BẠCH ĐẬU KHẤU

Bạch đậu khấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: bạch khấu xác, đới xác khấu, đông ba khấu, đậu khấu, xác khấu, bạch khấu nhân, đa khấu, tử đậu khấu,... Bạch đậu khấu - loài cây với cái tên nghe hơi “lạ lạ” mọc tự nhiên với nhiều công dụng trong đời sống con người. Ở một số nơi, người ta lấy hạt cách đậu khấu làm gia vị rất thơm ngon. Vậy bạch đậu khấu có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết công dụng và cách dùng của loại dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH ĐẬU KHẤU

Đặc điểm tự nhiên

Bạch đậu khấu là một loài cỏ mọc lâu năm, có chiều cao khoảng 2-3m. Thân, rễ nằm ngang, to bằng ngón tay. Lá có hình dải hoặc mũi mác, nhọn hai đầu, có chiều dài 55cm, chiều rộng 6cm. Bề mặt trên của lá nhẵn và mặt dưới có lông rải rác.

Hoa bạch đậu khấu có màu trắng tím, mọc thành cụm nằm ở gốc của thân mang lá, chiều dài cụm hoa khoảng 40cm. Cuống hoa ngắn chứa từ 3-5 hoa.

Quả có hình cầu, dẹt đường kính từ 1-1,5cm, thường có 3 múi, mặt ngoài của quả có màu trắng và có vân dọc. Mỗi quả có chứa từ 20-30 hạt được gọi là khấu mễ hoặc khấu nhân và có chứa nhiều tinh dầu.

Mùa hoa quả rơi vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.

Bạch đậu khấu là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc thành từng khóm lớn ở ven rừng hay gần nguồn nước. Bạch đậu khấu có thể tìm thấy ở Nam Mỹ, Thái Lan, Campuchia, Sri Lanka. Còn ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên và được trồng chủ yếu ở các khu vực có khí hậu mát lạnh như Cao Bằng và Lào Cai.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả và hoa của bạch đậu khấu được dùng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Nên hái quả còn ở giai đoạn màu xanh chuyển sang màu vàng. Thời gian thu hoạch thích hợp thường vào mùa thu.

Chế biến: Sau khi thu hái xong thì đem đi rửa sạch xong đem quả đậu khấu phơi khô trong bóng râm.

Bảo quản nơi khô thoáng.

Thành phần hóa học

Hạt bạch đậu khấu chứa tinh dầu, với thành phần chủ yếu của tinh dầu là d-borneol và d-camphor. Ngoài ra còn chứa một số thành phần khác như lipid, cholesterol, natri, kali, cacbohydrat, protein và một số dưỡng chất khác (vitamin A, vitamin D, vitamin B12, sắt, magie,...).

Tác dụng 

+Có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.

+Tác dụng ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư: Sử dụng bạch đậu khấu như thực phẩm chức năng có công dụng ngăn ngừa quá trình tiến triển thành tế bào ung thư từ các tế bào bình thường và giúp làm chậm quá trình hình thành ung thư da, ung thư ruột kết.

+Điều trị đái tháo đường: Hàm lượng lớn mangan trong hạt bạch đậu khấu giúp mang lại những lợi ích lớn đối với người bệnh đái tháo đường.

+Tác dụng hạ huyết áp an toàn: Bột hạt bạch đậu khấu có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương một cách an toàn.

+Giúp tăng cường nhu động ruột, tăng tiết dịch vị, ngăn ngừa tình trạng ruột lên men không bình thường và chống buồn nôn.

+Tác dụng chống nấm.

+Tác dụng hạ sốt.

+Tác dụng giải rượu hiệu quả.

Công dụng

Bạch đậu khấu có vị cay, tính ấm có các công dụng sau:

+Điều trị chứng chán ăn, bụng đầy, ngực đau.

+Hỗ trợ điều trị nôn mửa khi thai nghén.

