TAI CHUA

Tai chua không còn là một loại thực vật xa lạ với chúng ta, đặc biệt là đối với đồng bào miền Bắc. Ngoài những loại thực vật khác giúp tạo vị chua phổ biến như sấu, chanh hay me thì Tai chua cũng được xem là một loại gia vị được sử dụng khác rộng rãi với những món ăn cần có vị chua.

daydreaming distracted girl in class

TAI CHUA

Giới thiệu về dược liệu Tai chua

- Tai chua không còn là một loại thực vật xa lạ với chúng ta, đặc biệt là đối với đồng bào miền Bắc. Ngoài những loại thực vật khác giúp tạo vị chua phổ biến như sấu, chanh hay me thì Tai chua cũng được xem là một loại gia vị được sử dụng khác rộng rãi với những món ăn cần có vị chua. Bên cạnh vị chua đặc trưng để làm gia vị, Tai chua còn là một vị thuốc được sử dụng trong Y học cổ truyền. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chua.

- Tên khoa học: Garcinia cowa Roxb. ex Choisy 

- Họ khoa học: Clusiaceae (họ Măng cụt hay họ Bứa).

- Ngoài ra còn có 1 loại Tai chua khác thường được gọi với cái tên Bứa cọng có tên khoa học là Garcinia pedunculata Roxb. 

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Tai chua

- Đặc điểm thực vật:

  • Tai chua thuộc loại cây thân gỗ lớn, thân mọc thẳng, chiều cao của thân cây có thể đạt đến 18 m. Phần vỏ thân có màu xám đen và phân thành nhiều cành. Các cành thẳng và mọc đâm ngang, phía đầu cành thường hơi rũ xuống.

  • Lá Tai chua có hình bầu dục thon hoặc có hình trứng ngược, chiều dài lá khoảng 7 – 12 cm và chiều rộng khoảng 3 – 5 cm. Trên bề mặt lá có các gân ở bên xếp song song và các gân phụ thì nối liền với nhau tại khu vực mép lá. Lá có cuống mảnh, chiều dài cuống khoảng 2 cm.

  • Hoa Tai chua là hoa lưỡng tính đơn độc. Đối với các hoa đực thì mọc thành các cụm hoa xếp thành các tán, mỗi tán sẽ có khoảng 3 đến 8 hoa và cuống hoa có chiều dài khoảng 1 cm. Mỗi hoa có 4 đài và tràng hoa là tràng 4 cánh, nhị hoa xếp thành các khối có phần chỉ nhị ngắn. Hoa lưỡng tính thì mọc đơn lẻ, tạo thành cụm gồm từ 2 đến 3 hoa mọc ở các nách lá và gần như không có cuống.

  • Quả Tai chua thường to, tròn giống quả ổi nhưng hơi bẹp hơn. Quả Tai chua thường chia thành từ 4 – 8 mũi nổi rõ bên ngoài. Vỏ quả dày và có phần bên trong quả cũng chia thành các múi. Phần thịt quả bên trong có màu đỏ, bên ngoài màu vàng, mỗi quả có khoảng từ 6 đến 10 hạt.

  • Tai chua thường ra hoa vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 và ra quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 hằng năm.

- Phân bố dược liệu: 

  • Trên thế giới, Tai chua thường phân bố ở các nước như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

  • Ở nước ta, Tai chua thường có mặt chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường sử dụng thân, lá, nhựa cây và quả để làm thuốc.

- Thu hái: những thành phần như thân, lá và nhựa cây thì có thể thu hái quanh năm. Đối với quả và vỏ quả thì thu hái khi quả đã chín vàng.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì các bộ phận của cây sẽ được đem đi rửa sạch. Đối với quả thì phải bỏ hạt rồi cắt phần vỏ quả thành các từng miếng mỏng rồi đem đi phơi khô hoặc sấy khô. Chỉ cần phơi nắng quả trong khoảng từ 2 đến 3 ngày thì quả đã ngả màu sang màu cánh gián.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh nơi ẩm ướt có thể gây nấm mốc cho dược liệu. Tai chua khô có thể được cất trong túi nilon hoặc lọ kín để sử dụng dần.

Thành phần hóa học của Tai chua

Dược liệu Tai chua có những thành phần hoạt chất đa dạng như sau:

- Trong quả Tai chua có chức các acid hữu cơ (như acid malic, acid citric, acid tartric,…), gôm và nhựa,… Trong đó thành phần acid citric có hàm lượng khá cao, chiếm khoảng 32% trong quả khô. Do đó Tai chua cũng được xem là 1 nguồn acid citric dồi dào.

- Các hợp chất xanthon, flavonoid, floroglucinol, steroid, terpen, benzoquinon,…

- Chất gây nôn mửa: bên trong hạt Tai chua có chất này và dù nướng lên thì khả năng làm nôn mửa vẫn còn.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu theo Tai chua Y học hiện đại

Dược liệu Tai chua có các tác dụng dược lý như sau:

- Chống trầm cảm, giúp giải phóng serotonin.

- Giảm căng thẳng, điều hòa nồng độ cortisol huyết.

- Kháng khuẩn: có tác dụng đối với các chủng vi khuẩn như MSSA, MRSA, Helicobacter pylori, Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans,…

- Kháng viêm và chống oxy hóa.

- Giảm cholesterol huyết: Tai chua được cho là có khả năng là giảm các cholesterol xấu và giúp tăng cholesterol tốt cho cơ thể. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, giúp giảm đột quỵ, hạ huyết áp,…

- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

- Cải thiện quá trình trao đổi chất.

- Hỗ trợ giảm cân: Tai chua được cho là có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn.

