CÂY RÁY

Cây ráy, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dã vu, ráy dại. Cây ráy là loài thực vật mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp. Ít ai biết rằng, loài cây dại này có nhiều tác dụng chữa bệnh và lợi ích đối với sức khỏe. Dân gian thường sử dụng củ ráy để giảm sốt, trị bệnh gout, mụn nhọt ngoài da và đau nhức xương khớp do phong tê thấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY RÁY

Đặc điểm tự nhiên

Cây Ráy là loại cây thân mềm, cao 0,3 – 1,4m, có cây cao tới 5m. Phần trên thẳng đứng, phần dưới bò. Rễ có hình cầu và mọc ra những củ dài có nhiều đốt ngắn. Các đốt này có vảy màu nâu.

Lá to, hình tim với kích thước dài 10 – 50cm, rộng 8 – 45 cm. Cuống lá dài 15 – 120cm. Cây có các bông mo và xung quanh có các quả mọng hình trứng màu đỏ.

Bông mo mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên. Hoa đực có nhị tụ lại thành hình thoi hoặc hình 6 cạnh. Hoa cái có bầu thuôn dài.

Quả mọng hình trứng, màu đỏ, bao quanh mo.

Cây ráy được trồng nhiều tại các vùng nhiệt đới, tại các khu rừng mưa nhiệt đới từ Malaysia đến Queensland. Cây ráy được tìm thấy và bắt đầu trồng ở nước Philippines. Ở nước ta, cây thường mọc ở những nơi ẩm thấp, mọc hoang khắp các địa phương.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Sử dụng toàn bộ cây ráy để làm thuốc: thân, rễ, lá và cuống lá. Mỗi bộ phận của cây đều đem lại công dụng chữa bệnh khác nhau.

Thu hái: Lá và thân được thu hái quanh năm. Đối với củ, thường được thu hoạch đối với những cây từ 2-3 năm trở lên.

Chế biến: Khi thu hái cây về, cần được rửa sạch phần cát còn dính trên cây, đặc biệt là phần rễ cần cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ, có thể đem phơi khô hoặc sử dụng khi còn tươi.

Trong quá trình chế biến cây ráy cần lưu ý, trong cây có các chất độc gây ngứa, người chế biến cần thận trọng.

Sử dụng dược liệu này khi được nấu chín.

Sử dụng cây ráy còn tươi, nên sử dụng những cây thu hoạch trong ngày.

Sử dụng cây ráy phơi khô, cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Thành phần hóa học

Trong cây ráy có chứa các thành phần sau: Nước, Calo, Protein, chất béo lipid, Carbohydrate, chất xơ cùng với một số các loại khoáng chất khác bao gồm Canxi, Sắt, Magie, kali, Natri, Kẽm và hàm lượng các vitamin B1, B2, vitamin C và vitamin E.

Tác dụng

+Thân, rễ và cuống lá của cây Ráy chứa ít các chất độc lại, thường được làm thực phẩm.

+Tác dụng kháng côn trùng.

+Tác dụng hiệu quả trị bỏng và vết thương phần mềm.

+Nhân dân dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng tay chân, giải ngứa lá Han…

+Tinh thể canxi oxalat gây kích ứng da, viêm khoang miệng và niêm mạc.

+Củ Ráy có hàm lượng sapotoxin cao nên thường gây ngứa, tê môi, lưỡi và cứng hàm khi dùng trực tiếp.

+Tác dụng tăng cường lưu thông máu, giãn tĩnh mạch.

+Tác dụng cầm máu vết thương hoặc vết cắt.

Công dụng

Cây ráy có vị nhạt, tính hàn có nhiều chất độc hại và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị mụn nhọt.

+Điều trị bệnh gout(thống phong) từ củ ráy.

+Điều trị viêm đau nhức do viêm khớp dạng thấp.

+Điều trị ngứa do lá han.

+Điều trị bệnh cảm hàn, người sốt cao.

+Điều trị chàm(eczema)

+Điều trị viêm da cơ địa.

+Điều trị chứng cao huyết áp do bệnh thận hoặc béo phì.

+Điều trị đau nhức gân xương do bệnh tê thấp.

+Điều trị tiểu đường.

+Điều trị đau dạ dày.

+Điều trị rối loạn khớp, viêm phế quản mãn tính, chảy máu trĩ, viêm ruột thừa.

+Điều trị các vết đốt của các loại côn trùng.

Liều dùng

Cây ráy được sử dụng ở dạng thuốc sắc uống hoặc dùng ngoài. Liều dùng uống: 10-20g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Người hư hàn không dùng.

+Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu.

+Không sử dụng cây Ráy khi chưa được nấu chín. Bởi các loại cây này còn sống khi sử dụng có thể gây ngứa cổ họng và miệng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
NẤM NGỌC CẨU

NẤM NGỌC CẨU

Khi hỏi đến vị thuốc được ví như thần dược cho đấng mày râu, người ta liền nghĩ ngay đến Nấm ngọc cẩu. Đây là một vị dược liệu quý trong Đông y. Ngoài tác dụng cải thiện sinh lý cho phái mạnh, Nấm ngọc cẩu còn cho tác dụng chữa trị và ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau với tác dụng rất hiệu quả nên được nhiều người rất ưa chuộng sử dụng.
administrator
LÁ VỐI

LÁ VỐI

Với tên gọi khoa học là Cleistocalyx operculatus, là một loại cây thường được sử dụng trong Y học cổ truyền của nhiều nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. Với tính năng làm giảm viêm, chống oxi hóa và kháng khuẩn, Vối đã được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, từ các vấn đề tiêu hóa đến các vấn đề về hô hấp và da. Cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này để hiểu rõ hơn về tác dụng của Vối trong y học.
administrator
MÈ ĐẤT

MÈ ĐẤT

Tên khoa học: Leucas zeylanica (L.) Họ: Hoa môi (Lamiaceae). Tên gọi khác: Bạch thiệt, Trớ diện thảo, Man mác trắng, Phong sào thảo…
administrator
BẠCH ĐỒNG NỮ

BẠCH ĐỒNG NỮ

Bạch đồng nữ, hay còn được biết đến với những tên gọi: mò trắng, bấn trắng, lẹo trắng. Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến. Vậy bạch đồng nữ là gì và tác dụng của nó như thế nào đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giải đáp những băn khoăn trên của bạn đọc.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
NHÂN SÂM

NHÂN SÂM

Nhân sâm là cây sống lâu năm, dùng làm thuốc bổ, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày, nôn mửa, làm tăng thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
administrator
BÁN BIÊN LIÊN

BÁN BIÊN LIÊN

Bán biên liên là loại thuốc nam quý, còn có tên gọi khác là cây lô biên, lỗ bình tàu. Theo Y học Cổ truyền, đây là loại cây có tính bình, vị cay, tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt giải độc. Ở Việt Nam, Bán biên liên phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du, từ Lạng Sơn, Cao bằng đến các tỉnh miền Trung.
administrator
SÒI

SÒI

Sòi là cây thân gỗ rụng lá hằng năm, cao từ 4-6m. Thân màu xám, lá mọc so le, hình bầu dục hay quả trám, đầu lá thuôn nhọn, cuống lá dài. Hoa màu trắng ngà hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái rất nhiều, ở gốc, và hoa đực ở ngọn.
administrator