TINH DẦU HOA CAM

Tinh dầu hoa cam, là thành phần được chiết xuất từ cây cam chua (hoặc cam đắng), được nền Y học cổ truyền sử dụng từ rất lâu đời. Hiện nay, tinh dầu này đã được nghiên cứu và sản xuất nhằm phục vụ sức khỏe của con người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về tinh dầu hoa cam và những công dụng của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa cam và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU HOA CAM

Giới thiệu về dược liệu

Tinh dầu hoa cam là phần tinh dầu chiết xuất từ hoa của cây cam đắng (hay còn gọi là cam chua) với tên khoa học là Citrus aurantium L.

Trên thực tế, tinh dầu hoa cam chưa vẫn chưa được các chuyên gia nghiên cứu rộng rãi. Một số thử nghiệm trên người và động vật đã cho thấy rằng tinh dầu hoa cam mang lại lợi ích cho chúng ta trước các phản ứng căng thẳng và lo lắng. Thành phần này thường được sử dụng bằng liệu pháp hương thơm.

Tinh dầu hoa cam có một mùi hương nhẹ nhàng, khá giống với mùi hương của cam quýt. Nhờ công dụng làm khoan khoái dễ chịu, loại tinh dầu này thường được thêm vào làm thành phần trong các sản phẩm kem dưỡng da, mỹ phẩm hay nước hoa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh dầu hoa cam thường được chiết xuất này phương pháp chưng cất tinh dầu bằng hơi nước (steam distillation) hay chưng cất hydro (hydrodistillation). Để thu được tinh dầu tinh khiết, người ta còn sử dụng thêm một số loại dung môi hóa học chẳng hạn như hexan. Sau đó loại bỏ dung môi, cô đặc sẽ thu được toàn bộ lượng tinh dầu. Tinh dầu hoa cam có mùi ngọt, màu vàng nhạt, vị hơi đắng nhẹ.

Phương pháp chiết xuất của tinh dầu này khá đặc biệt do đặc tính của hoa cam. Do trong quy trình có hexan làm dung môi để làm tinh khiết, cần rất nhiều dụng cụ và quy trình phức tạp nếu bạn muốn chiết xuất tinh dầu tại nhà.

Thành phần hóa học

Thành phần chính có trong tinh dầu hoa cam bao gồm linalool, α-terpineol, linalyl acetate, dol, E,E-farnesol, limonene. Bên cạnh đó còn có một số thành phần khác như β-Pinene, α-Pinene, β-Myrcene, Sabinene,Pentanal…

Tác dụng - Công dụng

Cải thiện tinh thần, thư giãn cơ

Nhiều trung tâm ở các quốc gia bao gồm Puerto Rico, Mexico,Guatemala, Ý, Martinique, Tây Ban Nha có sử dụng tinh dầu hoa cam như một loại thuốc an thần nhẹ. Thành phần này có công dụng thư giãn, giảm đau, giãn cơ. Mùi thơm của tinh dầu hoa cam được ghi nhận giúp giảm các triệu chứng lo lắng, cải thiện tâm trạng, khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc.

Giảm lo âu, chống co giật

Liệu pháp hương thơm và xoa bóp bằng tinh dầu hoa cam đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả giúp giảm lo lắng ở người bệnh trước khi phẫu thuật. Bên cạnh đó tinh dầu này cũng có hiệu quả tương tự khi sử dụng ở phụ nữ sau mãn kinh. Nghiên cứu trên chuột ghi nhận được công dụng này thông qua cơ chế điều chỉnh các thụ thể 5-HT.

Bên cạnh giảm lo âu, tinh dầu hoa cam cũng được ghi nhận giúp làm giảm các triệu chứng mất ngủ, hỗ trợ điều trị động kinh và giảm co giật.

Giảm đau, kháng viêm

Tinh dầu hoa cam đã được thử nghiệm trên chuột và cho thấy hiệu quả giảm đau đáng kể. Bên cạnh đó, tinh dầu này còn tác động thông qua cơ chế đau ở trung ương. Một số nghiên cứu khác còn ghi nhận hiệu quả giảm viêm cấp và mạn tính tương đương với natri diclofenac.

