BẠCH HẠC

Bạch hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây lác, thuốc lá nhỏ, cây kiến cò, nam uy linh tiên, cánh cò, chòm phòn,... Bạch hạc là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng hỗ trợ các bệnh về khớp, da liễu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH HẠC

Đặc điểm tự nhiên

Cây bạch hạc có kích thước nhỏ, hay mọc thành bụi, cao 1-2m, là cây rễ chùm. Thân mọc thẳng đứng, 6 gốc tròn, có nhiều cành. Cả thân và lá đều có lông mịn khi còn non.

Lá mọc đối, có cuống dài khoảng 2-5mm, 2 đầu thon, phiến hình trứng, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông mịn.

Bạch hạc có hoa nhỏ, vị trí hoa là ở nách lá hoặc đầu cành và có màu trắng hơi điểm hồng.

Quả nang có lông, phía dưới dẹt không chứa hạt. Phía trên chứa 4 hạt, có khi chỉ có hai hạt. Hạt hình trứng 2 mặt lồi.

Cây bạch hạc sẽ ra hoa vào tháng 8.

Bạch hạc tự mọc hoặc trồng làm đẹp tại một số tỉnh thuốc miền bắc Việt Nam. Ngoài ra cây còn được tìm thấy ở Malaysia, miền Đông Châu Phi, Ấn Độ và một số nước thuộc châu Á.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hầu hết các bộ phận của cây bạch hạc đều được dùng để làm dược liệu nhưng trong đó lá, thân và rễ được dùng phổ biến hơn.

Thu hái: Cây bạch  hạc thường được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông.

Chế biến: Sau khi thu hái người ta thường rửa sạch và phơi hoặc sấy khô dược liệu.

Sau khi bào chế, rễ tươi có hình trụ, không phân nhánh, dài 13 – 20cm, màu nâu xám. Mặt ngoài màu nâu có nhiều rãnh dọc. Bỏ lớp vỏ rễ sẽ lộ lõi gỗ màu trắng nhỏ. Dễ bẻ gãy, mặt bẻ phẳng. Còn sau khi phơi khô, chuyển qua màu nâu sẫm, lớp vỏ ngoài dễ bong tróc. Dược liệu có mùi hắc nhẹ, vị hơi ngọt như sắn rừng.

Bảo quản những phần thân rễ đã qua khâu chế biến trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng. Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng.

Thành phần hóa học

Toàn cây chứa: Flavonoid, hợp chất phenol, acid amin, acid hữu cơ, tanin.

Hoa chứa Flavonoid.

Lá chứa Kali Nitrat, acid Cryzophanic, alkaloid.

Trong rễ có 1.87% chất gần giống axit cryzophanic và axit frangulic.  Một số nguyên hoạt chất chính được tìm thấy trong rễ cây bạch hạc đó là: Rhinacanthine A, B, C, D, E, F, Q; Lupeol; Stigmasterol; Β-sitosterol; glucosides; naphthoquinone;…

Thân cây chứa lượng lớn: tanin, saponine, germanium, organique, phenol, acid amin, vitamines,...

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm:Nước sắc Bạch hạc có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ Shigella, tụ cầu vàng, khuẩn Gram âm, Gram dương và nấm.

+Tác dụng kích thích tần số nhu động thực quản tăng với biên độ mạnh.

+Tác dụng kháng histamin đối với cơ trơn ruột thỏ.

+Thành phần anemonin trong dược liệu có nguy cơ gây mụn, làm tổn thương da và xuất huyết niêm mạc.

+Tác dụng hỗ trợ thùy sau tuyến yên, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim và một số bệnh lý khác.

+Tác dụng cải thiện tình trạng cao huyết áp, viêm khớp ở người cao tuổi.

+Có tác dụng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.

Công dụng

Cây bạch hạc có vị ngọt, tính bình, có mùi hắc nhẹ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da.

+Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.

+Hỗ trợ điều trị lao phổi thời kỳ đầu.

+Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.

+Hỗ trợ khắc phục, điều trị chứng ghẻ lở.

+Cải thiện bệnh hắc lào, lang ben.

+Điều trị bệnh viêm khớp, phong tê thấp.

Liều dùng

Dùng tươi 40g, khô 12-20g, thêm đường phèn sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng:

+Dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

+Bệnh nhân huyết áp thấp, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

+Phụ nữ đang mang thai và trẻ em.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH BỘT NGHỆ

TINH BỘT NGHỆ

Tinh bột nghệ đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó đặc biệt là đau dạ dày. Hiện nay, khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ càng hơn về loại dược liệu này, cũng như khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Tinh bột nghệ.
administrator
RAU MUỐNG BIỂN

RAU MUỐNG BIỂN

Rau Muống biển tính ấm, vị cay và đắng nhẹ, có tác dụng: Trừ thấp, tiêu viêm, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng.
administrator
HÀ THỦ Ô

HÀ THỦ Ô

Hà thủ ô hay hà thủ ô đỏ, vì nó có sắc đỏ, cũng để tránh nhầm với cây Hà Thủ Ô trắng. Hà thủ ô, còn gọi là “giao đằng”, là cây dây, ý nói thứ dây này luôn luôn quấn vào nhau, hay “dạ hợp”, dạ là đêm, ý nói ban đêm chúng quấn lấy nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH CƯƠNG TẰM

BẠCH CƯƠNG TẰM

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, khá phổ biến trong dược liệu Đông y. Nhìn có vẻ bình thường nhưng từ những con tằm ăn dâu bị nhiễm khuẩn Batrytis Blas rồi chết cứng (tằm vôi), sau đó được các thầy thuốc đem đi phơi khô thành vị thuốc hết sức thú vị.
administrator
SA NHÂN

SA NHÂN

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).
administrator
BÈO NHẬT BẢN

BÈO NHẬT BẢN

Bèo Nhật Bản hay còn được biết đến với những tên gọi như: Lục bình, bèo tây, bèo lộc bình, bèo sen, bèo bầu,... Cây bèo Nhật là loài cây không còn quá xa lạ đối với người nông dân Việt nam. Loài cây này không chỉ được sử dụng trong chăn nuôi mà còn được sử dụng vào nhiều ngành khác nữa. Đặc biệt bèo Nhật Bản là một dược lý được ứng dụng khá phổ biến trong khối ngành chăm sóc sức khỏe nói chung là Đông Y nói riêng.
administrator
DÂY ĐAU XƯƠNG

DÂY ĐAU XƯƠNG

Dây đau xương, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tục cốt đằng, khoan cân đằng, cây đau xương, khau năng cấp. Dây đau xương là loại dược liệu mọc hoang khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi thấp ở nước ta. Dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ phong thấp được sử dụng để chữa các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHỤC THUNG DUNG

NHỤC THUNG DUNG

Nhục thung dung là một loại dược liệu có nguồn gốc từ xa xưa và được biết đến với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe, nổi bật trong số đó là hỗ trợ đời sống tình dục như giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sinh lực, chữa vô sinh, hiếm muộn, cải thiện các chức năng sinh lý cho cả phái mạnh và phái đẹp.
administrator