HẠT DỔI

Hạt dổi được sử dụng làm hương vị món ăn, còn được dùng trong y học với công dụng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp... Đối với người dân Tây Bắc, hạt dổi là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp.

daydreaming distracted girl in class

HẠT DỔI

Giới thiệu dược liệu

Hạt dổi được sử dụng làm hương vị món ăn, còn được dùng trong y học với công dụng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp... Đối với người dân Tây Bắc, hạt dổi là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp.

  • Tên thường gọi: Hạt dổi

  • Tên gọi khác: Giổi, Hạt Giổi, Giổi Xanh, Giổi Bắc, Dổi Tây Nguyên, Dổi Hoà Bình, Vàng Đen Tây Bắc...

  • Tên khoa học: Michelia tonkinensis A.Chev

  • Họ: Magnoliaceae (Ngọc lan)

Hạt Dổi Là gì, Tác Dụng Của Hạt Dổi, Cách Sử Dụng, Giá Bao Nhiêu Tiền

Hạt dổi được sử dụng làm hương vị món ăn, còn được dùng trong y học với công dụng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu…

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Dổi gồm có 2 loại là dổi hạt (Michelia tonkinensis) và dổi xanh (Michelia mediocris). Dổi xanh hạt đắng, không ăn được mà chỉ trồng để lấy gỗ. 

Cây dổi thuộc dòng gỗ lớn cổ thụ lâu năm, trung bình 50 – 60 năm, có cây sống đến trăm năm, thường mọc ở độ cao 700-1500m trên các sườn phía Đông và Đông Nam của các núi đất. Thân cây mọc thẳng, tròn đều, phân cành tầng cao. Cây trưởng thành cao khoảng 20 – 30 m, đường kính 5 – 7 m, màu nâu sáng nhẵn bóng. 

Lá hình thuẫn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới có lông tơ màu hung, cuống dài.

Hoa dổi màu vàng nhạt, to, mọc đơn độc ở đầu cành, cuống lớn có lông, hoa có 9 cánh chia nhiều lớp, mùi rất thơm. 

Quả dổi mọc dạng chùm, có eo thắt, vỏ quả màu xanh bóng, bên trong chứa từ 1-4 hạt. Hạt cây dổi có màu đỏ đậm, khi phơi khô chuyển dần sang màu nâu đen. 

Mùa hoa: Tháng 3-4 và tháng 7-8.

Phân bố

Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở khắp những vùng rừng núi từ Lào Cai đến các tỉnh Bắc Trung bộ và Tây Nguyên như Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Thanh Hóa...

Nhưng hiện nay các quần thể dổi trong rừng tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác nhiều và số lượng cây tái sinh tự nhiên còn ít do hạt bị thu hái quá mức.

Ở nhiều vùng của Việt Nam cây dổi ăn hạt đang được coi là một trong những loài cây gỗ bản địa chính để phục vụ công tác trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Hạt, quả, vỏ cây.

Thu hái, chế biến

Cây dổi ra hoa, quả 2 vụ trong năm. Hoa ra tháng 3 – 4 và tháng 7 – 8, sau đó khoảng 7 tháng thì cho thu hoạch quả.

Quả sau khi thu hái, đem phơi nắng để nứt vỏ. Khi quả nứt, tách lấy hạt. Đem phơi khô hạt.

Hoặc tìm mua hạt tại những chợ ở các tỉnh miền núi. 

Thành Phần Hóa Học 

Trong quả dổi có tinh dầu mùi thơm cumarin và hơi có mùi long não.

Thành phần thịt quả và hạt chứa chủ yếu safrol (70,2% và 72,9%) và metyl eugenol (24,2% và 18,5%). 

Thành phần chủ yếu của tinh dầu trích từ thân cây là Camphor (23,2%).

Tinh dầu trích ra từ vỏ thân chứa 15,7% Camphor, 14,3% safrol, 15,6% Beta-caryophyllen và 13,7% elemicin. 

Tinh dầu cất từ lá có 10,9% Beta-caryophyllen và 46,3% elemicin.

Tác dụng – Công dụng

Đối với người dân Tây Bắc, hạt dổi là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp.

Theo y học cổ truyền:

  • Hạt dổi có mùi thơm, vị cay, tính ấm; làm thuốc chữa ho, ngâm rượu để uống và xoa bóp trị phong thấp, nhức mỏi gân xương, trị đau bụng, ăn không tiêu.

  • Quả dổi dùng thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp.

  • Vỏ cây dổi được dùng làm thuốc trị sốt, cảm cúm, phong thấp, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, ăn không tiêu.

