SÂU BAN MIÊU

Sâu ban miêu là loại bọ cánh cứng, thân đen, hoặc xanh lụ xen kẽ đỏ, vàng hoặc cam. Thân hình nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 1.5 – 3.0 cm, chiều ngang cơ thể khoảng 0.4 – 0.6 cm, đầu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu và thân, thân có 11 đốt, râu đen hình sợi ngắn. Nơi tiếp nối giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại, ngực cũng có một rãnh dọc, bụng tròn dài.

daydreaming distracted girl in class

SÂU BAN MIÊU

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Lytta vesicatoria Fabr

Họ: Ban miêu – Meloidae.

Tên gọi khác: Ban mao, Sâu đậu, Nguyên thanh, Ban manh, Cantharide vésicante

Đặc điểm dược liệu

Sâu ban miêu là loại bọ cánh cứng, thân đen, hoặc xanh lụ xen kẽ đỏ, vàng hoặc cam. Thân hình nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 1.5 – 3.0 cm, chiều ngang cơ thể khoảng 0.4 – 0.6 cm, đầu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu và thân, thân có 11 đốt, râu đen hình sợi ngắn. Nơi tiếp nối giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại, ngực cũng có một rãnh dọc, bụng tròn dài. 

Bên hông là hai cánh mềm, trong suốt được bao bọc bởi 2 cánh cứng bên trên. Dưới ức có 3 đôi chân gầy, nhỏ, có cạnh sắc nhọn dùng để tự vệ, chân con đực có xu hướng nhỏ hơn chân con cái.

Ban miêu mùi hăng, khó ngửi, gây khó chịu, không có vị gì đặc biệt. Tuy nhiên, phần da chạm phải Sâu ban miêu có thể bị phồng rộp lên.

Phân bố, sinh thái

Ban miêu phân bố ở Trung Quốc, Pháp, Ý, Anh. Ở Trung Quốc và một số nước khác, sâu thường được tìm thấy trên cây táo, cây liễu, thân khum màu đen với các điểm màu vàng, đỏ nhạt, đôi khi sâu có thân màu hơi vàng với các dải ngang màu đen. 

Ở Việt Nam, Sâu ban miêu sống hoang ở nhiều vùng, đồi núi, đồng bằng. Thường gặp nhất trên các cây đậu (do đó mới có tên gọi khác là Sâu đậu). 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân Sâu ban miêu (bỏ đầu, chân và nội tạng) 

Thu hái, chế biến:

- Mùa thu hoạch vào giữa tháng 5 và tháng 6 (khoảng 20 – 4 đến 15 – 5 Âm lịch). Khi thu bắt cần mang găng tay bảo vệ và khẩu trang để tránh nhiễm độc Ban mao.

- Thu hoạch vào buổi sáng sớm, trước khi mặt trời mọc và khi sâu chưa tỉnh. Có thể dùng tay để thu bắt sâu ở cành, lá cây sau đó cho vào túi vải. Đôi khi có thể dùng vợt vải mỏng để thu bắt Ban mao.

- Sau khi thu bắt, nhúng cả túi sâu vào nước sôi để sâu chết. Tiến hành bỏ đầu, chân và ruột. Ở một số nơi sau khi sâu chết sẽ hơ sâu trên dấm đun sôi sau đó phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

 

- Ngoài ra, có thể sao vàng một lượng gạo nếp vừa đủ trên chảo nóng. Đến khi khói nổi lên thì cho Ban miêu vào, xào nhẹ nhàng cho đến khi sâu có màu vàng nâu thì lấy ra, bỏ nếp, đầu, chân, cánh, chỉ lấy thân Ban miêu. Cho vào lọ kín, lưu trữ dùng dần.

Thành phần hóa học 

Trong Sâu ban mao chứa chủ yếu là Cantharidin (là chất độc có thể gây phồng rộp da). Cantharidin là thành phần hóa học chủ yếu xuất hiện trong máu và bộ phận sinh dục, không có trong hệ thống tiêu hóa và các bộ phận cứng của sâu. 

Ngoài ra, sâu cũng chứa một số thành phần hóa học khác như Photphat, Axit Uric, dầu béo màu xanh lục không chứa độc.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền: Sâu ban miêu tính nhiệt, vị cay, chứa độc, có thể phá vỡ máu ứ và hỗ trợ loại bỏ bệnh tật, làm lành các vết loét và hỗ trợ tạo màng bảo vệ bên ngoài vết thương. Ngoài ra dược liệu cũng được sử dụng để điều trị ho có đờm, đau rát cổ họng có nhiều đờm, đờm lâu năm không khỏi, bệnh dại, mụn cóc, phù thũng, liệt dương.

Theo y học hiện đại, sâu ban miêu có tác dụng:

- Hoạt chất Cantharidin được trích xuất từ Sâu ban miêu và các dẫn xuất của nó có tác dụng kích thích tổng hợp DNA bạch cầu, làm tăng sinh các tế bào bạch cầu và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó cũng tiêu diệt nhiều loại tế bào khối u như u gan, u vú, u hắc tố, ung thư biểu mô bàng quang và túi mật, ung thư biểu mô đại trực tràng, ung thư tuyến tụy.

- Ngoài ra, Ban miêu cũng được sử dụng để chống viêm, chống virus, chống vi khuẩn.

- Tác dụng kích thích khả năng tình dục mà người dân hay truyền tai nhau chính là tác dụng phụ gây ứ máu vùng tầng sinh môn khi sử dụng sâu ban miêu. Biểu hiện là cường dương từ nhẹ đến rất nặng. 