- Chống ung thư: nhờ các hoạt chất nhóm xanthon có khả năng gây độc đối với tế bào ung thư.

Vị thuốc Tai chua trong Y học cổ truyền

- Tính vị: 

  • Thân, lá và nhựa Tai chua có vị chua chát và đắng, tính mát, độc nhẹ.

  • Vỏ quả có vị chua, tính mát.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng – chủ trị: 

  • Thân, lá và nhựa giúp sát khuẩn.

  • Vỏ quả tạo vị chua, chữa sốt, khát nước,...

  • Ngoài ra ở Trung Quốc người ta còn sử dụng nhựa Tai chua để chữa trường hợp đỉa chui vào mũi.

  • Ở Đức người ta còn sử dụng Tai chua để làm chất giữ màu giúp bền màu trong quá trình nhuộm vải lụa, cói đan chiếu hoặc có thể dùng làm bóng các vật dụng bằng bạc và vàng.

Cách dùng – Liều dùng của Tai chua

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc có thể dùng để làm gia vị trong các món ăn. Sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác đều được.

- Liều dùng: khoảng 6 – 10 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian và món ăn có vị thuốc Tai chua 

- Bài thuốc trị khát nước, sốt:

  • Chuẩn bị: 6 – 10 g Tai chua.

  • Tiến hành: đem đi nấu canh hoặc có thể sắc thuốc uống trong ngày.

- Canh chua cá từ Tai chua: cá tươi sơ chế sạch sẽ rồi nấu cùng với quả thơm và cà chua, thêm 1 ít Tai chua, có thể thêm 1 ít lá Thì là để tăng hương vị. Canh sẽ có vị chua thanh và có thể thêm Tai chua nếu muốn gia tăng vị chua.

- Cá bống kho tiêu: cá bống sơ chế sạch sẽ rồi ướp các loại gia vị như mắm, đường, bột ngọt, tiêu, nước màu,…sau đó cho thêm Tai chua đã được giã nát vào nồi rồi tiến hành kho cá. Món kho có Tai chua sẽ giúp mùi vị trở nên đặc trưng và ngon hơn.

- Gà nấu Tai chua: khả tương đồng với món gà nấu lá Giang nhưng trong món ăn này vị chua sẽ được lấy từ Tai chua.

- Nước riêu cua: cua đem đi lọc thật kỹ để lấy nước. Đun nước này đến khi sôi thi cho cà chua và 1 tí Tai chua vào sẽ tạo nên vị chua thanh độc đáo giúp hương vị của bún riêu thơm ngon hơn.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Tai chua

- Khi lựa chọn sử dụng, lưu ý tránh nhầm lẫn giữa 2 loại Tai chua đã được giới thiệu ở trên là Tai chua (Garcinia cowa Roxb. ex Choisy ) và Bứa cọng (Garcinia pedunculata Roxb.). Bứa cọng có các công dụng khác với Tai chua bao gồm: giải độc, chữa viêm loét dạ dày – tá tràng, ăn không tiêu hoặc các bệnh nha khoa,…

- Cũng như các loại dược liệu khác, khi sử dụng Tai chua để chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Dược liệu Tai chua cũng có độc tố nhẹ do đó không nên sử dụng quá nhiều để tránh các tác dụng không mong muốn.

 

Có thể bạn quan tâm?
CHUỐI HỘT RỪNG

CHUỐI HỘT RỪNG

Chuối hột rừng được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra chuối hột rừng cũng được sử dụng làm dược liệu cũng như một vị thuốc cổ truyền quý.
administrator
CÁNH KIẾN ĐỎ

CÁNH KIẾN ĐỎ

Cánh kiến đỏ được sử dụng trong bài thuốc dân gian và cả trong sinh hoạt hằng ngày. Đó là chất nhựa màu đỏ được tiết ra bởi loài Rệp son cánh kiến đỏ. Nó có vị đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc,... Cánh kiến đỏ còn có tên gọi khác là Tử giao, Xích giao, Tử thảo nhung, Hoa một dược, Tử ngạnh, Dương cán tất, Tử trùng giao. Thuộc họ Sâu cánh kiến (Lacciferideae).
administrator
HÚNG QUẾ

HÚNG QUẾ

Húng quế là một loại rau quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu có tác dụng trong giải cảm, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón, chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng, chữa đau, sâu răng,...
administrator
MƯỚP SÁT

MƯỚP SÁT

Mướp sát là một loài cây thường được tìm thấy ở các vùng bờ biển của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của nước Úc. Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, Mướp sát lại chứa độc tố, nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
administrator
TANG PHIÊU TIÊU

TANG PHIÊU TIÊU

Vị thuốc Tang phiêu tiêu thực chất là tổ của loài bọ ngựa sống trên cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền cho nam giới với tác dụng bổ thận, tráng dương rất hiệu quả. Ngoài những tác dụng trên, Tang phiêu tiêu còn được giới khoa học quan tâm nghiên cứu và chứng minh những tác dụng khác của nó.
administrator
CÀ DẠI HOA TÍM

CÀ DẠI HOA TÍM

Cây cà dại hoa tím (Solanum indicum) là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Cà dại hoa tím được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
administrator
QUÝT

QUÝT

Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.
administrator
TÁO MÈO

TÁO MÈO

Táo mèo (Docynia indica) là một loài cây thuộc họ Hoa hồng được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cây táo mèo sinh trưởng phổ biến ở vùng núi cao, phân bố rộng khắp tại các tỉnh miền núi Việt Nam. Với các tác dụng khá tuyệt vời, táo mèo đang được nghiên cứu và phát triển để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator