PHỤ TỬ

Phụ tử từ lâu được xem là dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của các nước bởi tác dụng dược lý rất hiệu quả, được xem như có khả năng “Hồi dương cứu nghịch” với những trường hợp thoát dương, âm vượng, hàn tà nhập.

daydreaming distracted girl in class

PHỤ TỬ

Giới thiệu về dược liệu Phụ tử

- Phụ tử từ lâu được xem là dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của các nước bởi tác dụng dược lý rất hiệu quả, được xem như có khả năng “Hồi dương cứu nghịch” với những trường hợp thoát dương, âm vượng, hàn tà nhập. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải lưu ý liều lượng vì tác dụng độc của nó. Nhìn chung, đây vẫn là một vị thuốc rất hiệu quả nếu biết cách sử dụng.

- Tên khoa học: Radix Aconiti lateralis praeparata

- Họ khoa học: Ranunculaceae (họ Mao lương).

- Tên gọi khác: Xuyên ô, Thảo ô, Cách tử, Thục phụ tử,…

Tổng quan về dược liệu Phụ tử

- Phụ tử còn được biết đến như là phần rễ củ con của cây Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl), trải qua quá trình phơi khô hay sấy để có thể sử dụng. 

- Theo lý luận y học cổ truyền Trung Hoa thì trong con người luôn có 2 phần Dương và phần Âm và 2 phần này luôn tồn tại song song với một trạng thái cân bằng để cho cơ thể ổn định. Khi cân bằng mất ổn định sẽ dẫn đến các bệnh lý liên quan đến 2 phần này. Dược liệu Phụ tử là một vị thuốc với tính nóng, đại diện cho phần Dương, dùng để chữa trị các triệu chứng của người bệnh khi phần Dương suy yếu trong cơ thể. Aconitin là một hoạt chất rất đặc trưng trong dược liệu này và cho nhiều tác dụng dược lý. Tuy nhiên, độc tính của chất này cũng cần phải lưu ý khi sử dụng.

Đặc điểm thực vật Ô đầu và mô tả dược liệu Phụ tử

- Đặc điểm thực vật: 

  • Cây Ô đầu là loại cây thân thảo. Với chiều cao từ 0,5 m đến 1 m. Phụ tử chính là phần rễ con của cây. Khi quan sát bên ngoài có hình dạng giống như con quay với phần rễ phình lên thành củ. 

  • Đường kính của rễ to dần khi đi từ dưới lên trên. Có thể đạt đường kính to nhất khoảng 3 cm. Chiều dài cua rễ từ 3 – 5 cm. Bề mặt rễ có màu nâu sậm, sần sùi và có nhiều nếp nhăn dọc theo chiều dài của rễ. Có nhiều nơi trên bề mặt rễ lòi ra như cái bướu. Rễ của cây Ô đầu rất cứng, khó có thể bẻ gãy. Mặt cắt màu nâu nhạt hay nâu xám.

- Phân bố dược liệu: 

  • Tại Trung Quốc, Cây Ô đầu được phân bố phổ biến ở và đã ghi nhận được sự có mặt của dược liệu ở 17 tỉnh của đất nước này. Ngoài ra, Ô đầu hiện nay được trồng ở một số quốc gia các như Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kì. 

  • Còn ở nước ta, cây được tìm thấy ở những vùng núi cao của tỉnh Hà Giang và ở phía Bắc của đất nước.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: thường dùng phần rễ.

- Thu hái: thường thu hái phần rễ của cây Ô đầu trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.

- Chế biến: sau khi thu hái về lựa các phần rễ con của cây mà sử dụng. Ô đầu rất độc nên cần phải chế biến trước khi sử dụng để tránh bị tác dụng phụ. Từ dạng Sinh phụ tử ban đầu có thể chế biến với nhiều cách khác nhau để cho ra các loại Phụ tử (chế): 

  • Diêm phụ tử - chế biến với muối ăn magie clorid. 

  • Hắc phụ tử: Được chế biến từ Diêm phụ tử hay Sinh phụ tử ban đầu.

  • Bạch phụ tử: Sản phẩm được chế biến từ Diêm phụ hay Sinh phụ tử ban đầu.

Thành phần hóa học của Phụ tử

Dược liệu Phụ tử có các thành phần hoạt chất sau:

- Alkaloid là nhóm hoạt chất chính và quan trọng trong Phụ tử bởi những tác dụng dược lý mà nó gây nên khi sử dụng, một vài alkaloid chính trong dược liệu có thể kể đến như: aconitin, mesaconitin, hypaconitin. Tuy nhiên đây cũng là một nhóm chất độc với độc tính cao.