Cách dùng - Liều dùng 

Sâu ban miêu chứa độc tố, do đó thường được sử dụng bôi ngoài da để làm lành các vết lở loét, mụn nhọt. Đôi khi có thể được chỉ định dùng trong để cải thiện một số bệnh lý trong cơ thể.

Liều lượng khuyến cáo hằng ngày:

- Bột Ban miêu: Mỗi ngày dùng 0.02 – 0.03 g (tối đa là 0.03 g cho mỗi lần và 0.06 g trong vòng 24 giờ).

- Cồn Ban miêu 10% có thể dùng 6 – 10 giọt để xoa bóp hoặc uống trong.

Lưu ý: Khi sử dụng bột Ban miêu, chỉ dùng trên một diện tích nhỏ hoặc phủ lên vùng da bị ảnh hưởng, không được dùng trên các khu vực lớn.

Lưu ý

- Hoạt chất Cantharidin chất cực độc, được xếp vào chất độc bảng A, có khả năng gây phồng rộp khi tiếp xúc với da và niêm mạc, làm tổn thương đường tiêu hóa, tiết niệu và thận. Cantharidin có khả năng ức chế tổng hợp DNA trong tế bào máu. Dẫn đến rối loạn tạo máu, làm giảm số lượng tiểu cầu gây xuất huyết da niêm và chảy máu nội tạng (ví dụ như chảy máu cam, đi tiểu ra máu, đi cầu ra máu…). Cũng có một số trường hợp được ghi nhận đã tử vong sau khi tự ý dùng loại sâu này mà không có sự giám sát của nhân viên y tế.

- Một sô triệu chứng khi ngộ độc sâu ban miêu: đau đớn ở dạ dày, ruột, tiểu tiện ít và có máu, cương cứng dương vật trong nhiều giờ, rối loạn thần kinh, hôn mê và dẫn đến tử vong sau 24 giờ không được điều trị phù hợp, gây kích thích lên niêm mạc da, gây bỏng rát da, đỏ, phồng rộp thậm chí là thối rữa.

- Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi và người có hệ thống miễn dịch kém không được sử dụng Sâu ban miêu.

- Chất tiết của Sâu ban miêu gây bỏng diện rộng. Nên khi thu bắt và chế biến cần mang găng tay và dụng cụ bảo hộ.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY BA CHẼ

CÂY BA CHẼ

Ba chẽ (Dendrolobium triangulare) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Cây Ba chẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Ba chẽ bao gồm các hợp chất polyphenol, flavonoid, acid amin và các dẫn xuất alkaloid. Ba chẽ được sử dụng để chữa bệnh như viêm xoang, đau đầu, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Ba chẽ, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
TINH DẦU HOA LY

TINH DẦU HOA LY

Tinh dầu chiết xuất từ các loài hoa đang là một xu hướng vô cùng thịnh hành ngày nay. Trong đó, tinh dầu hoa ly mang đến một mùi hương vô cùng quý phái. Không những thế, tinh dầu Hoa ly còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa ly cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
TỎI TÂY

TỎI TÂY

Tỏi tây (Allium ampeloprasum) là một loại cây thuộc họ Alliaceae, được sử dụng như một loại dược liệu trong Y học cổ truyền từ rất lâu đời. Tỏi tây có nguồn gốc từ châu u và đã được trồng trên khắp thế giới. Trong Y học cổ truyền, Tỏi tây được coi là một loại thực phẩm và thuốc quan trọng nhờ vào tính năng ấm dương, thông khí, chống đau, kháng viêm, tiêu viêm và kháng khuẩn. Hiện nay, Tỏi tây vẫn là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong Y học hiện đại và được nghiên cứu về tác dụng và cơ chế hoạt động của nó trên cơ thể người.
administrator
CAO BAN LONG

CAO BAN LONG

Cao ban long là sản phẩm được bào chế từ sừng hươu và nai già. Nguyên liệu có xuất xứ từ tự nhiên, trải qua quá trình xử lý đã tạo nên dược liệu cô đặc, có tính ấm và vị ngọt.
administrator
CÂY CƠM NGUỘI

CÂY CƠM NGUỘI

Cây cơm nguội, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cơm nguội năm cạnh, quả nổ trắng, Mác ten (tên tiếng Tày), co cáng (tên tiếng thái). Cây cơm nguội phân bố rộng rãi ở khắp nước ta, đây là một cây thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Ở Việt Nam nó được trồng tại nhiều không gian chung như trên đường phố, trong công viên,… để làm đẹp không gian và tạo nên sự mới lạ cho người nhìn. Cây cơm nguội được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, các bệnh về thực quản, viêm da, chàm, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ỔI

ỔI

Ổi là một loại cây trồng quen thuộc và rất phổ biến trên khắp thế giới, được biết đến như một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Ổi cũng được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với những đặc tính tốt cho sức khỏe của mình, Ổi đang được quan tâm nhiều hơn trong việc chữa bệnh và cải thiện sức khỏe.
administrator
BƯỚM BẠC

BƯỚM BẠC

Bướm bạc là loại dược liệu khá phổ biến trong Đông y. Tên gọi khác: Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa, Hoa bướm, Hồ điệp… Tên khoa học: Herba Mussaendae pubenscentis. Họ: Cà phê (Rubiaceae).
administrator
UY LINH TIÊN

UY LINH TIÊN

Uy linh tiên (Clematis sinensis) là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dược liệu này thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị các bệnh về khớp, đau nhức, viêm, và các triệu chứng về huyết áp cao. Uy linh tiên có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm và giảm đau, được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Uy linh tiên và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator