BÁ TỬ NHÂN

Bá tử nhân chính là phần hạt của cây trắc bách diệp, hay còn được gọi là cây bách, trắc bá, bách tử,... Với cuộc sống bộn bề công việc như hiện nay thì tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc lẫn cuộc sống. Vậy nên với bài thuốc Bá Tử Nhân này sẽ giúp hỗ trợ làm tiêu tan những căng thẳng này ngoài ra cây thuốc này còn giúp trị chứng táo bón rất hiệu quả và còn rất nhiều tác dụng khác.

daydreaming distracted girl in class

BÁ TỬ NHÂN

 

Đặc điểm tự nhiên

Bá tử nhân là phần hạt của cây trắc bách diệp, là một loại cây thân gỗ, hạt trần; cây dạng tháp, phát triển tối đa có thể đạt chiều cao 6-8m, phân nhiều nhánh xếp theo những mặt phẳng đứng dọc. Dọc thân mọc nhiều nhánh con chứa lá. Lá dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. Quả có hình nón được cấu tạo gồm 6 – 8 vẩy dài úp vào nhau. Hạt hình trứng màu nâu sẫm và có một sẹo rộng với màu nhạt hơn nằm phía dưới.

Mùa hoa: tháng 4-5; mùa quả: tháng 9-10.

Cây bá tử nhân là loại dược liệu được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành thuộc vùng đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Myanmar. Hiện nay, loại cây này đã được di thực vào nước ta và đã được trồng rộng rãi ở nhiều vùng miền để làm thuốc chữa bệnh cũng như làm cảnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phần dùng: Hạt, cành non và lá đều được sử dụng làm thuốc nhưng chủ yếu là phần hạt

Thu hái: Hái vào mùa đông. 

Chế biến: Sau khi hái đem hạt đi phơi khô, giã bỏ vỏ cứng, sàng sấy cho sạch, lấy nhân.Khi dùng có thể để nguyên hay ép bỏ cho bớt dầu.

Cách bảo quản: Bảo quản trong bọc kín và cất trữ nơi thoáng mát, tránh sự tiếp xúc trực tiếp của ánh sáng mặt trời

Thành phần hóa học

Trong bá tử nhân có một số hoạt chất chính: Saponin, Benzine

Trong hạt có chất béo và Saponozit

Tác dụng

Theo Y học hiện đại:

+Có tác dụng kích thích quá trình đông máu.

+Ức chế sự hình thành, sinh trưởng và hoạt động của một số loại virus cúm, vi khuẩn hay tụ cầu khuẩn.

+Dịch tiết của bá tử nhân giúp tăng cường khả năng gây mê của Pentobarbital sodium.

+Tác động lên trung tâm thần kinh nhờ phần lắng đọng của nước sắc bá tử nhân, đồng thời cải thiện tình trạng ho.

+Tác dụng an thần, hạ huyết áp nhẹ.

+Cầm máu, lòng đờm và cải thiện cơn hen do histamine.

+Chống co thắt ruột.

Theo Y học cổ truyền

+Nhuận trường, an thần và dưỡng tâm.

+Nhuận táo, thông tiện, cầm mồ hôi, dưỡng tâm, an thần.

Công dụng

Bá tử nhân có vị ngọt, cay tính bình, hơi mát có công dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ, táo bón, các cơn ho,...

+Hỗ trợ điều trị táo bón

+Trị chứng suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh

+Trị chứng hồi hộp, mất ngủ, ngủ không ngon

+Làm giảm tình trạng đổ nhiều mồ hôi

+Làm giảm nhẹ các cơn sốt

+Giúp điều trị các bệnh ngoài da

+Trị nôn ra máu hay lao phổi ho ra máu

Liều dùng

Bá tử nhân có thể dùng được từ 4-12g/ngày và có thể thay đổi theo từng đối tượng và bệnh lý.

Lưu ý chung khi sử dụng: Không nên sử dụng với những bệnh nhân tiêu chảy và đàm nhiều

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẮC BÁ DIỆP

TRẮC BÁ DIỆP

Trắc bá diệp (Cacumen Platycladi) là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh theo Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trắc bá diệp và cách sử dụng nó.
administrator
QUẢ SIM

QUẢ SIM

Sim có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa. Quả sim mọng hình elip có đường kính 1 – 1,5 cm. Quả chưa chín có vỏ xanh và vị chát. Chúng chuyển sang màu đen tía khi chín, mềm và ngọt.
administrator
CÚC MỐC

CÚC MỐC

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.
administrator
RAU NGỔ

RAU NGỔ

Rau ngổ là một loại dược liệu quen thuộc trong Đông y, được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Từ xa xưa, rau ngổ đã được coi là một "thần dược" trong việc chăm sóc sức khỏe. Với vị cay, tính mát và tác dụng giải độc, rau ngổ không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, mà còn được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rau ngổ có khả năng giải độc, giảm đau, lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn và tăng cường chức năng thận. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi rau ngổ trở thành một trong những dược liệu được ưa chuộng nhất trong các phương pháp chữa bệnh tự nhiên.
administrator
TINH DẦU GỪNG

TINH DẦU GỪNG

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ Zingiberaceae. Đây là một trong những loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, loại gia vị này còn được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để điều trị nhiều bệnh. Các sản phẩm chiết xuất từ gừng ngày càng được ưa chuộng, bao gồm cả tinh dầu gừng, với mùi thơm đặc trưng và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu gừng và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CAO KHỈ

CAO KHỈ

Cao khỉ là một trong những dược liệu quý hiếm, được sử dụng từ lâu đời để chữa trị các bệnh về thần kinh, huyết áp, và bổ máu. Đây là một loại dược liệu được đánh giá cao về giá trị sức khỏe và y học, được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần hóa học và các tính chất đặc biệt của nó. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng Cao khỉ có thể giúp bổ thận, ích huyết, tăng cường sinh lý, chữa trị thiếu máu, nhức mỏi cơ thể, tay chân đau và nhiều bệnh lý khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về Cao khỉ, các tính chất và công dụng của nó, cũng như cách sử dụng để đem lại tác dụng tốt nhất cho sức khỏe của con người.
administrator
TIỀN HỒ

TIỀN HỒ

Tiền hồ là một loại dược liệu quý trong dân gian, thường được gọi với những tên khác như quy nam, xạ hương thái, thổ dương quỳ hay tử hoa tiền hồ. Tiền hồ thuộc họ Hoa tán, có tính hàn, vị cay đắng. Theo Y học cổ truyền, Tiền hồ có công dụng tuyên tán phong nhiệt, giảng khí trừ đàm, hạ khí chỉ ho. Các bài thuốc Đông Y ghi nhận Tiền hồ là một trong những thành phần quan trọng điều trị viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên...
administrator
MẠCH MÔN

MẠCH MÔN

Mạch môn là một loại dược liệu quý, rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nền y học của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Mạch môn thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, Mạch môn là một loài dược liệu mọc hoang, thường bắt gặp nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dược liệu này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho, táo bón, ho có đờm, lao phổi và nhiều bệnh lý khác.
administrator