BẠCH PHÀN

Bạch phàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khố phàn,phàn thạch, minh bạch phàn, phèn chi hay còn gọi với tên hằng ngày là phèn chua. Phèn chua chắc hẳn ai cũng biết vì nó được sử dụng hằng ngày, nhưng chắc không ai cũng biết phèn chua cũng là một vị thuốc trong Đông Y lẫn cả trong Tây Y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH PHÀN

Đặc điểm tự nhiên

Bạch phàn là nguyên liệu từ thiên nhiên được điều chế thành phèn chua. Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Bạch phàn có tinh thể không đều, không đều, không màu hoặc hơi vàng, trong hoặc hơi đục, dễ vỡ, mùi không rõ, vị chua nhẹ, dễ tan trong nước, tan trong glixerol, không tan trong rượu.

Điều chế phèn chua

Có nhiều cách điều chế bạch phàn.

+Minh phàn được đun nóng, sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh.

+Đất sét được đun nóng để phản ứng với axit sunfuric, trộn với dung dịch kali sunfat, sau đó kết tinh

Bào chế phèn chua

Phương pháp ngày xưa: Cho Phèn chua vào nồi đất nung đỏ rực cả trong lẫn ngoài, lấy ra đậy kín lại, cho vào trong tàng ong lộ thiên mà đốt. Cứ 10 lạng phèn thì 6 lạng tàng ong, đốt cháy hết để nguội lấy ra tán bột. Gói giấy lại, đào đất sâu 5 tấc, chôn 1 đêm rồi lấy ra dùng.

Phương pháp ngày nay: Dùng 1 chảo gang có thể tích chứa được gấp 5 lần thể tích muốn phi, để tránh phèn trào ra. Cho vào chảo đốt nóng đến khi chảy, nhiệt độ có tới 800 – 900°C. Phèn bồng trào lên, cho đến khi nào không thấy bồng trào lên nữa thì rút lửa để nguội. Lấy ra cạo bỏ cái đen hoặc vàng bám bên ngoài, chỉ lấy thứ trắng. Tán mịn.

Cần tránh ẩm, đựng trong lọ kín.

Thành phần hóa học

Phèn chua là một loại muối kép của sunfat kali và nhôm. Có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Tác dụng

+Tác dụng chống HSV-2 bằng phương pháp kháng nhân đôi virus, tiêu diệt trực tiếp virus và hấp phụ virus.

+Tác dụng giải độc, sát trùng, giảm ngứa.

+Có tác dụng trong việc được dùng làm thuốc thu liễm cầm máu.

+Hỗ trợ điều trị sốt tủy xương, sống mũi chảy thịt.

+Được dùng làm thuốc chữa đau răng, đau mắt, kiết lỵ.

Công dụng

Phèn chua có vị chua chát, tính lạnh có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính.

+Hỗ trợ điều trị rắn cắn.

+Điều trị mụn nhọt sưng đau.

+Điều trị chảy máu cam, nôn ra máu, phân lẫn máu, băng lậu, hay đi ngoài ra máu.

+Hỗ trợ điều trị trẻ em miệng lưỡi trắng không bú được.

+Điều trị bệnh hôi nách.

+Điều trị tai chảy nước chảy mủ, miệng lưỡi lở.

+Điều trị ngứa lở vảy ở da đầu.

+Hỗ trợ điều trị xuất huyết ở phổi.

+Hỗ trợ điều trị đại tiện không thông.

Liều dùng

Uống: Ngày uống 0,3-1g bạch phàn. Có thể uống tới 2-4g.

Dùng ngoài thì không kể liều lượng.

Lưu ý khi sử dụng

+Không sử dụng với Ma hoàng hoặc Mẫu lệ.

+Người mắc chứng âm hư không dùng được bạch phàn. Không nên uống nhiều hoặc uống lâu ngày.

Có thể bạn quan tâm?
CAO HỔ CỐT

CAO HỔ CỐT

Cao hổ cốt là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
BƯỞI

BƯỞI

Bưởi (Citrus grandis) là một loại cây thuộc họ Cam, được trồng rộng rãi trên khắp châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam. Bưởi không chỉ được ưa chuộng vì hương vị thơm ngon mà còn vì có thành phần giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bưởi cũng là một dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là vỏ bưởi. Thành phần của bưởi gồm nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ các bệnh lý. Hơn nữa, các phần của cây bưởi như vỏ, lá, rễ và hoa cũng được sử dụng như một nguồn dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
administrator
CÂY LA RỪNG

CÂY LA RỪNG

Cây la rừng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây ngoi, cà hôi, sang mou, pô hức, hoàng quỳ, búp vàng, vông vang, giả yên diệp. Cây la rừng là dược liệu quý trong dân gian, được mệnh danh là biệt dược chữa bệnh bệnh trĩ ngoại, bệnh lòi dom. Cây la rừng có vị đắng, cay, tính ấm, có nhiều dược tính có hiệu quả sát trùng, thanh nhiệt, giải độc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU BẠC HÀ

TINH DẦU BẠC HÀ

Tinh dầu bạc hà là một thành phần không còn xa lạ, được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tinh dầu này được chiết xuất từ cây bạc hà, được sử dụng từ nhiều thế kỷ trong điều trị các bệnh lý trên tiêu hóa, giảm cảm lạnh, nhức đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về cách dùng và những lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tinh dầu bạc hà và những công dụng của nó nhé.
administrator
TRƯỜNG SINH THẢO

TRƯỜNG SINH THẢO

Trường sinh thảo (Selaginella tamariscina) là một loại dược liệu quý hiếm trong Y học cổ truyền, được sử dụng để chữa trị các bệnh về gan, thận, viêm loét dạ dày, viêm khớp và rối loạn nội tiết. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được các tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đường huyết của Trường sinh thảo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trường sinh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
BÁ TỬ NHÂN

BÁ TỬ NHÂN

Bá tử nhân chính là phần hạt của cây trắc bách diệp, hay còn được gọi là cây bách, trắc bá, bách tử,... Với cuộc sống bộn bề công việc như hiện nay thì tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc lẫn cuộc sống. Vậy nên với bài thuốc Bá Tử Nhân này sẽ giúp hỗ trợ làm tiêu tan những căng thẳng này ngoài ra cây thuốc này còn giúp trị chứng táo bón rất hiệu quả và còn rất nhiều tác dụng khác.
administrator
MÃ TIÊN THẢO

MÃ TIÊN THẢO

Mã thầy là cây thân thảo, nhỏ, sống lâu năm, cây cao từ 10cm và có thể cao đến 1m. Thân màu xanh lục, có 4 cạnh.
administrator