Ngoài ra hạt dổi còn có một số công dụng khác như:

  • Dùng làm gia vị cho các món ăn

Thành phần chính của hạt dổi là tinh dầu giúp tạo nên gia vị có mùi thơm và vị hơi cay, dùng để ướp thịt, cá cùng một số gia vị khác. 

Đặc biệt, hạt dổi là một thành phần không thể thiếu của “Thịt trâu gác bếp” – một món ăn đậm chất núi rừng Việt Nam.

  • Lợi ích cho hệ tiêu hoá

Hạt dổi giã nhỏ cho vào các món ăn làm gia vị giúp kích thích tiêu hoá. 

Kinh nghiệm dân gian cho thấy khi cho hạt dổi vào một số món như tiết canh, sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn, không bị tiêu chảy, ngộ độc.

Hạt dổi cũng là một vị thuốc giúp trị chứng đầy bụng, khó tiêu sau một bữa ăn thịnh soạn. Một kinh nghiệm được chia sẻ bởi người Mường – Hoà Bình cho biết: chỉ cần lấy 1 hạt ra nhai nuốt là sẽ hết. Nhai nguyên hạt sẽ có vị cay và hơi hắc.

  • Lợi ích trên xương khớp

Hạt dổi lấy ngâm rượu làm thuốc xoa bóp cho các bệnh đau nhức cơ, mỏi tay chân. 

Một số kinh nghiệm dân gian cho thấy hạt cây dổi giúp hỗ trợ các triệu chứng bệnh xương khớp như thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp…

Cách Dùng – Liều dùng 

  • Cách ngâm rượu

Hạt cây dổi dùng để ngâm rượu theo tỷ lệ 1 kg hạt khô với 3 lít rượu trắng. Ngâm ngập hạt và ngâm ít nhất 3 tháng. 

Đặc biệt vào những tháng mùa đông, dùng rượu dổi 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp giảm tình trạng sưng, đau ở các khớp.

  • Dùng ngoài xoa bóp không kể liều lượng bằng một số phương pháp của người dân Hà Tây.

  • Vỏ cây dùng làm thuốc chữa sốt, ăn uống không tiêu. Mỗi ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc.

Lưu ý

Hạt dổi được mệnh danh là “vàng đen” của Tây Bắc với giá cả khá cao nên bị làm giả rất nhiều. Vì vậy, cần chọn mua ở những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. 

Những người dễ bị tiêu chảy, có cơ địa hàn lạnh, không nên sử dụng nhiều.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator
TAI CHUỘT

TAI CHUỘT

Tai chuột là một loại dược liệu được sử dụng khá nhiều trong dân gian, phổ biến hơn đối với đồng bào miền núi. Trong Y học cổ truyền, Tai chuột là một vị thuốc có các tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục như trị viêm đường niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, khí hư,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chuột.
administrator
CÚC HOA

CÚC HOA

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L. Cúc hoa là một loại thực vật không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm cúc hoa và các công dụng của thảo dược này nhé.
administrator
HẠT NGŨ HOA

HẠT NGŨ HOA

Hạt ngũ hoa là loại hạt của cây đình lịch hay cây thốp nốp. Có tên khoa học là Hygrophila salicifolia, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
administrator
BÁN BIÊN LIÊN

BÁN BIÊN LIÊN

Bán biên liên là loại thuốc nam quý, còn có tên gọi khác là cây lô biên, lỗ bình tàu. Theo Y học Cổ truyền, đây là loại cây có tính bình, vị cay, tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt giải độc. Ở Việt Nam, Bán biên liên phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du, từ Lạng Sơn, Cao bằng đến các tỉnh miền Trung.
administrator
CÂY BẤC ĐÈN

CÂY BẤC ĐÈN

Cây bấc đèn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đăng tâm thảo, hổ tu thảo, tịch thảo, cỏ ất tâm, xích tu, bích ngọc thảo, đăng thảo, đăng tâm. Cỏ bấc đèn là vị thuốc có tính hàn có tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt, an thần, giáng tâm hỏa. Do đó, dược liệu này thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như khó tiểu, tiểu nóng, mất ngủ, khó ngủ, cơ thể hồi hộp, viêm họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH THƯỢC

BẠCH THƯỢC

Bạch thược, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mẫu đơn trắng, kim thược dược, cẩm túc căn, tiêu bạch thược, thược dược,... Bạch thược là một vị thuốc từ cây Thược dược Trung Quốc. Không chỉ nổi bật bởi màu sắc và hình dạng tuyệt đẹp của hoa, rễ của loài cây này còn là một vị thuốc quý. Cũng là loại dược liệu đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với công dụng bổ máu, điều kinh, giảm đau, làm mát, lợi tiểu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator