BẠC THAU

Bạc thau, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bạc sau, bạch hoa đằng, chấp miên, thảo bạc, lú lớn. Bạc thau hay thảo bạc là thảo dược quý trong y học cổ truyền được dùng để thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu đờm, nhuận phế, chữa ho, khu phong trừ thấp, điều kinh. Tùy vào mỗi trường hợp, tình trạng sức khỏe và bệnh lý mà có cách sử dụng cây bạc thau sao cho phù hợp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠC THAU

Đặc điểm tự nhiên

Bạch thau là một loài dây leo bò hoặc cuống. Thân và cành non có lông mịn áp sát vào thân, màu lục, sau nhẵn, vỏ màu nâu.

Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc trái xoan, gốc bằng hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, dài 5-11cm, rộng 3-8cm, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm đen, mặt dưới nhiều lông mịn, màu trắng bạc. Cuống lá rất dài phủ đầy lông.

Cụm hoa có hình tán mọc xen ở kẽ lá. Hoa màu trắng, đài hoa hình chén có lông màu ánh bạc, mặt ngoài có lông tơ.

Quả mọng, hình cầu, chín mọng sẽ có màu đỏ, đường kính khoảng 8mm. Quả được bao bọc bởi lá đài, mặt trong lá đài màu đỏ. Quả chứa 2 đến 4 hạt màu nâu. Hạt có hình trứng. Hạt bạc thau có 3 cạnh và dài khoảng 5mm.

Mùa hoa quả: Tháng 8-11.

Phân bố: Bạc thau thuộc loại cây ưa ẩm. Cây thường leo trùm lên các loại cây gỗ, cây bụi khác ở ven rừng, chân đồi, bờ nương rẫy cũng như trong các lùm bụi quanh làng. Ở một vài nơi ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ còn thấy cây mọc lẫn trong các bụi tre gai, đặc biệt là trên các triền đồi núi đá vôi. Cây mọc ở cả các tỉnh phía Bắc và phía Nam, vùng núi Hoà Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hòa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Bộ phận thường dùng để chế biến làm thuốc là lá. Bên cạnh đó, thân và rễ cũng được dùng để làm thuốc bổ đắng (giúp ăn ngon miệng và dễ tiêu hoá), điều kinh.

Thu hái: Được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch. Có thể dùng tươi hoặc sấy khô để dùng dần.

Để thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm móc.

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học của cây bạc thau.

Tác dụng

+Tác dụng sát trùng.

+Tác dụng tiêu viêm.

+Tác dụng thanh nhiệt cơ thể.

+Tác dụng giải độc.

+Tác dụng lợi thủy.

+Người ta thường dùng tươi, giã nát ra đắp lên những nơi bị gãy xương hoặc đắp lên mụn nhọt cho hút mủ lên da non.

Công dụng

Bạc thau có vị hơi chua, hơi đắng, nhạt, tính mát không có độc sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bệnh bí tiểu tiện.

+Điều trị bệnh đi đái ít một rát buốt.

+Điều trị nước tiểu đục.

+Điều trị ngứa lở.

+Điều trị bạch đới.

+Điều trị sốt rét, ho.

+Điều trị mụn nhọt, vết thương, chảy nước vàng.

+Điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính.

+Điều trị kinh nguyệt không đều.

+Điều trị ghẻ lở, rôm sảy, nổi mẩn ngứa.

Liều dùng

Dùng 6 – 20 gram/ngày dược liệu khô và 20 – 40 gram/ngày dược liệu tươi.

Sử dụng dược liệu ở dạng tươi không kẻ liều lượng.

Lưu ý khi sử dụng

Rửa sạch dược liệu cùng với nước muối trước khi sử dụng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến bội nhiễm. Đặc biệt là khi có vết thương hở và giã lá tươi lấy nước uống.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LONG CỐT

LONG CỐT

Long cốt có tên khoa học là Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi): là xương hoá thạch của những động vật cổ đại thuộc loài khủng long như tê giác ngựa 3 ngón chân Rhinoceros sinensis Owen.; Rhinoceros indet, loài hươu: Cervidae indet; loài trâu: Bovidae indet...; Long xỉ (Dens Draconis) cũng là một loại long cốt, có cùng thành phần hóa học và công dụng. Long cốt là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tác dụng như an thần, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh,…
administrator
TỎI TÂY

TỎI TÂY

Tỏi tây (Allium ampeloprasum) là một loại cây thuộc họ Alliaceae, được sử dụng như một loại dược liệu trong Y học cổ truyền từ rất lâu đời. Tỏi tây có nguồn gốc từ châu u và đã được trồng trên khắp thế giới. Trong Y học cổ truyền, Tỏi tây được coi là một loại thực phẩm và thuốc quan trọng nhờ vào tính năng ấm dương, thông khí, chống đau, kháng viêm, tiêu viêm và kháng khuẩn. Hiện nay, Tỏi tây vẫn là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong Y học hiện đại và được nghiên cứu về tác dụng và cơ chế hoạt động của nó trên cơ thể người.
administrator
TINH DẦU CAM BERGAMOT

TINH DẦU CAM BERGAMOT

Tinh dầu Bergamot, hay còn gọi là tinh dầu cam ngọt là một thành phần có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, những người yêu thích hương thơm, chắc hẳn cũng đã từng ngửi qua loại tinh dầu mang mùi thơm dễ chịu này. Tuy nhiên, tinh dầu Bergamot còn có nhiều tác dụng khác và hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator
RÁY GAI

RÁY GAI

Theo y học cổ truyền, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, tác dụng giúp tiêu đờm, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu.
administrator
SÂU BAN MIÊU

SÂU BAN MIÊU

Sâu ban miêu là loại bọ cánh cứng, thân đen, hoặc xanh lụ xen kẽ đỏ, vàng hoặc cam. Thân hình nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 1.5 – 3.0 cm, chiều ngang cơ thể khoảng 0.4 – 0.6 cm, đầu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu và thân, thân có 11 đốt, râu đen hình sợi ngắn. Nơi tiếp nối giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại, ngực cũng có một rãnh dọc, bụng tròn dài.
administrator
HOẮC HƯƠNG

HOẮC HƯƠNG

Hoắc hương là dược liệu phổ biến tại các quốc gia châu Á, được xem như một loại thảo dược thần kỳ đối với sức khỏe con người. Dược liệu có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, viêm mũi, ăn không tiêu,...; có khả năng kháng khuẩn, tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa nên cũng được dùng để trị ợ nóng, đầy hơi, kiết lỵ, tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, hôi miệng…
administrator
NGÔ ĐỒNG

NGÔ ĐỒNG

Ngô đồng là một loài cây khá phổ biến ở khắp các miền của đất nước Việt Nam ta, không chỉ bởi hình dáng độc đáo mà còn bởi những tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả của nó. Ngoài ra gỗ của của Ngô đồng cũng được sử dụng rất nhiều để sản xuất các vật dụng nội thất, nhạc cụ hay tranh vẽ, đem lại rất nhiều ứng giá trị về kinh tế cho những nghệ nhân ở những lĩnh vực trên. Trong Y học cổ truyền, Ngô đồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh và cho tác dụng rất tốt.
administrator