TINH DẦU XẠ HƯƠNG

Cỏ xạ hương là một loại cây không còn xa lạ gì trong nền ẩm thực. Trong đó, tinh dầu của dược liệu này được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm trong theo văn hóa Địa Trung Hải. Thế nhưng, nó còn có những lợi ích rất tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Sau đây hãy cùng tìm hiểu xem tinh dầu xạ hương có tác dụng gì, khi sử dụng tinh dầu xạ hương cần lưu ý gì?

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU XẠ HƯƠNG

Giới thiệu về dược liệu

Cỏ xạ hương, tên khoa học là Thymus vulgaris, là loại thực vật được sử dụng rất phổ biến trong trang trí, ẩm thực và chăm sóc sức khỏe. Loại dược liệu này có nguồn gốc từ miền nam Châu Âu, miền nam Italia. Hiện nay xạ hương được di thực khắp nơi trên thế giới giới, đặc biệt phổ biến ở Đức, Pháp, Italia... 

Tinh dầu xạ hương là thành phần được chiết xuất từ lá và hoa của cây. Cây xạ hương có, chiết xuất tinh dầu thông qua quá trình chưng cất hơi nước. Quá trình này đầu tiên sẽ thu được tinh dầu có màu đỏ, là loại tinh dầu đậm đặc với có mùi cay nồng. Loại tinh dầu xạ hương này thường được sử dụng trong quy trình sản xuất nước hoa.

Sau khi qua quá trình chưng cất lần thứ 2 sẽ thu được tinh dầu có màu vàng cam cho tới vàng nhạt. Đây là dạng được sử dụng phổ biến nhất.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa dầu xạ hương và tinh dầu xạ hương. Hai dạng này là hoàn toàn khác nhau về thành phần cũng như công dụng. Dầu cỏ xạ hương thường được sử dụng trong ẩm thực để tăng mùi vị món ăn.

Tinh dầu xạ hương là thành phần chiết xuất từ cỏ xạ hương, chủ yếu là phần thân và lá. Lá xạ hương đặc biệt chứa rất nhiều tinh dầu. Quá trình chiết xuất tinh dầu cỏ xạ hương rất đơn giản và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Sử dụng phần lá và hoa rửa sạch, 2 chén dầu oliu, dụng cụ đun nấu, lọc, chai thủy tinh tối màu để bảo quản. Các bước thực hiện chiết xuất tinh dầu cỏ xạ hương bao gồm:

  • Bước 1: Cho cỏ xạ hương đã rửa sạch vào 2 chén dầu oliu 

  • Bước 2: Cho hỗn hợp vào nồi đun nhỏ lửa, sau khi sôi điều chỉnh nhiệt độ giữ ấm trong vòng 6 tiếng

  • Bước 3: Tắt bếp ,chờ nguội và lọc lấy dầu

  • Bước 4: Bảo quản tinh dầu cỏ xạ hương trong chai thủy tinh, để ở khu vực ánh sáng tối.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu cho thấy thành phần của tinh dầu cỏ xạ hương chứa hỗn hợp các monoterpenes. Tinh dầu thường bao gồm 10% carvacrol, khoảng 50% thymol. Bên cạnh đó còn chứa linalool, α-terpineol, caryophyllene camphor, γ-terpinene; các flavonols, flavanones, flavon. Khi sử dụng các dung môi khác (như butanol, etyl axetat và hexan) để chiết xuất có thể thu được các thành phần khác bao gồm saponin, steroid, flavonoid, alkaloid, tannin.

Tác dụng - Công dụng

Tác dụng kháng khuẩn

Thành phần Thymol và carvacrol trong tinh dầu cỏ xạ hương được ghi nhận có tính kháng khuẩn ở nghiên cứu ống nghiệm. Hỗn hợp này hỗ trợ chống lại các vi khuẩn như Salmonella, E. coli, tụ cầu vàng nhạy methicillin (MSSA), tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA), Clostridium sporogenes Pseudomonas, Klebsiella, L. monocytogenes, Enterococcus... Nhờ công dụng này, tinh dầu cỏ xạ hương được ứng dụng trong:

  • Trị mụn trứng cá: Một số nghiên cứu cho thấy hiệu quả của tinh dầu này trong giảm vi khuẩn gây mụn trên da.

  • Trị ho và nhiễm trùng đường hô hấp: Thành phần Thymol có hiệu quả long đờm, chống viêm, giảm đau, giảm ho, an thần và giãn phế quản.

  • Bảo quản thực phẩm: Tinh dầu có công dụng tiêu diệt một số vi khuẩn như Salmonella, S. aureus, Clostridium sporogenes, H. pylori được sử dụng để bảo quản thực phẩm. Vừa là một loại chất bảo quản tự nhiên, vừa có nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa.

