THUYỀN THOÁI

Thuyền thoái là xác lột của ve sầu khi nó lớn lên, được sử dụng như một loại dược liệu. Trong Y học cổ truyền, dân gian thường sử dụng chúng như một vị thuốc trong chữa sốt nóng, động kinh co giật ở trẻ em. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có công dụng chữa các chứng nóng sốt, cảm nhiệt hay đau họng khàn tiếng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thuyền thoái và những công dụng của nó đối với sức khỏe.

daydreaming distracted girl in class

THUYỀN THOÁI

Giới thiệu về dược liệu

Thuyền thoái, hay còn được gọi với tên khác là Thiền thoái, Thiền thuế, Thiền xác, Thuyền thuế. Vị thuốc này thực chất là xác lột của con Ve sầu khi lớn lên. Tên khoa học của Ve sầu là Cryptotympana pustulata Fabricius, thuộc họ Ve sầu (Cicadidae). Tên khoa học của vị thuốc xác ve sầu là Periostracum Cicadae.

Ve sầu là loại bọ có vỏ cứng, phần bụng có đốt. Khi Ve sầu đực giao phối xong thì sẽ chết, con cái đẻ trứng dưới vỏ cây hay khe đá. Khi mới nở, ấu trùng Ve sầu vẫn chưa có cánh và sống ở dưới đất. Sau khi lột xác, Ve sầu sẽ có cánh và sinh sống ở trên cây.

Vị thuốc thuyền thoái hình bầu dục, hơi cong với chiều dài chừng 3,5 cm và khoảng rộng 2 cm. Mặt ngoài của vị thuốc có màu nâu vàng, trong mờ và sáng bóng. Phần đầu có 1 đôi râu dạng sợi, thường bị rụng. Thuyền thoái có hai mắt lồi ngang, trán lồi ra ở phía trước, miệng rộng với môi trên rộng ngắn và môi dưới dài ra thành vòi có hình ống.

Phần lưng của Thuyền thoái có vết nứt dọc hình chữ thập. Miệng bị nứt rách cuộn vào phía trong. Ở 2 bên sống lưng có 2 đôi cánh nhỏ. Ở phần ngực và phía bụng gồm 3 đôi chân phù lỏng nhỏ màu nâu vàng. Đôi chân trước to, khoẻ với răng cưa. Hai đôi chân sau hơi nhỏ, dài hơn. Bụng tròn, tù và có 9 đốt. Trọng lượng rất nhẹ, chất mỏng và bên trong rỗng, dễ vỡ. Vị thuốc này không có mùi, vị nhạt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Ve sầu là loài xuất hiện nhiều ở các vùng rừng núi, cũng như cả ở các thành phố và những nơi có cây to. Thuyền thoái thường được thu hoạch vào mùa hè. Chúng ta có thể bắt gặp xác ve ở trên cây to hay trên mặt đất. Có những khu vực sau trận mưa to mùa hè, xác ve sẽ bị gió mưa làm rơi xuống, bị nước cuốn trôi theo dòng suối và giữ lại bởi các cành lá cây. Chúng ta có thể lấy rổ vớt hoặc nhặt đem về rửa sạch rác và tạp chất, sau đó rồi phơi khô bỏ phần đầu, cánh và chân. Mỗi kilogram có khoảng 6000 - 7000 xác ve.

Thành phần hóa học

Thành phần của Thuyền thoái có chất kitin, các hợp chất có nitơ (dẫn chất của N-acetyldopamin). Một nghiên cứu trên xác ve ở Thượng Hải phân tích thấy có khoảng 7,86% nitơ, 14,57% tro.

Trong các nghiên cứu mới nhất, người ta phát hiện 2 chất tetrapolyme N-acetyldopamine mới, cicadamide A và cicadamide B, phân lập từ Thuyền thoái. Nghiên cứu về tác động dược lý của hai hợp chất cho thấy một phần có hoạt tính chống viêm.

Tác dụng - Công dụng

Thuyền thoái được sử dụng chủ yếu để hạ sốt, trị ho, cảm, mất tiếng, viêm tai giữa hay chống co thắt. Ngoài ra, nó còn được dùng làm thuốc trấn kinh trong trường hợp trẻ em bị sốt cao, lên kinh giật, khóc đêm, uốn ván, chữa mắt có màng mộng, dùng ngoài giảm ngứa ngáy, nhọt độc, phù thũng hay sang lở.

Theo Y học cổ truyền

Dược liệu Thuyền thoái có công dụng trị cảm do nhiệt, đau họng và khàn tiếng. Ngoài ra còn chữa các chứng ngứa da, mắt đỏ có màng hay co giật.