- Bên cạnh nhóm chất alkaloid, đã có nhiều bài báo nghiên cứu thành phần hóa học của dược liệu Phụ tử và báo cáo đã tìm thấy một số nhóm hoạt chất khác như: polysaccharid, heteropolysaccharid, glucan, các hoạt chất nhóm phenol và dẫn chất, flavonoid, lignan, neolignan, các dẫn xuất của acid benzoic. Các thành phần hoạt chất này cũng đóng góp vào tác dụng dược lý của dược liệu khi sử dụng.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của Dược liệu Phụ tử

Dược liệu Phụ tử có các tác dụng dược lý như sau:

- Giúp giảm đường huyết và giảm lipid huyết: nghiên cứu trên động vật thí nghiệm với kết quả khi sử dụng Phụ tử cho tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương mà cơ chế được chỉ ra do việc tăng sử dụng glucose của gan và của các tế bào ngoại vi. Bên cạnh đó còn cho tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid toàn phần là LDL-Cholesterol. Cơ chế được chỉ ra do dược liệu làm ức chế hoạt động của (HMG)-CoA – enzyme tổng hợp cholesterol. 

- Bảo vệ tim mạch: dược liệu Phụ tử cho tác dụng trị liệu đối với các trường hợp suy tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, các bệnh liên quan đến động mạch vạch của cơ tim. Từ đó cho tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch của cơ thể.

- Tác dụng trên hệ thần kinh: dược liệu Phụ tử khi sử dụng trên động vật thí nghiệm cho tác dụng cải thiện tình trạng của động vật bị stress do các yếu tố của thí nghiệm gây nên. Cơ chế đã chỉ ra do dược liệu Tác dụng lên vùng Hải mã (Hippocampus) cho tác dụng tăng trưởng của các tế bào thần kinh. Nhóm chất alkaloid được cho rằng đóng vai trò chính cho tác dụng này. 

- Chống oxy hóa: Phụ tử cho tác dụng ức chế sự hoạt động của các gốc tự do oxy hóa (ROS). Từ đó cho tác động bảo vệ cơ thể đối với một số bệnh do các gốc tự do gây nên như đái tháo đường, tăng huyết áp,…

- Ngoài các tác dụng chính nói trên, Phụ tử còn cho nhiều tác dụng dược lý khác mà các nhà khoa học đã nghiên cứu như: Tác dụng kháng khuẩn, tác dụng điều hòa miễn dịch, tác dụng chống khối u, tác dụng hạ huyết áp, tác dụng giảm đau và kháng viêm,…

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của Dược liệu Phụ tử

- Tính vị: vị cay đôi khi hơi ngọt, đắng, tính đại nhiệt.

- Quy kinh: vào Tâm, Thận và Tỳ.

- Công năng: khu phong, táo thấp, hồi dương cứu nghịch, khu hàn, trục phong hàn thấp tà,…

- Chủ trị: 

  • Dùng để chủ trị các trường hợp người bệnh thoát dương, Dương Hư, Âm thịnh, Phong thấp đau nhức xương khớp. Tiêu chảy, chân tay phù nề.

  • Theo Trung Dược Học, Phụ tử chủ trị các trường hợp như Hàn tý, Âm Thịnh, Dương hư.

  • Trong một số trường hợp, Phụ tử có tác dụng hồi dương cứu nghịch, dùng để chữa trị các trường hợp mạch yếu hay không có mạch, vong dương.

Cách dùng – Liều dùng của dược liệu Phụ tử 

- Cách dùng: thường sử dụng dưới dạng thuốc sắc, bên cạnh đó có thể sử dụng để làm rượu xoa bớp dùng bên ngoài với tác dụng rất hiệu quả.

- Liều dùng: 

  • Phụ tử rất độc nên khi sử dụng cần phải lưu ý liều lượng, chỉ các dạng Phụ tử sau khi chế biến mới có thể sử dụng. Liều dùng theo tài liệu tham khảo hằng ngày theo Dược điển Việt Nam từ 0,05 – 0,15 g trong vòng 24 giờ.

  • Theo tài liệu Y học Trung Quốc, Liều dùng của các loại phụ tử chế từ 1 – 4 g. Trong các trường hợp nguy cấp có thể dùng đến 4 – 12 g để cho tác dụng hồi dương cứu nghịch.