  • Chăm sóc răng miệng: Thành phần Thymol có công dụng giảm viêm, sát trùng, rất tốt đối với sức khỏe răng miệng. Hoạt chất này được sử dụng trong một số sản phẩm bao gồm nước súc miệng, kem đánh răng. Sử dụng tinh dầu xạ hương thường xuyên giúp cải thiện các tình trạng răng miệng bao gồm viêm nướu, mảng bám, sâu răng, hôi miệng... một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, tinh dầu xạ hương chứa hai thành phần là Caryophyllene, camphene. Cả hai đều có hoạt tính sát trùng cao, giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt trong nhiễm trùng đường ruột, bộ phận sinh dục, niệu đạo. Tinh dầu xạ hương lành vết thương nhanh hơn, hạn chế nhiễm trùng.

Tác dụng kháng nấm

Nấm Cryptococcus là tác nhân thường gặp tấn công vào hệ hô hấp, thần kinh, gây viêm phổi và viêm màng não. Tác nhân này thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người HIV/AIDS. Mỗi năm có từ 181.000 trường hợp tử vong.

Thành phần Thymol và carvacrol đã được chứng minh với hiệu quả kháng nấm tốt, ức chế sự phát triển và sinh sản của Cryptococcus (C. neoformans, C. laurentii), Fusarium spp., Aspergillus spp., Candida spp…

Tác dụng kháng ký sinh trùng

Bệnh Leishmaniasis được xác định là do trùng roi Leishmania infantum. Theo WHO, có từ 700 nghìn - 1 triệu bệnh nhân mới mắc bệnh này. Tuy nhiên, thuốc sử dụng điều trị có độc tính cao, quá trình điều trị kéo dài.

Nghiên cứu cho thấy hỗn hợp Thymol và carvacrol có tác dụng ức chế sự phát triển của L. Infantum. Thymol làm giảm sự xuất hiện của L. Infantum ở gan, làm giảm tổn thương tế bào gan đáng kể hơn so với các thuốc khác.

Chống oxy hóa

Tinh dầu cỏ xạ hương có thành phần hơn 60 hợp chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Hoạt tính chống oxy hóa của chúng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau. Chính nhờ những thành phần này, tinh dầu có tác dụng thu gom các gốc tự do, chelat hóa ion kim loại, chất ức chế enzym oxy hóa....

Bên cạnh đó, thymol làm tăng hoạt động của một số enzym chống oxy hóa bao gồm glutathione peroxidase, superoxide dismutase, tăng nồng độ chất chống oxy hóa bao gồm glutathione, vitamin E và vitamin C.

Lợi ích đối với bệnh lý tim mạch

Những hợp chất phenolic trong tinh dầu có nhiều lợi ích đối với bệnh lý tim mạch. Những thành phần này hỗ trợ ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, ức chế quá trình oxy hóa cholesterol.

Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy những lợi ích đối với bệnh lý tim mạch của tinh dầu xạ hương bao gồm cải thiện huyết áp, giảm lipid máu, giảm tổn thương động mạch chủ, tăng chất chống oxy hóa, giảm tích tụ chất béo.

Lợi ích trên da

Một trong những tác dụng khác của tinh dầu xạ hương là dưỡng da. Sử dụng tinh dầu xạ hương có hiệu quả bảo vệ làn da khỏi vi khuẩn và nấm. Chính vì vậy, có hiệu quả điều trị một số tình trạng như mụn trứng cá, phát ban, vết bỏng, bệnh bệnh chàm da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, giúp da sáng khỏe hơn.

Cân bằng nội tiết tố

Nồng độ Progesterone trong cơ thể nữ giới rất thấp, có thể gây ra mất cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể. Tinh dầu xạ hương có liên kết estradiol, progesterone hỗ trợ cân bằng nội tiết tố tự nhiên. Chính vì vậy, tinh dầu cỏ xạ hương được sử dụng để giảm thiểu các triệu chứng mãn kinh, hỗ trợ cân bằng nồng độ hormone...

Giảm stress, căng thẳng

Sử dụng tinh dầu là một phương pháp giảm căng thẳng, stress rất hiệu quả và phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Khi cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hay stress, có thể xông một ít tinh dầu xạ hương trong phòng để giúp thư giãn cơ thể, tinh thần thoải mái và giảm stress hiệu quả.

Cách dùng - Liều dùng

Các loại tinh dầu luôn cần trộn với dầu nền trước khi dùng. Không sử dụng tinh dầu đậm đặc (chưa pha loãng) trực tiếp lên bất kỳ vùng da nào.

Để điều trị các tình trạng da đầu bằng tinh dầu, có thể làm như sau:

  • Sử dụng một loại dầu nền, chẳng hạn như dầu jojoba, dầu hạt nho.

  • Trộn đều 2 – 3 cốc dầu nền cùng 3 – 5 giọt tinh dầu mỗi loại, bao gồm tinh dầu cỏ xạ hương, tinh dầu hương thảo, tinh dầu hoa oải hương,và tinh dầu hoàng đàn.

  • Sử dụng hỗn hợp này massage lên da dầu và tóc trong 10 phút.

  • Để yên trong một giờ hoặc qua đêm và gội sạch đầu.

Có thể cần vài tháng để nhận ra hiệu quả của phương pháp này. Khi gặp các triệu chứng kích ứng thì cần ngừng sử dụng.

Xịt khử trùng, xông phòng: Pha loãng 2 – 4 ml tinh dầu cùng cồn 70 độ trong bình xịt, dùng xịt quanh nhà. Pha với nước nếu sử dụng máy khuếch tán tinh dầu.

