HƯƠNG THẢO

Hương thảo là dược liệu được biết đến với tác dụng chữa các bệnh về ho, viêm họng, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm giác mạc, trướng bụng khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, ngăn ngừa rụng tóc...

daydreaming distracted girl in class

HƯƠNG THẢO

Giới thiệu dược liệu

Hương thảo là dược liệu được biết đến với tác dụng chữa các bệnh về ho, viêm họng, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm giác mạc, trướng bụng khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, ngăn ngừa rụng tóc...

  • Tên thường gọi: Hương thảo

  • Tên gọi khác: Tây dương chổi, Mê điệt hương...

  • Tên khoa học: Rosmarinus officinalis L.

  • Họ: họ hoa Môi (Lamiaceae).

Cây hương thảo có tác dụng gì? | Vinmec

Không dùng Hương thảo cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Lá Hương thảo có thể gây viêm da kích ứng nên hãy để cây tránh ra tầm tay trẻ em.

Đặc điểm tự nhiên, phân bố

Đặc điểm tự nhiên 

Hương thảo cao 1 – 2m, mọc thành bụi. Thân cây nhỏ và phân nhánh. 

Lá nhiều, hẹp, hình dải, dai, có mép gập xuống, không có cuống, màu xanh sẫm và nhẵn ở trên, mặt dưới phủ lông trắng. 

Hoa màu tím nhạt, dài khoảng 1cm, xếp thành 2 – 10 hoa ở các vòng lá.

Toàn cây Hương thảo có mùi rất thơm.

Phân bố

Hương thảo có nguồn gốc từ vùng bản địa Địa Trung Hải, sau đó được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Tây Á, Bắc Phi, Nam Châu Âu… 

Ở Việt Nam, cây được nhập về và trồng tại các tỉnh miền Nam và miền Trung bằng cách gieo hạt hoặc giâm, chiết cành đều được.

Hương thảo sinh trưởng và phát triển tốt tại các vùng đất có khí hậu khô ráo, nhiều nắng nhưng không quá nóng, vị trí trồng phải có khả năng thoát nước tốt. Hương thảo khi thu hoạch sẽ tỏa ra mùi hương khá nồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Ngọn cây và lá.

Thu hái, chế biến

Đối với thu hoạch quy mô lớn, Hương thảo có thể cắt lấy các ngọn có hoa đem phơi sấy khô, đập lấy lá. 

Đối với thu hoạch quy mô nhỏ, có thể cắt cành không hoa hoặc tỉa lá. 

Thành phần hóa học

Trong Hương thảo có chứa tinh dầu và tanin. 

Tinh dầu (0,5% ở cây khô, 1,1 – 2% ở lá, 1,4% ở hoa) mà thành phần gồm có a-pinen (tới 80%), terpen, borneol, acetat bornyl, camphor, cineol và một sesquiterpen (caryophyllen). Nếu mới cất, tinh dầu là một chất lỏng không màu hoặc màu vàng vàng. Về sau sẫm dần và cứng lại, có thể hòa tan vào rượu theo bất kỳ tỉ lệ nào.

Cây chứa choline, một glucosid không tan trong nước, một saponosid acid, các acid hữu cơ (citric, glycolic, glyeeric) và hai heterosid là romaside và romarinoside. Ngoài ra còn có acid rosmarinic.

Tác dụng – Công dụng

Hương thảo được dùng làm hương liệu, gia vị nhờ mùi hương nhẹ nhàng của lá cây, có tác dụng giúp giảm căng thẳng, stress. Vì vậy chúng được coi là một loại hương liệu giúp cân bằng tâm trạng, giảm cơn buồn ngủ. Tinh dầu hoa anh thảo được sử dụng để điều trị tâm lý, kích thích và giải tỏa cho người bệnh.

Khi kết hợp với thức ăn làm gia vị, Hương thảo là một trong những loại gia vị không thể thiếu khi chế biến các món ăn Âu. Lá cây hương thảo có tác dụng khử mùi hôi tanh cho các loại thịt, được sử dụng nhiều trong các món nướng, món hầm.

Nếu sau khi nấu ăn, trên tay có ám mùi hương khó chịu từ nhiều loại thực phẩm lưu lại, hãy lấy tay vò lá cây Hương thảo. Tinh dầu từ lá sẽ giúp khử mùi trên hai bàn tay.

Ngoài sử dụng làm hương liệu, gia vị, Hương thảo còn có các công dụng trong y học như:

  • Điều trị rối loạn lipid máu

Dịch của cây Hương thảo có công dụng giảm tích tụ chất béo, hạn chế tăng cân khi thử nghiệm ở động vật.

  • Phòng bệnh ung thư

Các nghiên cứu chỉ ra rằng cây Hương thảo có tác dụng trong phòng và điều trị ung thư da, ức chế tế bào ung thư phổi, có tác dụng tương tự như một chất oxy hóa bảo vệ tế bào khỏe mạnh của cơ thể.

  • Phòng và điều trị bệnh Alzheimer

Lá cây Hương thảo có tác dụng điều trị và phòng ngừa căn bệnh Alzheimer (giảm trí nhớ ở người già), giúp cải thiện tốt hơn chức năng nhận thức ở người cao tuổi. 

  • Dùng làm cây cảnh, giúp xua đuổi muỗi

Không chỉ trồng Hương thảo làm cây cảnh trang trí cho ngôi nhà, cây Hương thảo còn có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng ra khỏi nhà.

