HOÀNG ĐẰNG

Hoàng đằng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vàng đắng, dây vàng, năm hoàng liên. Hoàng đằng là vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, loại dược liệu này đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG ĐẰNG

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng đằng là loại cây dây leo to với phần thân già và rễ màu vàng. Phần thân cứng và có hình trụ, đường kính ở vào khoảng từ 5 – 10cm.

Lá cây mọc so le nhau dài khoảng từ 9 – 20cm, chiều rộng ở khoảng 4 – 10cm, cứng và nhẵn. Phiến lá có hình bầu dục với phần đầu nhọn và phần gốc là tròn hoặc cắt ngang. Mỗi lá sẽ có 3 gân chính rõ, phần cuống dài, hơi gần ở trong phiến, hai đầu thường phình lên.

Hoa đơn tính, có màu vàng lục, mọc thành từng chùy dài ở kẽ lá đã rụng, dài khoảng từ 30 – 40cm và phân nhánh 2 lần. Lá đài của hoa hình tam giác, hoa cái có 3 lá noãn, hoa đực có 6 nhị, phần chỉ nhị hẹp và dài hơn bao phấn. Mùa hoa ở vào khoảng từ tháng 5 – 7. 

Quả hạch có hình trái xoan, khi chín sẽ có màu vàng.

Dược liệu có nguồn gốc ở Malaysia và các quốc gia Đông Dương. Cây phát triển tốt ở những vùng có đất ẩm ướt. Hoàng đằng mọc hoang khắp nơi khắp các vùng núi ở nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Phần thân già và rễ của cây hoàng đằng được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu thường được thu hoạch vào mùa thu, ở khoảng tháng 8, tháng 9 hằng năm.

Chế biến: 

+Hoàng đằng phiến: Thái dược liệu thành phiến vát, dày 1 – 3mm, phơi hoặc sấy khô. Nếu rễ hay thân khô thì ngâm, ủ mềm, thái phiến vát như trên, rồi phơi hay sấy khô.

+Hoàng đằng sao: Đem hoàng đằng phiến sao đến khô vàng.

Dược liệu sau khi đã được sơ chế khô cần để trong túi kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Hoạt chất trong Hoàng đằng là alkaloid mà chất chính là palmatin 1 – 3,5%, một ít jatrorrhizin, columbamin và berberin. 

Tác dụng

+Tác dụng tăng độ đàn hồi cho mạch máu, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa.

+Tác dụng làm giảm chất béo triglyceride tích trữ tại gan, đồng thời làm giảm hàm lượng cholesterol xấu có trong máu.

+Tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp làm tăng khả năng giãn nở và co bóp của tim. Cùng với đó, nó còn hỗ trợ duy trì hoạt động của thần kinh giao cảm tại tim.

+Tác dụng ức chế vi khuẩn, giúp điều trị chứng tiêu chảy hay viêm kết mạc do nhiễm khuẩn.

+Tác dụng ức chế vi khuẩn đường ruột (Streptococcus hemolyticus và Staphylococcus aureus). Tuy nhiên, tác dụng của nó yếu hơn các loại kháng sinh thông dụng hiện nay.

+Tác dụng chống nấm, nhất là các loại nấm gây viêm nhiễm âm đạo.

+Tác dụng giúp chống rối loạn nhịp tim, đồng thời hạ huyết áp ở những người huyết áp cao.

Công dụng

Hoàng đằng có vị đắng, tính hàn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị viêm ruột, kiết lỵ.

+Điều trị đau mắt đỏ có màng.

+Điều trị viêm tai có mủ.

+Điều trị viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm gan virus, viêm tai trong.

+Điều trị vàng da do bệnh gan.

+Điều trị tiêu chảy, sốt rét.

+Điều trị kẻ chân viêm lở chảy nước.

+Điều trị nổi mụn nhiều do nóng trong người ở trẻ em.

Liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Ví dụ như sắc lấy nước uống, tán thành bột mịn, làm viên hoàn hay sử dụng ngoài da. 

Liều lượng tham khảo dùng cho một ngày từ 6 – 12g. Tuy nhiên, có thể linh hoạt thay đổi khi kết hợp với những vị thuốc khác hay tùy theo từng bài thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

+Tuyệt đối không dùng dược liệu này cho những người mắc các bệnh có tính hàn (tay chân lạnh, rét, lạnh run, gặp lạnh đau tăng…).

+Cẩn trọng khi dùng dược liệu chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc. Thực hiện bài thuốc này ở nhà sẽ không đảm bảo vô khuẩn và rất dễ gây ra tình trạng bội nhiễm.

+Không dùng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

+Không dùng với những người dị ứng với các thành phần của vị thuốc.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TẦM BÓP

TẦM BÓP

Tầm bóp (Physalis angulata) là một loại thực vật được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tầm bóp có thân thảo và cao khoảng 1,2m, với các lá tròn hoặc hình tim, có lông mịn ở mặt dưới. Trái của tầm bóp được bao phủ bởi một vỏ bọc giống như giấy lồng, bên trong là những quả trứng hoặc hình cầu màu vàng, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Tầm bóp có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm đau, đau khớp và rối loạn tiền đình.
administrator
HẠT DỔI

HẠT DỔI

Hạt dổi được sử dụng làm hương vị món ăn, còn được dùng trong y học với công dụng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp... Đối với người dân Tây Bắc, hạt dổi là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp.
administrator
DẦU HẠT CẢI

DẦU HẠT CẢI

Cây cải dầu là một loại cây lấy dầu thực vật. Thường được gọi là hạt cải dầu (hoặc cải dầu). Nó được sử dụng rộng rãi như nguồn cung cấp dầu, protein cho lĩnh vực thực phẩm và công nghiệp. Ngoài ra còn là một phương thuốc chữa bệnh. Hoa cải dầu với màu sắc đa dạng dùng trang trí cũng rất thu hút. Mọi bộ phận của hạt cải dầu đều hữu ích.
administrator
NỮ TRINH TỬ

NỮ TRINH TỬ

Nữ trinh tử là hạt thu hoạch và xử lý để làm thuốc từ cây Nữ trinh, loài cây có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Dược liệu này được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền từ rất lâu và được lưu truyền qua hàng trăm năm ở Trung Quốc.
administrator
MUỐI BIỂN

MUỐI BIỂN

Muối biển là muối được sản xuất bằng cách làm bay hơi nước biển, các tinh thể của muối biển thường khá lộn xộn và không đồng nhất với nhau vì chúng được sản xuất trực tiếp từ nước biển và qua ít công đoạn xử lý, chế biến.
administrator
CÂY BÔNG GÒN

CÂY BÔNG GÒN

Cây Bông gòn là loài cây không còn xa lạ với người Việt Nam. Vừa tạo bóng mát, Bông gòn vừa là một dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y, nhất là với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, xương khớp hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY ỔI

CÂY ỔI

Cây ổi (Psidium guajava) có chiều cao tối đa khoảng 10m, thân nhẵn bóng ít bị sâu đục, đường kính thân cây tối đa là 30 cm. Ổi được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
administrator
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator