CÚC HOA

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L. Cúc hoa là một loại thực vật không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm cúc hoa và các công dụng của thảo dược này nhé.

daydreaming distracted girl in class

CÚC HOA

Giới thiệu về dược liệu 

Có nhiều loại hoa cúc khác nhau, phổ biến nhất là hoa cúc trắng và hoa cúc vàng.

Sau khi xử lý và sấy khô, chùm hoa được đặt tên Latinh là Flos Chrysanthemi indici. 

Mô tả đặc điểm

Ở Việt Nam, hoa cúc (Chrysanthemum indicum L.) có nhiều ở một số tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội. Loại cây này ưa sáng, ưa ẩm và thường được trồng để làm dược liệu, trà và rượu. Cây ra hoa hàng năm, nhưng hiếm hạt. 

Thời điểm trồng thích hợp nhất là tháng 5 đến tháng 6, từ 4 đến 5 tháng bắt đầu thu hoạch. Có thể thu hoạch lứa lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo cách chăm sóc. 

Hái hoa, đem vò, để vài giờ cho diêm khô. Khi hoa chín mềm (nếu hoa còn sống sẽ bị thâm). Sau khi phơi khô, nén qua đêm (cho đến khi nước chuyển sang màu đen) và phơi nắng thêm 3-4 ngày. Để có bóng râm nên phơi huỳnh vào ban đêm, cứ 1 kg hoa khô thì 5-6kg hoa tươi. Bạn cũng có thể dùng hoa tươi vừa mới nhú, hái về, phơi nắng hoặc sấy khô. 

Cây thảo, mọc thẳng, cao khoảng 90 cm. Thân cây mọc thẳng, mảnh, chẻ dọc. Phiến lá không đều, ba mép tròn, thuỳ sâu, mép có răng cưa. Cụm hoa hình cầu, đường kính nhỏ, phần lớn là 1-1,5 cm. Hoa bên trong và bên ngoài có màu vàng, hình lưỡi nhỏ. Hoa hình ống ở tâm và không có lông. Chất nhẹ, mùi thơm, vị đắng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Nguồn gốc của Cúc hoa vàng ở vùng Đông Á: Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng làm thuốc và làm cảnh ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Ấn Độ.

Hái hoa, đem vò, để vài giờ cho diêm khô. Khi hoa chín mềm (nếu hoa còn sống sẽ bị thâm). Sau khi phơi khô, nén qua đêm (cho đến khi nước chuyển sang màu đen) và phơi nắng thêm 3-4 ngày. Để có bóng râm nên phơi huỳnh vào ban đêm, cứ 1 kg hoa khô thì 5-6kg hoa tươi. Bạn cũng có thể dùng hoa tươi vừa mới nhú, hái về, phơi nắng hoặc sấy khô. 

Cúc hoa vàng được trồng làm cảnh, lấy hoa ướp chè, làm rượu và làm thuốc. Hoa là bộ phận dùng làm thuốc của Cúc hoa vàng.

Cúc hoa là một loại dược liệu có thể điều trị bệnh cảm lạnh rất hiệu quả

Thành phần hóa học 

Cúc hoa vàng chứa:

  • Flavonoid: Acaciin, glucopyranosid, acacetın, galactopyrianosid, chrysanthemin.

  • Acid amin: Adenin, cholin,stachydrin.

  • Tinh dầu trong đó có pinen, sabinen, myrcen, terpinen, p cymen, cineol, thuyon, chrysanthenon, borneol, linalyl acetat, bornyl acetat, cadinen, caryophyllen oxyd cadinol, chrysanthetriol.

  • Các thành phần khác gồm: Indicumenon, Sitos -terol, amyrin, friedelin, sesamin, Vitamin A.

  • Sesquiterpen: Angeloyl cumambrin B, arteglasin.

  • Carotenoid (chrysanthemoxanthin).

  • Hạt chứa 15,80% dầu béo.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại: 

  • Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc hoa cúc có tác dụng ức chế vi khuẩn Shigella sonnei, tụ cầu vàng, thương hàn, liên cầu tan huyết beta,… (Theo Trung Dược Học). 

  • Ức chế nấm gây bệnh ngoài da: Bạch hoa xà thiệt thảo có khả năng ức chế nấm gây bệnh ngoài da (theo sổ tay lâm sàng của Trung y). 

  • Điều trị tăng huyết áp: Nước sắc từ hoa cúc được dùng cho 46 bệnh nhân cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Các triệu chứng chóng mặt, mất ngủ và nhức đầu được cải thiện trong vòng 7 ngày, và dấu hiệu tụt huyết áp được quan sát thấy ở 35 người trong số họ, sử dụng 10 đến 30 ngày sau khi các triệu chứng khác được cải thiện (theo y học Trung Quốc). 

Theo y học cổ truyền: 

  • Minh mục, khứ ế mạc (theo Dụng Dược Tâm Pháp).

  • •Thanh phong, giảm nóng nảy, khử nhiệt (theo Bản Kinh Phùng Nguyên).

  • •Cho cúc hoa vào bao gối thì làm sáng mắt, phòng bệnh về mắt (theo Chư Gia Bản Thảo).

  • •Minh mục, thanh nhiệt, thanh tán phong nhiệt, bình can, giải độc (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

  • Tác dụng dưỡng huyết mục (theo Trân Châu Nang).