Lợi ích đối với sức khỏe phụ nữ

Tinh dầu hoa cam được ghi nhận có tác động tốt tới nội tiết phụ nữ. Tiến hành liệu pháp hương thơm bằng tinh dầu hoa cam giúp giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh, giảm huyết áp, tăng ham muốn tình dục ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ngoài ra, thành phần này còn ghi nhận là tác động tích cực tới tâm trạng, huyết áp, giảm đau, kháng viêm, đầy bụng khó tiêu... Đây là những triệu chứng rất thường gặp phải trong kỳ kinh nguyệt.

Tinh dầu hoa cam giúp giảm các cơn co thắt do oxytocin và prostaglandin. Do đó có thể sử dụng để giảm đau do co thắt tử cung, hỗ trợ giảm đau cho sản phụ trong quá trình chuyển dạ.

Lợi ích trên tim mạch

Tinh dầu hoa cam có tác động tới lớp nội mô và cơ trơn mạch máu. Một nghiên cứu được tiến hành cho bệnh nhân ngửi hỗn hợp bao gồm tinh dầu hoa oải hương, ylang-ylang (tinh dầu hoa ngọc lan tây), kinh giới tây, hoa cam với tỉ lệ 20:15:10:2 có công dụng làm giảm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, nồng độ cortisol nước bọt trên người tiền tăng huyết áp và bệnh nhân tăng huyết áp.

Chống oxy hóa mạnh

Tương tự như các loại tinh dầu trong họ cam quýt, tinh dầu hoa cam có thành phần hàm lượng cao các chất chống oxy hóa. Do đó, nó có công dụng thu gom toàn bộ các gốc tự do oxy hóa. Ở nồng độ từ 0,1 – 2%, tinh dầu tác dụng tương đương với acid ascorbic.

Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một tình trạng rối loạn thần kinh tiến triển, chủ yếu gặp phải ở người lớn tuổi. Các chuyên gia tìm hiểu và ghi nhận cơ chế gây bệnh có thể do scopolamine. Tinh dầu hoa cam được nghiên cứu là hiệu quả trong chứng hay quên, suy giảm khả năng học hỏi, rối loạn hành vi do scopolamine gây ra. Thành phần này còn giúp hỗ trợ tăng cường trí nhớ ở những bệnh nhân Alzheimer.

Tiêu diệt vi sinh vật

Tinh dầu hoa cam có tác động ức chế hoạt động của một số vi khuẩn thường gặp bao gồm Staphylococcus aureus, S. epidermis, Listeria monocytogenes, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumonia.

Đồng thời, tinh dầu này cũng ức chế một số vi nấm gây bệnh bao gồm Aspergillus niger, A. flavus, A. nidulans, A. fumigatus, Fusarium graminearum, Alternaria alternata.

Cách dùng - Liều dùng

Tinh dầu hoa cam được cho là rất an toàn khi sử dụng đúng theo hướng dẫn

Liệu pháp hương thơm: pha loãng tinh dầu tới nồng độ khoảng 0,1 – 0,5 % có thể mang lại tác dụng thư giãn. Nhỏ từ 2 – 6 giọt tinh dầu trong 30 ml dầu nền như dầu hạt nho. Có thể dùng để mát xa toàn thân với công dụng thư giãn, xoa vào vùng bụng dưới nếu đến kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, có thể pha loãng tinh dầu vào máy khuếch tán hay đèn đốt tinh dầu. Tinh dầu hoa cam có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các tinh dầu khác để tăng hiệu quả. 

Tương tự, có thể pha loãng lượng tinh dầu với nồng độ như trên làm nước tắm hoặc vào máy xông hơi mặt.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm khác nhau với thành phần tinh dầu Hoa cam như sản phẩm dưỡng trắng da chống lão hóa, nước hoa, nước xịt phòng...

Nếu muốn thưởng thức mùi hương tinh dầu hoa cam cả đêm, hãy ngâm một miếng bông gòn có tẩm tinh dầu và đặt dưới gối. 