Lưu ý

Trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương. Bảo quản tinh dầu tránh xa tầm tay trẻ em. Những người dị ứng với bạc hà cũng có nguy cơ dị ứng cỏ xạ hương, tinh dầu cỏ xạ hương.

Các phản ứng có thể gặp khi sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng với triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, viêm da tiếp xúc, làm nặng hơn các triệu chứng.

  • Chóng mặt.

  • Đau đầu.

  • Hen suyễn.

  • Viêm kết mạc.

  • Yếu cơ.

  • Kích thích tiêu hóa quá mức.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương.

Mặc dù tinh dầu cỏ xạ hương có rất nhiều công dung với sức khỏe nhưng để sử dụng tinh dầu hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đối với những người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, trước khi sử dụng tinh dầu xạ hương cần thoa thử hai giọt lên trên vùng da ở mu bàn tay hoặc cổ tay, Theo dõi phản ứng của cơ thể trong vòng 12 – 24 giờ. Nếu không có bất kỳ phản ứng dị ứng nào thì có thể sử dụng. Khi xuất hiện phản ứng dị ứng, không được sử dụng để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Không sử dụng tinh dầu xạ hương ở bệnh nhân huyết áp cao hoặc bị bệnh động kinh.

  • Không để tinh dầu xạ hương tiếp xúc với mắt, do có thể gây ra kích thích màng nhầy.

  • Phụ nữ mang thai không sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương, do có thể gây kích thích lượng máu vùng khoang chậu và ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Nên mua tinh dầu cỏ xạ hương ở những đơn vị uy tín, do trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp tinh dầu giả, pha thêm các chất hóa học khác có nguy cơ nguy hiểm.

  • Trước khi sử dụng tinh dầu xạ hương cần pha loãng với dầu nền.

  • Tinh dầu xạ hương có thể bị oxy hóa, dễ gây kích ứng nên không sử dụng tinh dầu quá cũ, không được bảo quản đúng cách

  • Thận trọng khi sử dụng trên người già hoặc trẻ em

  • Tinh dầu khá dễ cháy nên cần để tránh xa nguồn nhiệt.

Tinh dầu cỏ xạ hương có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách. Cần tìm hiểu kỹ về hiệu quả và cách sử dụng để có được hiệu quả tốt nhất khi dùng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
NGƯU BÀNG TỬ

NGƯU BÀNG TỬ

Cây Ngưu bàng là một loại dược liệu quý, với nhiều giá trị dinh dưỡng và có sự hiện diện đa dạng của các loại hoạt chất có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
administrator
BẠCH ĐẬU KHẤU

BẠCH ĐẬU KHẤU

Bạch đậu khấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: bạch khấu xác, đới xác khấu, đông ba khấu, đậu khấu, xác khấu, bạch khấu nhân, đa khấu, tử đậu khấu,... Bạch đậu khấu - loài cây với cái tên nghe hơi “lạ lạ” mọc tự nhiên với nhiều công dụng trong đời sống con người. Ở một số nơi, người ta lấy hạt cách đậu khấu làm gia vị rất thơm ngon. Vậy bạch đậu khấu có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết công dụng và cách dùng của loại dược liệu này.
administrator
CÂY LƯỠI BÒ

CÂY LƯỠI BÒ

Cây lưỡi bò, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề. Cây lưỡi bò mặc dù là một loại cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết. Trong Đông y, dược liệu này còn được gọi là thổ đại hoàng, xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc chữa hắc lào, mụn nhọt, viêm da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐINH LĂNG

ĐINH LĂNG

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Loài cây này có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ trị liệu bệnh ung thư. Hiện nay, Đinh lăng được nghiên cứu để phát triển thành các sản phẩm chức năng và có tiềm năng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng Đinh lăng cần tuân thủ đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.
administrator
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
BÈO ĐẤT

BÈO ĐẤT

Bèo đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cỏ trói gà, địa là, cẩm tỳ là, cỏ tỹ gà, cây mồ côi,.. Bèo đất là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y. Đặc biệt vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, chữa ho rất hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm công dụng và cách dùng của dược liệu này. Cây bèo đất còn có chức năng đặc biệt là lá của nó có chức năng hấp thụ chất hữu cơ khi bẫy được các con côn trùng nhỏ.
administrator
QUY BẢN

QUY BẢN

Quy bản (Testudo elongata) được lấy từ loài rùa nhỏ, thân ngắn, thân rùa được bảo vệ bởi phần lưng (mai rùa) dày như tấm giáp, là phiến sừng hoặc nhiều vảy cứng ghép lại và phần bụng phảng (yếm rùa).
administrator
KÉ ĐẦU NGỰA

KÉ ĐẦU NGỰA

Tên khoa học: Xanthium strumarium L. Họ: Cúc (Asteraceae) Tên dược liệu: Fructus Xanthii strumarii (Quả) Tên khác: Xương nhĩ, thương nhĩ tử, thương nhĩ, mac nháng (Tày), phắc ma…
administrator