  • Giải độc, thanh nhiệt, minh mục, sơ phong (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

  • Thanh nhiệt, bình Can. Dã cúc hoa thiên về giải độc, tiết nhiệt (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

  • Trừ phong các khớp xương, chủ yếu thiên về phong hàn. Trừ được chứng du phong trên thân người, thiên về phong nhiệt (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

  • Chữa được các bệnh về mặt, đầu. tai mắt, phong nhiệt, thông lợi huyết mạch, nhức trong đầu, mắt đau (theo Dược Tính Bản Thảo).

  • Cúc hoa có tác dụng nuôi huyết, đánh tan mộng thịt ở mắt, giúp sáng mắt (theo Trân Châu Nang).

Dân gian thường dùng cúc hoa chữa đau mắt, nhức đầu, chóng mặt, phong do can nhiệt, nặng một bên đầu (theo Đông y thiết yếu).

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng mỗi ngày 6 – 20 g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoa cúc còn dùng để ướp chè hay ngâm rượu uống.

Một số bài thuốc kinh nghiệm

Trị cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mắt đau giai đoạn đầu

  • Cúc hoa 12 g, Tang diêp 9 g, Câu đằng 8 g, Liên kiều 4g, Cát cánh 8 g, Cam thảo 4 g, Xa tiền tử 12 g. Sắc uống (Tang cúc câu liên hợp gia giảm).

  • Cúc hoa, Xuyên khung, Kinh giới, Bạc hà, Phòng phong, Khương hoạt, Hương phụ, Cam thảo, Bạch chỉ, Tế tân, Khương tầm. Các vị bằng nhau, trộn đều, tán nhỏ. Sau bữa cơm dùng nước chè chiêu thuốc, mỗi lần 4 – 6 g bột này (Cúc hoa trà điều tán).

Trị hoa mắt, chóng mặt, mắt khô

  • Thục địa 20 g, Sơn dược 16 g, Phục linh, Trạch tả, Đơn bì, Sơn thù du, Cúc hoa, Câu kỷ tử mỗi thứ 12 g. Tán bột, trộn mật làm viên uống (Kỷ cúc địa hoàng).

Trị ho, sốt, cảm mạo

  • Cúc hoa vàng 6 g, Tang diệp 6 g, Liên kiều 4 g, Bạc hà 4 g, Cam thảo 4g, Cát cánh 4 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Trị mắt hoa, đầu váng, nhức ở giữa đầu hoặc nhức một bên, mắt đỏ, mũi nghẹt

  • Cúc hoa, Xuyên khung, Kinh giới, Bạc hà, Phòng phong, Khương hoạt, Hương phụ, Tế tân, Cương tằm. Tán nhỏ, uống với nước đun sôi.

Cúc hoa tửu

  • Cúc hoa cho rượu cất gọi là Cúc hoa tửu, dùng hoa sắc lấy nước cốt. Dùng nước đó thổi cơm nếp, ủ men làm rượu uống, có thể thêm Địa hoàng, Đương quy, Câu kỷ rất tốt. Rượu này chữa được chứng đầu phong, sáng mắt, phòng bệnh, yếu gân.

Trị nhọt, ống tai ngoài

  • Cúc hoa vàng 12 g, Bồ công anh, Sài đất, Kim ngân hoa, Kê huyết đằng, mỗi vị 16 g; Hoàng liên, Sinh địa mỗi vị 12 g; Chi tử 8 g. Sắc uống.

Lưu ý

Khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau đây để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Tốt nhất nên làm theo đúng chỉ định của bác sĩ khi sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai và mang cho con bú.

  • Không tự ý kết hợp những bài thuốc từ cúc hoa với thuốc Tây hoặc các dược liệu khác, có thể ảnh hưởng tới dược tính của thảo dược và gây nên tác dụng phụ.

  • Nên thăm khám bệnh trước khi dùng thuốc và sử dụng theo đúng liệu trình bác sĩ đưa ra, không dùng quá nhiều hoặc quá ít.

  • Không nên sử dụng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dùng 6 – 20gr thuốc từ cúc hoa.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

Tóc thường trở nên mỏng và rụng nhiều hơn khi bạn lớn tuổi hoặc do thói quen sinh hoạt như ăn kiêng hoặc sử dụng các công cụ tạo kiểu tóc có nhiệt. Vì vậy, bạn có thể quan tâm đến việc sử dụng tinh dầu để giúp tóc mọc dài và khỏe mạnh hơn. Tinh dầu đã được biết đến như một loại dưỡng chất với khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe và trong đó, tinh dầu còn được sử dụng để dưỡng tóc. Dưới đây là thông tin về các loại tinh dầu dưỡng tóc và lợi ích của chúng.
administrator
NÀNG NÀNG

NÀNG NÀNG

Nàng nàng là một trong nhiều vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian, có mặt trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mạnh gân cốt và ích tinh...
administrator
NGẢI CỨU

NGẢI CỨU

Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng. Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc, giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.
administrator
MẬT NHÂN

MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.
administrator
BẠCH MAO CĂN

BẠCH MAO CĂN

Bạch mao căn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rễ cỏ tranh, mao căn, mao thảo căn, vạn căn thảo. Bạch mao căn hay còn gọi là rễ cỏ tranh, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ tranh. Cỏ tranh mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Bạch mao căn được dùng để chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm thận cấp và hen suyễn.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
BÁCH BỘ

BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
administrator
HƯƠNG NHU

HƯƠNG NHU

Hương nhu là một loại dược liệu có tác dụng kích thích, chống co thắt, sát trùng, xua đuổi côn trùng, đuổi ký sinh trùng bên trong, hạ sốt, trị cảm lạnh, cảm sốt, nhức đầu, liệt dương, đầy hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, hậu sản, giun ở trẻ em, chữa thấp khớp, đau thắt lưng,…
administrator