TÔ MỘC

Tô mộc là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Y học, có nguồn gốc từ thân vây Vang. Cây Vang là một loại thực vật mọc hoang nhiều nơi trên nước ta. Tô mộc – bộ phận sử dụng làm thuốc là phần lõi gỗ được chẻ nhỏ ra. Tô mộc được sử dụng trong dân gian với tác dụng làm tan huyết ứ, trị chấn thương té ngã, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, đau bụng.

daydreaming distracted girl in class

TÔ MỘC

Giới thiệu về dược liệu

Tô mộc, được gọi với tên khác là Gỗ vang, Tô phượng, Vang nhuộm, Cây vang, Co vang (Thái) hay Mạy vang (Tày). Cây Vang có tên khoa học là Caesalpinia sappan L., họ Vang (Caesalpiniaceae).

Cây Vang là một cây cao, từ 7 - 10m, gai mọc ở thân. Cành cây non có lông và những lỗ hình chấm trắng. Lá kép lông chim, gồm 12 đôi, hoặc hơn 12 đôi lá chét. Lá cây hơi hẹp ở phía dưới, phần đầu tròn. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông. Hoa của cây Vang có 5 cánh màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành, nhị hơi lòi ra, nửa dưới chỉ nhị có lông, bầu hoa phủ lông xám. Quả dẹt hình trứng, dày, dai, cứng. Quả có chiều dài từ 7 - 10cm, chiều rộng từ 3,5 - 4 cm, khá cứng và trong đó có từ 3 - 4 hạt màu nâu.

Cây vang đa số mọc hoang, một số được nhiều nơi ở Việt Nam với khả năng chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh. Gỗ vang được sử dụng làm thuốc nhuộm gỗ trước khi đánh vecni, hoặc sử dụng làm thuốc. Vị thuốc được sử dụng chữa bệnh là phần gỗ chẻ mỏng phơi khô, đôi khi được thái thành phiến.

Mùa hoa vào khoảng tháng 4–6, mùa quả khoảng tháng 7–9.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Vị thuốc được sử dụng làm thuốc được gọi là Tô mộc, có hình trụ hay nửa trụ tròn. Đôi khi được chế biến thành những thanh nhỏ. Mặt ngoài của dược liệu vết dao đẽo, thường có khe nứt dọc. Mặt cắt ngang màu cam, có thể quan sát được vòng tuổi,, màu nâu tối với các lỗ nhỏ. Để tách phiến thành từng mảnh theo thớ gỗ, tủy có lỗ rõ. Thanh gỗ được chẻ nhỏ có màu hồng đỏ. Đôi khi có những chỗ có màu nhạt và đậm hơn. Thể chất gỗ cứng, nặng, không mùi, vị hơi se.

Bên cạnh phần gỗ thân, một số người còn sử dụng phần cành để làm thuốc. Những cây có tuổi đời trên 10 năm thì bắt đầu thu hoạch. Tô mọc có thu hoạch quanh năm. Đầu tiên, chặt phần cây gỗ, róc đẽo hết lớp vỏ ngoài và phần lớn gỗ giác. Lấy phần lõi, cưa thành khúc ngắn khoảng 25cm, chẻ nhỏ và đem phơi khô. Độ ẩm của dược liệu không quá 11 %.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu Y học hiện đại cho thấy trong vị thuốc Tô mộc có chứa tanin, axit galic, sappanin C, brassilin C và tinh dầu.

 

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, tô mộc có vị ngọt, tính bình, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ. Tô mộc có nhiều công dụng đối với sức khỏe, được sử dụng để huyết, thông lạc, hỗ trợ giảm đau, bế kinh nguyệt bế, trĩ...

Theo các tài liệu Y văn cổ, Tô mộc có tác dụng làm tam máu bầm, máu cục và giảm đau. Trị chứng sinh xong máu không thông đóng thành hòn cục, kinh nguyệt không thông, bị tổn thương gây bầm máu. Những người không có tình trạng ứ máu thì không được sử dụng. Dân gian còn sử dụng vị thuốc này làm thuốc săn da, cầm máu trong các trường hợp tử cung chảy máu, sinh đẻ mất máu quá nhiều, choáng váng hay hoa mắt.

Một số vùng còn sử dụng cây nấu với nước để uống thay chè. Phụ nữ mang thai không được dùng.

Theo Y học hiện đại

Theo y học hiện đại, Tô mộc có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm mạnh, lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy rằng Tô mộc có tiềm năng rất lớn trong điều trị một số loại ung thư, trong đó có ung thư đại tràng, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Hiện nay trên thị trường đã có một số sản phẩm chế từ cao khô, điều trị tiêu chảy, lỵ trực khuẩn.

Một số công dụng của Tô mộc theo Y học hiện đại:

  • Tô mộc có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn, bao gồm Staphylococcus, Shigella dysenteriae Shiga, Shigella Sonnei, Shiga flexneri, Bacillus subtilis... Đặc biệt, tác dụng kháng khuẩn của loại dược liệu này không ảnh hưởng bởi dịch vị của dạ dày.

  • Hoạt chất bromelain chiết xuất từ Tô mộc còn có hiệu quả kháng histamin, duy trì tác dụng kéo dài của hormon tuyến thượng thận khi thử nghiệm trên thỏ.

  • Nước sắc từ cây tô mộc có công dụng khôi phục chức năng hệ tim mạch khi thử nghiệm trên ếch.

  • Tô mộc có tác dụng giảm độc tố của một số thuốc kháng sinh bao gồm Quinin, Chlorpromazine...

Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng khuyến cáo thông thường của Tô mộc là  6 – 15g, ở dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Tô mộc có thể được sử dụng độc vị (riêng biệt) hay phối hợp cùng các vị thuốc khác. Một số người còn chế thành cao lỏng và làm thuốc bôi ngoài. Ở một số vùng, dân gian còn sử dụng cây tô mộc để nấu nước uống hàng ngày.

Hoạt huyết thông kinh

Bài thuốc sử dụng trong trường hợp phụ nữ huyết trệ bế kinh, đau bụng.

  • Bài 1 - Hoàn thông kinh: Sử dụng Tô mộc 6g, sinh địa 16g, xích thược 12g, đào nhân 12g, ngưu tất 12g, quy vĩ 12g, hổ phách 2g, xuyên khung 6g, hương phụ 6g, ngũ linh chi 8g và hồng hoa 6g. Dùng tất cả nguyên liệu đem nghiền thành bột mịn, làm hoàn uống. Mỗi lần sử dụng khoảng 12g, ngày chia ra từ 2 - 3 lần uống, chiêu với nước đun sôi.

  • Bài 2: Sử dụng Tô mộc 12g, rễ bưởi 12g, rễ bướm bạc 12g, rễ sim rừng 8g và thiên niên kiện 8g. Sắc toàn bộ dược liệu lấy nước uống trong ngày.

  • Bài 3: Sử dụng Tô mộc 10g, nga truật 10g, uất kim 10g, nhục quế 10g và hồng hoa 10g. Sắc toàn bộ dược liệu lấy nước uống trong ngày.

  • Bài 4: Sử dụng Tô mộc 10g, sơn tra 10g, ngũ linh chi 8g, diên hồ sách 6g, quy thân 10g và hồng hoa 4g. Dùng tất cả dược liệu sắc lấy nước uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng tốt giúp chữa kinh nguyệt không đều, giảm đau bụng từng cơn sau sinh.

  • Bài 5: Sử dụng Tô mộc 10g, mộc thông 10g, bạch đồng nữ 10g và mai mực 12g (bỏ vỏ cứng, tán bột để riêng). Đem 3 dược liệu sắc lấy nước và uống cùng bột mai mực. Bài thuốc hiệu quả trên phụ nữ bạch đới và nam giới tiểu đục.

Trừ ứ, trị chấn thương

Sử dụng cho các trường hợp chấn thương do bị đánh, té ngã hay chảy máu cam.

  • Bài 1 - Bột bát ly: Sử dụng Tô mộc 20g, một dược 12g, hồng hoa 8g, xạ hương 0,4g, đinh hương 20g, đồng thiên nhiên 12g, nhũ hương 12g, huyết kiệt 12g và mã tiền chế 4g. Đem tất cả vị thuốc nghiền và tán thành bột. Uống cùng rượu trắng. mỗi lần 4g x 2 lần/ngày. Bài thuốc có công dụng tốt đối trong thương tích do té ngã hay bị đánh.

  • Bài 2 - Thuốc sắc nhị vị sâm tô: Sử dụng Tô mộc 6g và Đảng sâm 12g. Sắc lấy nước uống trong ngày. Bài thuốc có hiệu quả trong điều trị các chấn thương ở phổi, nôn ra máu, mặt đen tức ngực, thở hổn hển.

  • Bài 3: Sử dụng Tô mộc sấy khô, tán thành bột và rắc vết thương. Bài thuốc giúp điều trị các chấn thương gây chảy máu.

  • Bài 4: Sử dụng Tô mộc 8g, tang chi 20g, ké đầu ngựa 10g, tang ký sinh 15g, vòi voi 10g, cối xay 10g, cam thảo đất 10g và hoàng bá 10g. Đem tất cả sắc thuốc lấy nước uống trong ngày. Bài thuốc giúp điều trị chứng phong thấp thể nhiệt tý, gây đau nhức nhiều.

  • Bài 5: Sử dụng Tô mộc 10g, ngưu tất 12g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, uất kim 8g, hương phụ 6g, trần bì 6g và chỉ xác 6g. Sắc thuốc lấy nước uống trong ngày. Thuốc có công dụng trong điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do sang chấn.

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mới mắc

Tô mộc có thể được sử dụng trong các bài thuốc để làm mềm, khô búi trĩ.

  • Bài 1: Sử dụng Tô mộc 30g, sa sàng 20g, hoàng bá 20g, ngũ bội tử 20g và binh lang 10g. Sắc tất cả vị thuốc cùng nhau, lấy nước uống.

  • Bài 2: Sử dụng Tô mộc 30g, hoàng đằng 20g, ngũ bội 20g và hoàng liên 10g. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi, thêm 2 lít nước và đun sôi 10 - 15 phút. Sau đó, đổ thuốc đã đun ra chậu nước sạch. Sau khi đi đại tiện, rửa sạch hậu môn và ngâm trong thuốc khoảng 10 - 15 phút. Sau khi ngâm xong nghỉ khoảng 10 - 15 phút rồi mới đi lại.

Lưu ý

Tô mộc có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai không được dùng Tô mộc.

  • Các bệnh không có biểu hiện của máu bầm, máu tụ không được dùng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
BÀN LONG SÂM

BÀN LONG SÂM

Theo dân gian, Bàn long sâm thường được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể. Bàn long sâm còn có tên gọi khác là Sâm cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo.
administrator
BƯỚM BẠC

BƯỚM BẠC

Bướm bạc là loại dược liệu khá phổ biến trong Đông y. Tên gọi khác: Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa, Hoa bướm, Hồ điệp… Tên khoa học: Herba Mussaendae pubenscentis. Họ: Cà phê (Rubiaceae).
administrator
CẨU TÍCH

CẨU TÍCH

Cẩu tích hay còn gọi là cây lông cu ly, là một loại thảo dược quý có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa phong thấp. Với nhiều công dụng hữu ích, loại thảo dược này được dùng để chữa đau lưng, mỏi gối, đi tiểu nhiều lần, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay, co thắt, bạch đới ở phụ nữ
administrator
HẠT GẤC

HẠT GẤC

Gấc là một loại cây không còn xa lạ gì với chúng ta. Cây gấc là loại cây thân leo lâu năm, có chiều dài khoảng 10 đến 15m, mỗi năm có thể héo một lần nhưng đến mùa xuân năm sau thì nhiều thân mới mọc ra từ rễ hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hạt gấc và các công dụng trong y học nhé.
administrator
THÚI ĐỊCH

THÚI ĐỊCH

Lá thúi địch còn được mọi người gọi là lá mơ lông, là một loại rau gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp, có thể ăn kèm với nhiều món ăn. Không những vậy, đây còn là một loại thảo dược dân gian, có công dụng rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lá mơ lông và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
DÂY KÝ NINH

DÂY KÝ NINH

Dây ký ninh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây thần thông, dây cóc, bảo cự hành, khau keo hơ. Dây ký ninh là một loại thảo dược có chứa chất flavonoid cùng nhiều thành phần hóa học khác với dược tính cao. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt rét, đau nhức xương khớp. Đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU KHUYNH DIỆP

TINH DẦU KHUYNH DIỆP

Tinh dầu khuynh diệp hiện nay đang nổi lên trên thị trường, được sử dụng rộng rãi trong các dạng dầu bôi ngoài hay thuốc giảm ho. Các chuyên gia đã nghiên cứu và áp dụng loại tinh dầu này vào nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe. Một số công dụng đã được biết tới của tinh dầu Khuynh diệp bao gồm thông xoang, giảm đau nhức cơ bắp, giảm căng thẳng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Khuynh diệp và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
TẦN GIAO

TẦN GIAO

Tần giao (Gentiana dahurica) là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nga. Cây thân thảo, cao khoảng 30-80cm, lá xanh đậm, hoa màu xanh hoặc tím. Tần giao thường được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và tăng cường sức đề kháng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tần giao có chất chống viêm và kháng khuẩn, cũng như có thể giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.
administrator