Một số bài thuốc dân gian có Phụ tử

- Bài thuốc trị các chứng do Dương hư:

  • Chuẩn bị: 12 g Phụ tử chế, 10 g Can khương và 4 g Chích thảo.

  • Tiến hành: tất cả các dược liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị lạnh, trị phù thũng:

  • Chuẩn bị: 12 g Phụ tử chế, 4 g Nhục quế, Thục địa, 16 g Sơn dược đều, 12 g Sơn thù, 12 g Phục linh, 12 g Đơn bì và 12 g Trạch tả.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột và trộn với Mật để tạo thành viên. Uống 2 lần mỗi ngày với liều mỗi lần là 12 g.

Lưu ý khi sử dụng Phụ tử

- Những người đang bị Âm hư không nên sử dụng do dược liệu có tính đại nhiệt.

- Cần tham khảo ý kiến chuyên gia, không tự ý sử dụng để tránh bị ngộ độc.

- Không được dùng dạng chưa qua chế biến.

 
Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU XẠ HƯƠNG

TINH DẦU XẠ HƯƠNG

Cỏ xạ hương là một loại cây không còn xa lạ gì trong nền ẩm thực. Trong đó, tinh dầu của dược liệu này được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm trong theo văn hóa Địa Trung Hải. Thế nhưng, nó còn có những lợi ích rất tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Sau đây hãy cùng tìm hiểu xem tinh dầu xạ hương có tác dụng gì, khi sử dụng tinh dầu xạ hương cần lưu ý gì?
administrator
TOAN TÁO NHÂN

TOAN TÁO NHÂN

Toan táo nhân là một vị thuốc không còn xa lạ gì trong Đông Y, thường được sử dụng như một vị thuốc hay cho người hay bị mất ngủ là. Tuy nhiên, không phải ai cũng biệt vị thuốc này có nguồn gốc từ trái táo mà chúng ta vẫn thường ăn, tên là Táo ta. Táo nhân là phần lấy từ hạt phía trong hạch của quả táo, qua quy trình bào chế để thành vị thuốc tốt cho sức khỏe. Toan táo nhân có tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, hay ra mồ hôi, sử dụng ở người phiền muộn hay hồi hộp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toan táo nhân và những công dụng của nó nhé.
administrator
HẮC SÂM

HẮC SÂM

Cây Hắc sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amidan, loét lở miệng, ho,…hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…
administrator
THÀNH NGẠNH

THÀNH NGẠNH

Thành ngạnh (Cratoxylum prunifolium) là một loại cây có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ và đã được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị một số bệnh. Thành ngạnh có thành phần chính là các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Thành ngạnh có thể hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, để sử dụng Thành ngạnh hiệu quả và an toàn, cần lưu ý một số thông tin quan trọng liên quan đến cách sử dụng và bảo quản.
administrator
CÂY BÔNG GÒN

CÂY BÔNG GÒN

Cây Bông gòn là loài cây không còn xa lạ với người Việt Nam. Vừa tạo bóng mát, Bông gòn vừa là một dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y, nhất là với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, xương khớp hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT BO BO

HẠT BO BO

Hạt bo bo hay Ý dĩ là hạt của cây Lúa miến (sorghum) dùng làm thực phẩm và thay thế gạo thóc, ngoài ra Ý dĩ nhân còn được dùng trong đông y và được dùng trong các vị thuốc trừ tý, kiện tỳ, chỉ thống, điều trị viêm phổi, tiêu chảy, gân co quắp không duỗi thẳng được,…
administrator
SƠN THÙ DU

SƠN THÙ DU

Sơn thù có vị chua, sáp, tính ấm, có tác dụng ôn can, liễm tinh, chỉ hãn, chỉ huyết, cố tinh khí, sáp tinh khí, bổ can thận, trợ thủy tạng, phá trưng kết, noãn yêu tất. Dùng trong các trường hợp lưng đau gối mỏi, di tinh, can hư, chóng mặt, liệt dương, ù tai, hàn nhiệt, kinh nguyệt ra nhiều, hư nhiệt khiến mồ hôi ra nhiều.
administrator
SÒI

SÒI

Sòi là cây thân gỗ rụng lá hằng năm, cao từ 4-6m. Thân màu xám, lá mọc so le, hình bầu dục hay quả trám, đầu lá thuôn nhọn, cuống lá dài. Hoa màu trắng ngà hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái rất nhiều, ở gốc, và hoa đực ở ngọn.
administrator