CÂY THUỐC BỎNG

Cây thuốc bỏng, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây sống đời, diệp căn sinh, thổ tam thất, trường sinh, tầu púa sung, lạc địa sinh căn. Cây thuốc bỏng hay còn được gọi nhiều bằng cây sống đời. Cây thường được biết đến dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài tác dụng chữa bỏng cây còn có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY THUỐC BỎNG

Đặc điểm tự nhiên

Cây thuốc bỏng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây lá bỏng, cây sống đời. Đây là một loại cỏ sống lâu năm, có nguồn gốc từ Madagascar.

Thân cây hình tròn, bề mặt nhãn, chứa nhiều đốm tía và có chiều cao dao động từ 40 – 60cm. Lá bỏng mọc đối xứng dọc theo hai bên thân cây, có thể là lá nguyên hoặc xẻ làm 3 thùy. Phiến lá dày, chứa nhiều nước, xung quanh mép lá có nhiều răng cưa tròn. Từ nách của các vết khía ngoài mép lá có thể mọc ra nhiều cây con.

Cây lá bỏng cho ra hoa vào tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. Hoa mọc thành chùm trên đầu một cán dài và thõng xuống dưới. Hoa có thể có màu đỏ, hồng hay màu vàng.

Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.

Cây thuốc bỏng mọc hoang tự nhiên hoặc được trồng trong chậu để làm cảnh. Cây ưa sống ở những nơi có nhiều ánh sáng, ven bờ suối hay mọc hoang trên các vách đá. Ngoài Việt Nam, cây lá bỏng còn phân bố ở một số quốc gia khác như Madagascar, Caribe, Australia, New Zealand, Hawaii hay Tây Ấn,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây thuốc bỏng đều có thể được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái đem rửa sạch và được dùng ở dạng tươi.

Thành phần hóa học

Thành Thành phần hóa học có 3 nhóm hoạt chất:

+Các acid hữu cơ như: malic, citric, succinic, fumaric, pyruvic, axala acetic, oxalic, lactic…

+Các glucozit flavonoid như: glycozit A, glucozit B và quexetin glycozit C là kampfearol 3 -glycozit.

+Các hợp chất phenolic gồm: acid p.cumaric, syringic, cafeic, phydroxybenzoic.

Tác dụng

+Tác dụng kháng nấm: Hoạt động diệt nấm rõ ràng của Cây thuốc bỏng chống lại loài nấm gây bệnh phổ biến nhất ở người là C. albicans đã được chứng minh.

+Tác dụng tái tạo mô: Dữ liệu phân tích mô học tạo ra bằng chứng rằng Cây thuốc bỏng có tác dụng tích cực trong việc tái tạo lại collagen và tái tạo biểu bì của khoang vết thương.

+Tác dụng bảo vệ dạ dày: Nước ép lá Cây thuốc bỏng bảo vệ niêm mạc của chuột chống lại các tổn thương dạ dày do indomethacin và ethanol gây ra, cho thấy rằng chúng có tác dụng bảo vệ dạ dày đáng kể.

+Tác dụng chống bệnh Leishmaniasis: Trước đây, nghiên cứu đã được chứng minh rằng chiết xuất lá cây thuốc bỏng uống có hiệu quả mạnh mẽ chống lại bệnh Leishmaniasis ở chuột. 

Công dụng

Cây thuốc bỏng có vị chua nhẹ, hơi chát, hạt, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chấn thương do tai nạn, té ngã và các loại bỏng do nhiệt, bầm máu, rết cắn.

+Điều trị đau lưng, nhức mỏi xương khớp.

+Điều trị viêm họng, ho.

+Điều trị viêm loét dạ dày, viêm nhiễm đường ruột, bệnh trĩ nội có biểu hiện đi cầu ra máu.

+Điều trị mất sữa ở phụ nữ sau sinh, khó ngủ, mất ngủ.

+Điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, kiết lỵ.

+Chữa say rượu, giải rượu.

+Điều trị mụn trứng cá, mề đay, bệnh chàm.

+Điều trị viêm xoang, viêm mũi, chảy máu cam.