Theo Y học hiện đại

Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng Thuyền thoái rất hiệu quả trong việc điều trị chứng khóc đêm ở trẻ sơ sinh do có tác dụng làm dịu tinh thần. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng ngoài an thần còn có tác dụng chống động kinh co giật và hiệu quả hạ sốt.

Cách dùng - Liều dùng

Để bảo quản Thuyền thoái, cần để nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất là để trong lọ kín, tránh bị vụn nát hay sâu, mọt.

Lúc đem ra sử dụng thì cần rửa sạch đất cát cũng như tạp chất. Tránh ngâm quá lâu lâu trong nước vì chúng dễ bị nát. Khi sử dụng hoặc chế biến thì tuỳ theo yêu cầu của từng bác sĩ mà có thể bỏ đi phần đầu, cánh hoặc chân. Đôi khi có thể nghiền nát để làm thành bột hay viên thuốc.

Chữa chứng cảm mạo, viêm khí quản, ho mất tiếng

Sử dụng Thuyền thoái 3g, Ngưu bàng tử 10g, Cát cánh 5g, Cam thảo 3g cùng với 400 ml nước. Sắc tới còn khoảng 200ml. Chia ra thành 3 lần và uống trong ngày.

Chữa chứng cảm sốt ở trẻ em

Sử dụng Kim ngân hoa 12g, Kinh giới tuệ 4g, Hoàng cầm 8g, Ngưu bàng tử 8g, Cát cánh 6g và Cam thảo 3g. Sắc lấy nước uống ở trẻ em có thể chữa viêm họng, ho sốt.

  • Trong trường hợp kèm theo sốt cao: Sử dụng gia Thạch cao 16g, Liên kiều 6g. Khi bị mất tiếng dùng thêm Bàng đại hải (quả lười ươi hay đười ươi) 1 – 2 quả.

  • Trường hợp trẻ em sốt đêm quấy khóc sử dụng Cát căn 12g, Táo nhân 8g, nghi mọc sởi gia Thăng ma 6g và Đăng tâm 2g, đem sắc lấy nước uống.

Lưu ý

Phụ nữ đang mang thai không được sử dụng Thuyền thoái.

Những bệnh không phải do yếu tố phong nhiệt theo Đông y không được sử dụng. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất và giảm những tác dụng phụ không đáng có.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HUYỀN SÂM

HUYỀN SÂM

Cây Huyền sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amygdal, loét lở miệng, ho,… hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…
administrator
DẦU HẠNH NHÂN

DẦU HẠNH NHÂN

Dầu hạnh nhân được ép từ hạnh nhân tươi nguyên chất. Bên trong chúng chứa hàm lượng axit béo lớn tốt cho cơ thể vì vậy nó là nguyên liệu tuyệt vời để làm dầu. Ngoài ra nhờ vào số lượng vitamin và khoáng chất khá nhiều trong dầu mà chúng có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe cơ thể. Trong mỗi hạt hạnh nhân chứa 1/2 trọng lượng là dầu. Hạt hạnh nhân chín sẽ được ép dầu, nếu không qua tinh chế thì gọi là dầu hạnh nhân thô. Dầu này có đầy đủ dưỡng chất và giữ được hương vị cho dầu. Sau đó, dầu thô được đem đi tinh chế bằng hóa chất và nhiệt độ cao. Dầu trở thành dầu tinh luyện. Dầu tinh luyện chịu được nhiệt độ tốt hơn dầu thô.
administrator
BÁN CHI LIÊN

BÁN CHI LIÊN

Bán chi liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng cầm rau, tử liên thảo, nha loát thảo, hiệp điệp,… Càng ngày người dân ta càng phải đối mặt với căn bệnh ung thư nhiều hơn, vì vậy nền Đông y cũng không ngừng phát triển nghiên cứu những dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa trị căn bệnh này. Bách chi liên cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả.
administrator
PHỤ TỬ

PHỤ TỬ

Phụ tử từ lâu được xem là dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của các nước bởi tác dụng dược lý rất hiệu quả, được xem như có khả năng “Hồi dương cứu nghịch” với những trường hợp thoát dương, âm vượng, hàn tà nhập.
administrator
HẠT TIÊU

HẠT TIÊU

Hạt tiêu không chỉ được dùng làm gia vị trong đời sống hằng ngày mà còn là dược liệu có tác dụng chữa bệnh như động kinh, phong thấp, đau bụng tiêu chảy, đau dạ dày.
administrator
DỨA DẠI

DỨA DẠI

Dứa dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dứa rừng, dứa gai, dứa núi.
administrator
RIỀNG

RIỀNG

Theo Y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cảm nôn, ợ hơi, kích thích tiêu hóa, chữa cảm sốt, giảm đau
administrator
CAO HỔ CỐT

CAO HỔ CỐT

Cao hổ cốt là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.
administrator