuẩn như Bacillus pumilus, Escherichia coli, tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. 

+ Chất sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ hoạt động như một chất kháng sinh, giúp ức chế vi khuẩn, chống viêm và giảm sưng đau. 

+ Alkaloid Paederin có tác dụng trên hệ thần kinh người. 

+ Bên cạnh đó là hiệu quả bảo vệ gan và tác dụng chống tiêu chảy cũng được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học trên mô hình tế bào và động vật. 

- Theo y học cổ truyền, mơ tam thể có vị đắng và ngọt nhje, tính bình và mát, mang tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, giảm đau, lưu thông mạch máu, giảm ho, khu phong, lợi thấp, tiêu thực. Vì thế lá mơ tam thể thường được dùng để chữa kiết lỵ, đi ngoài phân lỏng ra máu hoặc có sốt; tẩy sổ giun kim, giun đũa; chữa viêm tai chảy mủ; chữa ghẻ, mụn ngứa; …

Cách dùng – Liều dùng 

Tùy thuộc từng mục đích sử dụng mà có thể dùng lá mơ tam thể với nhiều dạng khác nhau.

Một số bài thuốc từ mơ tam thể như:

- Bài thuốc chữa kiết lỵ: Lá mơ hái về rửa sạch, thái nhỏ, trộn với một quả trứng gà, sau đó đem rang khô trên chảo rồi ăn ngay. Hoặc lá mơ cùng với lá phèn đen đem về rửa sạch, nhúng sơ qua nước sôi rồi để ráo nước, giã nát vắt lấy nước cốt uống ngày 2-3 lần. 

- Bài thuốc chữa bệnh nhiễm giun đũa, giun kim: Lá mơ hái một nắm tay, mang về rửa thật sạch, giã nát lấy nước cốt, pha với 1 chút muối, dùng uống vào buổi sáng 3 ngày liên tục. 

- Bài thuốc chữa viêm tai ở trẻ: Lá mơ tươi dùng 2 – 3 lá, đem rửa sạch, lau khô, hơ qua lửa nóng, vò nhẹ lá cho tinh dầu tiết ra, dùng nhét vào lỗ tai, để qua đêm sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm mủ. 

- Bài thuốc chữa viêm da, chàm da, ngứa toàn thân: Hái ngọn và lá non mơ tam thể, đem rửa sạch rồi giã nát, đắp lên vùng da tổn thương, đợi 10 phút rồi rửa sạch. Ngày làm 2-3 lần. 

- Bài thuốc chữa phong thấp, tình trạng sưng và đau nhức ở khớp tay chân: Hái thân và lá mơ tam thể, mang về rửa sạch và cắt thành khúc 2cm, đưa lên chảo nóng sao vàng, cất vào lọ khô và sạch dùng dần. Mỗi ngày sắc thuốc bằng cách cho 50g dược liệu khô sắc cùng 200ml nước đến khi nước cạn còn một nửa. Phần nước sắc này chia thành 3 bữa uống trong ngày. Kiên trì uống từ 10 đến 15 ngày. 

Lưu ý 

Chọn lá mơ sạch để làm thuốc. Lá mơ sau khi hái nên rửa thật sạch, ngâm với nước muối trong khoảng 20 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và tạp chất.

 

Có thể bạn quan tâm?
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
CÂY MÚ TỪN

CÂY MÚ TỪN

Cây mú từn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cù boong nậu. Từ lâu, cây mú từn đã được đồng bào dân tộc sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị các vấn đề về sinh lý nam giới. Vị thuốc này theo như thầy thuốc Đông Y thì mang lại hiệu quả cao, nhanh và hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn. Để thảo dược phát huy hết công dụng thì người dùng cần nắm rõ thông tin và phương pháp dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MỎ QUẠ

MỎ QUẠ

Mỏ quạ là 1 loài cây mọc dại thường được sử dụng làm hàng rào dành cho nhiều ngôi nhà ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm của dân gian thì loại cây này cũng là 1 vị thuốc được sử dụng từ lâu.
administrator
TAI CHUA

TAI CHUA

Tai chua không còn là một loại thực vật xa lạ với chúng ta, đặc biệt là đối với đồng bào miền Bắc. Ngoài những loại thực vật khác giúp tạo vị chua phổ biến như sấu, chanh hay me thì Tai chua cũng được xem là một loại gia vị được sử dụng khác rộng rãi với những món ăn cần có vị chua.
administrator
BÔNG ỔI

BÔNG ỔI

Bông ổi là loại cây đẹp được dùng làm cây cảnh, nó còn được biết đến tên là Hoa ngũ sắc. Ngoài ra, loài hoa này còn được sử dụng làm vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt. Tên gọi khác: Cây Ngũ sắc, hoa ngũ sắc, cây cứt lợn, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, cây mã anh đơn, cây trâm hôi Tên khoa học: Lantana Camara L. Họ: Cỏ roi ngựa Verbenaceae.
administrator
BẠC HÀ

BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU GIUN

DẦU GIUN

Cây dầu giun, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Cây Dầu giun có tên như vậy vì cây có tinh dầu chữa giun và để phân biệt cây Sử quân tử có tên khác là “Cây giun”. Ngoài tác dụng chữa giun, cây còn có nhiều tiềm năng điều trị bệnh khác, được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator