MUỐI ĂN

Muối ăn không chỉ là gia vị thông thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

daydreaming distracted girl in class

MUỐI ĂN

Giới thiệu về muối ăn

Muối ăn không chỉ là gia vị thông thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Muối ăn còn gọi là thực diêm. Đây là một chất vô cơ được cấu tạo từ Natri clorid (khoảng 40% natri) và một số nguyên tố vi lượng đi kèm. Ngoài ra có lẫn nhiều tạp chất khác như Kali clorua, Magie clorua, muối Canxi, magie, sulfat, sắt, …

Muối ăn thường được sản xuất từ nước biển hoặc được khai thác từ các mỏ muối dưới lòng đất. Muối làm từ nước biển thường có màu trắng tinh và kích thước nhỏ. Trong khi đó, muối được khai thác từ các mỏ thường có màu xám hoặc hồng.

Muối là một dạng chất rắn nhỏ, có dạng tinh thể, thường có màu trắng. Tuy nhiên một số loại muối chưa qua tinh chế có thể có màu xám nhạt và hồng. Một số dạng muối ăn thường gặp: Muối iot, muối tinh và muối thô:

-  Muối iot: là loại muối ăn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Muối iot thực chất là muối tinh được bổ sung thêm iot nhằm ngăn ngừa một số bệnh lý về tuyến giáp.

- Muối tinh hay còn gọi là muối tinh chế: là sản phẩm từ quá trình tinh chế muối thô. Loại muối này chứa thành phần chủ yếu là NaCl và một số thành phần chống vón cục như magie, tricanxi phosphate, carbonate canxi, silicat natri,…

- Muối thô hay còn gọi là muối biển, được tạo ra từ quá trình bốc hơi của nước biển. Ngoài NaCl, muối biển còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, kali và sắt. Muối biển có thể được dùng trong chế biến món ăn do chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào. Tuy nhiên sử dụng muối biển có thể gây thiếu iot và làm phát sinh các bệnh lý tuyến giáp. Bên cạnh đó, muối thô được khai thác ở các vùng biển ô nhiễm có thể gây nguy hại cho sức khỏe do có chứa các kim loại nặng.

Tác dụng - Công dụng 

Muối ăn không chỉ có tác dụng cân bằng hương vị món ăn và kích thích vị giác mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Nếu bổ sung đúng cách, muối ăn có thể đem lại các công dụng sau:

- Muối ăn là một phần không thể thiếu của cơ thể. Trong cơ thể các ion Natri và Clo giúp cân bằng nồng độ điện giải, nồng độ thẩm thấu của tế bào và các dịch như máu, hệ bạch huyết,… và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn điện giải như buồn nôn, mệt mỏi, nhịp tim bất thường và co giật.

- Trong y dược học, muối thường được bào chế dưới dạng dung dịch NaCl 0,9%, dùng để rửa vết thương, nhỏ mắt, nhỏ mũi. Người ta còn bào chế dung dịch đẳng trương NaCl 0,9% hay ưu trương NaCl từ 1,2 đến 20% để truyền tùy trường hợp bệnh.

- Theo Y học cổ truyền, muối có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng làm mát cơ thể, giúp cơ thể giảm khô khát, trị nóng bứt rứt, bốc hỏa, … Các vị thuốc mà theo đông y có công dụng bổ thận, khi sao tẩm với muối sẽ làm tăng tác dụng này. Ngoài ra, muối ăn được thường được dùng để bào chế các vị thuốc đông dược. Tẩm sao dược liệu với muối với mục đích: giảm tính độc của vị thuốc, tăng cường tác dụng của dược liệu hoặc giúp dẫn thuốc vào kinh thận. 

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng muối ăn trung bình một ngày phụ thuộc vào hàm lượng natri. 

Liều khuyến cáo:

- Người trưởng thành: tối đa 2.300mg natri/ngày (tương đương khoảng 5.8g muối ăn).