+Điều trị trẻ em hay trớ sữa.

+Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa.

+Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy.

+Hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi.

+Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.

+Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Liều dùng

Liều dùng tối đa mỗi ngày từ 2-6g

Lưu ý khi sử dụng

+Những đối tượng nhạy cảm với thành phần của bạch đậu khấu nếu tiếp xúc thường xuyên rất dễ bị viêm da tiếp xúc.

+Không sử dụng bạch đậu khấu trong điều trị phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em.

+Khi sắc thuốc gần xong, nước còn đang sôi mới cho bạch đậu khấu vào vì sắc lâu dược liệu sẽ giảm tác dụng.

+Những người có cơ địa nhiệt, táo bón, thiếu máu thì không dùng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU HOA ANH THẢO

TINH DẦU HOA ANH THẢO

Tinh dầu hoa anh thảo là một chế phẩm ngày càng phổ biến, thường có trong các sản phẩm thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thành phần này được ghi nhận có nhiều công dụng điều trị nhiều bệnh lý mạn tính. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ và có thể sử dụng tinh dầu Hoa anh thảo hợp lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa anh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
BÌM BÌM BIẾC

BÌM BÌM BIẾC

Bìm bìm biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: lạt bá hoa, bìm lam, bìm biếc, khiên ngưu, bạch sửu, hắc sửu,... Bìm bìm biếc chắc hẳn là một loại cây quen thuộc đối với những đứa trẻ vùng quê Việt Nam kể cả thành thị nhưng không hẳn ai cũng biết về tác dụng của loại dược liệu này mà chỉ xem nó như một loại cây mọc dại bên đường hay như là một loại cây dùng để làm cảnh đẹp. Sau đây bài viết này sẽ chỉ rõ công dụng, cách dùng đối với cây bìm bìm biếc đến bạn đọc.
administrator
LIÊN NHỤC

LIÊN NHỤC

Liên nhục (Semen nelumbinis) là một loại dược liệu quý được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Liên nhục là hạt sen, được lấy từ một loài thực vật thân thảo sống trong môi trường nước. Hạt sen không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm, mà còn được ứng dụng trong Y học với nhiều công dụng hữu ích.
administrator
CÂY BÁNG

CÂY BÁNG

Cây Báng (Arenga pinnata), còn được gọi là Búng báng, Cây đác, Đao rừng, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây Báng có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm thức uống, mỹ phẩm, dược liệu và cả trong công nghiệp sản xuất giấy. Ngoài ra, cây Báng còn được sử dụng trong y học cổ truyền và có những tác dụng đặc biệt cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và những tác dụng của cây Báng trong y học hiện đại và cổ truyền.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không (Piper betle) là một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, được sử dụng như một dược liệu quý từ lâu đời trong y học cổ truyền. Trầu không, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trầu không có nhiều thành phần hóa học quan trọng như tannin, phenol, alkaloid và flavonoid, có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lý răng miệng.
administrator
VỪNG

VỪNG

Vừng (Sesamum orientale) là một loại cây trồng rất phổ biến và sử dụng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực y học, Vừng được sử dụng làm dược liệu từ hàng ngàn năm trước đây. Các phần của cây, bao gồm hạt, lá và rễ, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vừng còn có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng để sản xuất dầu ăn và các sản phẩm thực phẩm khác. Sau đây là một số thông tin về dược liệu Vừng và các ứng dụng y học của nó.
administrator
BẦU ĐẤT

BẦU ĐẤT

Bầu đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim thất, rau lúi, Thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau bầu đất, khảm khom. Bầu đất là một loại cây thông dụng, thường được người dân nước ta dùng như rau bổ, mát. Ngoài ra, loại cây này cũng là một vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, loại cây này cũng chính là dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc quý. Giúp chữa chứng táo bón, kiết lỵ, ho gió, ho khan, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MUỐI ĂN

MUỐI ĂN

Muối ăn không chỉ là gia vị thông thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
administrator