  • Ngăn rụng tóc

Tinh dầu từ cây Hương thảo có tác dụng hỗ trợ phục hồi và ngăn rụng tóc qua các thử nghiệm khoa học thực tế. 

Cách dùng – Liều dùng

Cách ngâm rượu

Ngâm 200g lá Hương thảo khô trong chai thủy tinh đã được làm sạch khử trùng với 1 lít rượu trắng trên 40°. 

Mỗi lần uống khoảng 2ml, ngày uống 2 lần giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe và chữa căng thẳng thần kinh.

Cách hãm thuốc

20g lá Hương thảo khô hoặc 30g lá Hương thảo tươi, đem hãm với 500ml nước sôi, chia 4 - 5 lần uống trong ngày. 

Công dụng: tăng tiết dịch mật, lợi tiểu, tăng tuần hoàn máu, giảm nhức đầu hay căng thẳng thần kinh. Phun hoặc xoa nước hãm này lên da đầu để kích thích sự mọc tóc.

Trị viêm họng, ho, khàn tiếng

Dược liệu: 6 – 12g lá cây Hương thảo cùng 1 ít muối hạt.

Đem rửa sạch dược liệu và cắt nhỏ. Sau đó nhai trực tiếp cùng muối hạt cho ra nước rồi nuốt chậm. 

Mỗi ngày 2 lần cho đến khi các triệu chứng giảm dần.

Dùng làm nước súc miệng chữa viêm loét miệng

Sử dụng nước sắc từ lá cây Hương thảo súc miệng.

Súc miệng từ 1-2 lần mỗi ngày giúp vết loét nhanh chóng lành lại.

Giảm sưng viêm, đau nhức do mụn nhọt

Giã nát 50g lá Hương thảo tươi rồi đắp vào vùng mụn từ 10-15 phút. 

Một ngày đắp 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. 

Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh

Dược liệu

  • 20g Hương thảo

  • 20g Ngải cứu

  • 20g Ích mẫu

  • 20g Hương phụ

  • 20g Cỏ nhọ nồi 

Đem các dược liệu sấy khô rồi tán nhỏ và trộn với mật ong để làm thành viên.

Mỗi ngày uống 1 viên trước khi đi ngủ trong vòng từ 15-20 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. 

Lưu ý

Không dùng Hương thảo cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Lá Hương thảo có thể gây viêm da kích ứng nên hãy để cây tránh ra tầm tay trẻ em.

Không dùng Hương thảo với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Không nên sử dụng đối với những người có cơn động kinh, mẫn cảm với tinh dầu Hương thảo.

Chỉ nên sử dụng liều lượng thấp lá cây Hương thảo vì một số trường hợp rất hiếm khi sử dụng liều lượng lớn có thể gây ra tác dụng phụ như co thắt, hôn mê, nôn mửa, phù phổi...

Lá cây Hương thảo có thể phản ứng với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế men chuyển trong điều trị huyết áp cao, thuốc lợi tiểu... Vì vậy, trước khi sử dụng lá Hương thảo để nấu ăn hay điều trị bệnh lý, nên kiểm tra để tránh những rủi ro không mong muốn.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator
HỒI ĐẦU THẢO

HỒI ĐẦU THẢO

Cây Hồi đầu thảo là loại dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam với công dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng cường tiêu hóa, giải độc, giảm đau, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy, chữa vàng da do viêm gan, ăn không tiêu, đau tức bụng; chữa suy nhược thần kinh, đau nhức toàn thân...
administrator
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
NGƯU BÀNG TỬ

NGƯU BÀNG TỬ

Cây Ngưu bàng là một loại dược liệu quý, với nhiều giá trị dinh dưỡng và có sự hiện diện đa dạng của các loại hoạt chất có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
administrator
RAU RĂM

RAU RĂM

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…
administrator
LÁ ATISO

LÁ ATISO

Cây atiso là “thần dược” được dân gian ưa chuộng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Atiso là thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị các bệnh về gan, tiểu đường, đau dạ dày, thấp khớp,… Bên cạnh đó, sử dụng cây atiso mỗi ngày giúp cho bạn có một làn da đẹp, khỏe, không bị khô ráp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÁT CÁNH

CÁT CÁNH

Cát cánh (Platycodon grandiflorus) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Có vị đắng, tính bình, Cát cánh được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như ho, viêm họng, đau đầu, đau bụng, viêm ruột, và đặc biệt là giảm đau và chống viêm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Cát cánh có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng đáng kể trong việc điều trị bệnh, đồng thời cũng cần chú ý đến cách sử dụng và bảo quản Cát cánh để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
administrator
BẠCH GIỚI TỬ

BẠCH GIỚI TỬ

Bạch giới tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: hạt cải canh, hồ giới, thái chi, thục giới, giới tử, bạch lạt tử. Bạch giới tử là hạt phơi hoặc sấy khô ở quả chín của cây cải canh. Từ xưa đến nay, cây cải canh không chỉ là loại rau bổ dưỡng trong bữa ăn hằng ngày mà hạt của nó còn là một vị thuốc quý trong Đông Y với tên gọi là Bạch giới tử. Dược liệu có vị cay được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp,...Bài viết này sẽ chia sẻ rõ hơn về đặc điểm, công dụng, cách dùng đến quý bạn đọc.
administrator