- Trẻ em, nên gia giảm lượng natri/ ngày tùy theo độ tuổi và cân nặng. Người có vấn đề về tim mạch, thận và huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng muối cần bổ sung mỗi ngày.

Một số bài thuốc có sử dụng muối ăn:

- Cách chữa chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc: Pha loãng nước nóng và ít muối, ngâm chân trong 15 – 20 phút trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc chữa đau nhức vai, cổ, thắt lưng và khớp gối: Rang muối và lá ngải cứu, sau đó cho vào túi vải và chườm lên vùng đau nhức trong 15 – 20 phút.

- Chữa ngộ độc thức ăn bằng muối: Pha loãng muối và nước lọc, sau đó uống từ 1 – 2 lần và móc họng để nôn hết thức ăn ra ngoài.

- Bài thuốc chữa da ngứa ngáy và nổi mẩn: giã nát muối tinh và xát nhẹ lên vùng da bị ngứa 1 lần/ngày. Nên thực hiện trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc chữa hôi nách: Rang muối cùng với một số thảo dược như: gừng, trầu không hoặc đinh hương. Sau đó cho vào túi vải và chà lên nách cho đến khi nguội hẳn. Thực hiện 2 lần/ ngày.

Lưu ý

Bổ sung quá nhiều muối có thể làm phát sinh một số rủi ro:

- Gây phù: Muối có khả năng giữ nước, do đó ăn quá nhiều muối có thể gây phù, chướng bụng và đầy hơi.

- Tăng nguy cơ sỏi thận

- Huyết áp cao và các bệnh tim mạch. Ngoài ra lượng nước được muối giữ lại trong cơ thể có khả năng gây áp lực lên tim, mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

- Tăng nguy cơ loãng xương: Ăn nhiều muối khiến thận có xu hướng đào thải canxi qua đường tiểu và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

- Mắc các bệnh về dạ dày

 

Có thể bạn quan tâm?
KHIÊN NGƯU

KHIÊN NGƯU

Tên khoa học: Ipomoea nil Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm). Tên gọi khác: hắc sửu, bạch sửu, nhị sửu, bìm bìm biếc, lạt bát hoa tử
administrator
BẠC HÀ

BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CHANH

CHANH

Vừa là quả vừa là gia vị, chanh là một vị thuốc được dân gian sử dụng từ lâu đời. Citrus aurantifolia (Christm. Et Panzer) Swingle trong họ Rutaceae, chanh là một loại cây bụi thân gỗ nhỏ, có nhiều gai.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
BƯỞI

BƯỞI

Bưởi (Citrus grandis) là một loại cây thuộc họ Cam, được trồng rộng rãi trên khắp châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam. Bưởi không chỉ được ưa chuộng vì hương vị thơm ngon mà còn vì có thành phần giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bưởi cũng là một dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là vỏ bưởi. Thành phần của bưởi gồm nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ các bệnh lý. Hơn nữa, các phần của cây bưởi như vỏ, lá, rễ và hoa cũng được sử dụng như một nguồn dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
administrator
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator
HOA BÁCH HỢP

HOA BÁCH HỢP

Hoa bách hợp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tỏi rừng, cánh hoa li ly, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma. Bách hợp là một loài hoa dáng hình lộng lẫy, kiêu sa và mùi hương thơm dễ chịu, thanh tao. Bách hợp mang trên mình ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, sự hòa thuận tốt lành. Nhưng không chỉ có vậy, chúng còn là một vị thuốc giúp an thần, bổ tim phổi, chữa ho. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SO ĐŨA

SO ĐŨA

So đũa là cây thân gỗ, cao khoảng 8 – 10m và phát triển rất nhanh. Thân và cành mảnh, bề mặt nhẵn, vỏ sần sùi, dày và tiết ra mủ có màu đỏ. Rễ cọc, có nhiều rễ non và rễ phụ thường được vi khuẩn cộng sinh và tạo thành các nốt sần.
administrator