+Điều trị bệnh phong ngứa không rõ nguyên nhân.

+Điều trị sốt xuất huyết.

+Điều trị ho gà ở trẻ em.

+Điều trị táo bón, nóng sốt ở trẻ em.

+Điều trị viêm đại tràng.

+Điều trị viêm tai giữa cấp tính.

+Điều trị đau mắt đỏ.

Liều dùng

+Dùng trong: Giã lá tươi chắt lấy nước uống hoặc sắc uống, mỗi ngày dùng 20 – 40g.

+Dùng ngoài: Giã lá tươi đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị hoặc bào chế thành thuốc mỡ để bôi.

Lưu ý khi sử dụng

+Tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng cây lá bỏng chữa bệnh tại nhà.

+Các bài thuốc từ lá bỏng thường cho tác dụng chậm. Hiệu quả chưa được khoa học chứng minh

+Kết quả điều trị phụ thuộc cơ địa và mức độ bệnh của đối tượng sử dụng. Có người dùng thấy bệnh tình cải thiện nhưng cũng có người ít hoặc hoàn toàn không thấy được hiệu quả.

+Cần đảm bảo vệ sinh trong khâu bào chế thuốc để không khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn nặng thêm

+Trong thời gian sử dụng lá bỏng nếu bạn có biểu hiện bị dị ứng hoặc bệnh tình ngày càng tiến triển nặng hơn thì nên ngưng dùng ngay và liên hệ với thầy thuốc để được hướng dẫn cách xử lý.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CÂY BÁNG

CÂY BÁNG

Cây Báng (Arenga pinnata), còn được gọi là Búng báng, Cây đác, Đao rừng, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây Báng có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm thức uống, mỹ phẩm, dược liệu và cả trong công nghiệp sản xuất giấy. Ngoài ra, cây Báng còn được sử dụng trong y học cổ truyền và có những tác dụng đặc biệt cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và những tác dụng của cây Báng trong y học hiện đại và cổ truyền.
administrator
CỎ MAY

CỎ MAY

Cỏ May là một loại cỏ có mặt nhiều nơi ở nước ta, có vẻ ngoài vô dụng, nhưng được tìm thấy trong một số bài thuốc dân gian nổi tiếng, được dùng làm thuốc chữa bệnh...
administrator
CÚC ÁO

CÚC ÁO

Hoa Cúc áo mọc hoang trong tự nhiên, được ứng dụng để điều trị phong tê thấp, ngộ độc, phù thũng, cảm mạo, đau dạ dày, đau răng, viêm lợi. Ngoài ra, còn dùng chữa liệt lưỡi, đau đầu, đau họng.
administrator
NGÔ ĐỒNG

NGÔ ĐỒNG

Ngô đồng là một loài cây khá phổ biến ở khắp các miền của đất nước Việt Nam ta, không chỉ bởi hình dáng độc đáo mà còn bởi những tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả của nó. Ngoài ra gỗ của của Ngô đồng cũng được sử dụng rất nhiều để sản xuất các vật dụng nội thất, nhạc cụ hay tranh vẽ, đem lại rất nhiều ứng giá trị về kinh tế cho những nghệ nhân ở những lĩnh vực trên. Trong Y học cổ truyền, Ngô đồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh và cho tác dụng rất tốt.
administrator
ĐỘC HOẠT

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương thanh, Hộ khương sứ giả, Độc diêu thảo, Hồ vương sứ giả, Trường sinh thảo, Độc Hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp, Xuyên Độc hoạt. Độc hoạt hay còn gọi là một vị thuốc cùng họ với cây Đương quy. Trong y học cổ truyền, Độc hoạt có công dụng chữa phong thấp, trị đau nhức lưng gối và các khớp xương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
HỒNG XIÊM

HỒNG XIÊM

Hồng xiêm (Sapoche) là loại trái cây với hương vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, vỏ, lá và quả xanh của cây còn được sử dụng để chữa bệnh bao gồm như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cầm máu, ngừa sâu răng và thông tiểu tiện.
administrator