Tinh dầu hoa cam cũng có thể được sử dụng tại chỗ để điều trị mụn trứng cá, giảm tình trạng viêm da. Sử dụng tăm bông nhúng vào tinh dầu cam đã pha loãng và chấm trực tiếp lên vùng da bị mụn hoặc kích ứng, để qua đêm. Tinh dầu hoa cam với tính sát trùng mang lại tác động tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.

Lưu ý

Trong quá trình sử dụng tinh dầu hoa cam cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi sử dụng tinh dầu hoa cam có thể làm tăng tính nhạy cảm, tăng phản ứng trên da, thường gặp với các triệu chứng như mẩn đỏ.

Tinh dầu hoa cam khá phổ biến và tương đối an toàn khi sử dụng. Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ bị dị ứng khi sử dụng tinh dầu này. Do đó, những người bị dị ứng với các loài cây họ Cam quýt cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Tương tự như các loại tinh dầu khác, khi muốn sử dụng tinh dầu trên da cần pha loãng và thử nghiệm trên một vùng da nhỏ.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người đang điều trị các bệnh lý, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng tinh dầu hoa cam:

  • Cần pha loãng tinh dầu trước khi dùng, đặc biệt là trước khi thoa lên da. Thông thường nhỏ khoảng 2 – 6 giọt tinh dầu trong khoảng 30ml dầu nền như dầu ô liu.

  • Khi sử dụng tinh dầu hoa cam cần tránh những khu vực nhạy cảm bao gồm vùng da quanh mắt, mũi. Nuốt phải tinh dầu hoa cam có thể gây nguy hiểm. cần bảo quản ở nơi tránh xa tầm tay trẻ em

  • Bôi thử 1 ít tinh dầu lên da trước khi sử dụng. Nếu bị dị ứng với các cây họ cam quýt, không được sử dụng tinh dầu hoa cam.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CƠM RƯỢU

CƠM RƯỢU

Cơm rượu là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc như: chống ho, giải cảm, tiêu đờm, kích thích hệ tiêu hóa, tán huyết ứ, chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, chữa tê thấp, kích thích tiêu hóa,...
administrator
CÂY RÁY

CÂY RÁY

Cây ráy, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dã vu, ráy dại. Cây ráy là loài thực vật mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp. Ít ai biết rằng, loài cây dại này có nhiều tác dụng chữa bệnh và lợi ích đối với sức khỏe. Dân gian thường sử dụng củ ráy để giảm sốt, trị bệnh gout, mụn nhọt ngoài da và đau nhức xương khớp do phong tê thấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RÂU MÈO

RÂU MÈO

Orthosiphon aristatus hay râu mèo, là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Được dùng để trị sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…
administrator
CÂY AN XOA

CÂY AN XOA

Cây An xoa (Helicteres hirsuta) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Với các thành phần có trong cây, nhiều bài thuốc đã được chế biến để điều trị một số bệnh thường gặp. Cây An xoa có công dụng lưu thông khí huyết, trị đau, giảm viêm và kháng khuẩn. Đồng thời, dược liệu cũng được sử dụng để cải thiện chức năng gan và thận.
administrator
BẠCH CẬP

BẠCH CẬP

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Vị thuốc có tên Bạch cập vì sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp. Bạch cập có công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da.
administrator
THẠCH QUYẾT MINH

THẠCH QUYẾT MINH

Thạch quyết minh là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ của loài bào ngư. Tên gọi của nó dựa trên thể chất giống đá (thạch) kèm theo tính chất làm tan màng và sáng mắt (minh). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng Thạch quyết minh.
administrator
SỬ QUÂN TỬ

SỬ QUÂN TỬ

Sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trừ thấp nhiệt, kiện tỳ vị, tiêu thực, sát trùng và tiêu tích. Do đó dược liệu được dùng trong các trường hợp ngứa do các bệnh về da, tiêu chảy, lỵ, tiểu đục, nhiễm giun đũa, bụng đau, ăn không tiêu, trùng tích, cam tích,…
administrator
KIỀU MẠCH

KIỀU MẠCH

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench Họ: Rau răm (Polygonaceae) Tên gọi khác: Tam giác mạch, Lúc mạch đen, Mạch ba góc, Lộc đề thảo, Ô mạch.
administrator