MÈ ĐẤT

Tên khoa học: Leucas zeylanica (L.) Họ: Hoa môi (Lamiaceae). Tên gọi khác: Bạch thiệt, Trớ diện thảo, Man mác trắng, Phong sào thảo…

daydreaming distracted girl in class

MÈ ĐẤT

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Leucas zeylanica (L.)

Họ: Hoa môi (Lamiaceae).

Tên gọi khác: Bạch thiệt, Trớ diện thảo, Man mác trắng, Phong sào thảo…

Đặc điểm thực vật

Mè đất là loại cây thảo, sống hằng năm, thân vuông hóa gỗ ở gốc, phân thành nhiều cành, và có lông. Lá mọc đối, hình mạc hẹp và gần như không có cuống. Gốc thuôn, đầu nhọn, phần mép có răng cưa thưa và cả 2 mặt đều có lông.

Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc ngọn thân gồm nhiều hoa có màu trắng. Lá bắc dài bằng, hoặc dài hơn đài hoa, đài hoa hình ống gồm nhiều răng. Quả bế, hình trứng nhẵn và có cạnh màu nâu. Khi quả già sẽ tự mở để hạt rơi xuống đất và mọc thành cây con.

Phân bố, sinh thái

Mè đất là cây ưa sáng, mọc nhanh và thường tạo thành quần thể ở trên các nương rẫy, ven rừng hay đồi núi, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á. Tại Việt Nam, cây phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây. 

Thu hái, chế biến

Thu hái vào tháng 8 – 11. Sau đó, rửa cho sạch đất cát, cắt phơi khô trong bóng râm hay sấy khô để sử dụng dần.

Thành phần hóa học 

Cây mè đất chứa alkaloid, steroid, flavonoid, tannin, glycosid và tinh dầu.

Tác dụng - Công dụng 

Mè đất có tác dụng chữa ho, viêm họng, viêm xoang, đau dạ dày, lở ngứa ngoài da, viêm lợi nhức răng, viêm da cơ địa…

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: 12 – 15g dưới dạng thuốc sắc.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH PHÀN

BẠCH PHÀN

Bạch phàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khố phàn,phàn thạch, minh bạch phàn, phèn chi hay còn gọi với tên hằng ngày là phèn chua. Phèn chua chắc hẳn ai cũng biết vì nó được sử dụng hằng ngày, nhưng chắc không ai cũng biết phèn chua cũng là một vị thuốc trong Đông Y lẫn cả trong Tây Y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẦU ĐẤT

BẦU ĐẤT

Bầu đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim thất, rau lúi, Thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau bầu đất, khảm khom. Bầu đất là một loại cây thông dụng, thường được người dân nước ta dùng như rau bổ, mát. Ngoài ra, loại cây này cũng là một vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, loại cây này cũng chính là dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc quý. Giúp chữa chứng táo bón, kiết lỵ, ho gió, ho khan, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÁP GIỚI

CÁP GIỚI

Cáp giới (Gekko Gekko) có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Với nhiều đặc tính hữu ích, Cáp giới đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Toàn bộ cơ thể của Cáp giới được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, từ các vấn đề về da, đường tiêu hóa đến bệnh ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều quan trọng khi sử dụng Cáp giới để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
KÉ ĐẦU NGỰA

KÉ ĐẦU NGỰA

Tên khoa học: Xanthium strumarium L. Họ: Cúc (Asteraceae) Tên dược liệu: Fructus Xanthii strumarii (Quả) Tên khác: Xương nhĩ, thương nhĩ tử, thương nhĩ, mac nháng (Tày), phắc ma…
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
MẬT GẤU

MẬT GẤU

Trước đây, Mật gấu đã từng được xem là một loại thần dược có khả năng trị bách bệnh, do đó rất nhiều người tìm kiếm hoặc thậm chí săn lùng Mật gấu. Nhưng với sự phát triển của y học và khoa học hiện đại, cùng với đó là những chính sách mạnh mẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn động vật quý hiếm và động vật hoang dã mà Mật gấu ngày nay không còn được phổ biến rộng rãi nữa.
administrator
CỎ ĐUÔI LƯƠN

CỎ ĐUÔI LƯƠN

Cỏ đuôi lươn thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh như nấm kẽ chân, bệnh hậu sản, hắc lào, vảy nến, sưng đau ngoài da.
administrator
CẢI CÚC

CẢI CÚC

Cải cúc là loại rau quen thuộc với người Việt Nam, thường được chế biến thành món canh. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng làm dược liệu trong y học với tác dụng như: giải cảm, điều trị huyết áp cao, đau đầu kinh niên, chữa lậu, đau bụng, tiêu hoá, tán phong nhiệt,…
administrator