TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.

daydreaming distracted girl in class

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Giới thiệu về dược liệu

Hiện nay có rất nhiều loài tràm, duy chỉ có những loài thuộc chi Melaleuca bao gồm tràm gió, tràm trà... là loài thường được sử dụng làm thuốc.

Tràm gió là cây thân gỗ, ở dạng bụi từ 0,5 – 2m, có thể có chiều cao đến 4 – 5m. Khi còn non, lớp vỏ cây bóng mượt. Khi trưởng thành thì lớp vỏ mịn cứng dần và trở nên sần sùi.

Lá của Tràm gió mọc so le với cuống lá màu xanh vàng nhạt. Phiến lá hình mác, có gân lá chạy dọc theo đường gân chính. Lúc đầu lá mỏng mềm, càng về sau lá dày cứng và giòn hơn. Chiều dài khoảng 6 – 12 cm, rộng khoảng 2 – 3 cm.

Hoa của cây Tràm nhỏ, có màu trắng hay vàng nhạt, không cuống, mọc thành bông tại đầu cành. Tại vị trí đầu bông hoa cành tiếp tục dài ra và mọc thêm lá. Do đó, bông hoa nằm giữa cành và lá cây.

Quả tràm dạng nang, rất cứng với 3 ngăn hình tròn. Đường kính khoảng chừng 13mm, cụt ở đỉnh, đài cứng ôm sâu vào quả. Hạt có hình trứng dài khoảng 1mm.

Cây Tràm được tìm thấy mọc hoang khắp nơi trên Việt Nam. Mọc nhiều nhất ở khu vực miền nam là cây tràm nước (tràm cừ), thường gặp ở các tỉnh thành có đất ngập mặn bao gồm Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau... Lá của cây Tràm nước cũng được sử dụng để chiết xuất tinh dầu.

Ở khu vực phía Bắc, cây Tràm mọc nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, vùng núi Thái Nguyên, Vĩnh Phúc...

Hiện nay tại xã Phong An, Phong Điền và Lộc Thủy - Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế người dân tổ chức trồng tràm gió để tăng cường bổ sung nhu cầu về nguồn nguyên liệu đang tăng cao.

Cây Tràm mọc hoang được tìm thấy ở một số nước bao gồm Campuchia, Philippines, Indonesia, Malaysia, miền nam Trung Quốc… Ở Úc cũng có nhiều cây tràm trà do đó một số nơi gọi tràm trà là tràm Úc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phần lá tràm và cành non của cây Tràm được thu hái vào cuối hạ tới đầu thu (khoảng từ tháng 5 - 8 dương lịch hằng năm). Sau đó, đem dược liệu phơi trong râm, có thể sấy nhẹ đến khô để bảo quản.

Tinh dầu tràm gió thu được bằng cách chưng cất từ lá tươi của cây tràm gió thông qua phương pháp cất kéo hơi nước.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu, thành phần chính trong lá tràm là tinh dầu, chiếm khoảng 2,25 – 2,50%.

Tinh dầu tràm gió sau khi chưng cất ra thu được các hoạt chất chính bao gồm Cineol (eucalyptol) và α-terpineol. Tinh dầu tràm đạt tiêu chuẩn cần có hàm lượng cineol > 40% (Dược điển Việt Nam 2018).

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Lá Tràm có vị cay, tính ấm. Có công dụng phát tán phong hàn, giảm đau, sát trùng. Dược liệu này được sử dụng để chữa cảm mạo kèm sốt, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, đau thần kinh, dùng ngoài chữa viêm da, mẩn ngứa.

Vỏ cây Tràm có tính bình, với hiệu quả an thần, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Theo Y học hiện đại

Hoạt chất Cineol và α-terpineol có trong tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm và chống sung huyết.

Cách dùng - Liều dùng

Cành và lá tràm

Sử dụng lá và cành non cây tràm với lượng 20g/lít nước, đem hãm hay sắc để uống thay nước. Bài thuốc này giúp tiêu hóa tốt, chữa ho.

Ngâm rượu với tỉ lệ tràm:rượu = 1:5, uống với liều lượng từ 2 – 5g cồn/ngày.

Kết hợp cùng những thảo dược khác để xông trị cảm lạnh.

Sử dụng 10 – 15g lá tràm khô, sắc lấy uống có công dụng trị phong thấp, đau thần kinh, đau nhức xương khớp, tiêu chảy do viêm ruột.

Lá tràm tươi, sắc lấy nước rửa hay làm nước tắm có công dụng chữa viêm da, mẩn ngứa.

Tinh dầu tràm

Hiện nay cây Tràm được sử dụng phổ biến nhất ở dạng tinh dầu, thông qua phương pháp cất kéo hơi nước.

Tinh dầu tràm có đặc điểm khác với các loại dầu gió chính nhờ không mang tính nóng, không bỏng rát. Do đó, tinh dầu Tràm được sử dụng rất tốt. phù hợp cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Loại tinh dầu này được coi như một kháng sinh tự nhiên với nhiều công dụng:

  • Giữ ấm cơ thể, phòng ho, cảm lạnh, tránh gió.

  • Hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, ngăn ngừa cúm H5N1.

  • Giảm sưng, ngứa do các vết côn trùng cắn, chống muỗi.

  • Giảm đau, nhức xương khớp.

  • Trị đầy hơi, khó tiêu.

  • Dùng pha nước tắm và xông hơi.

Lưu ý

Cành và lá của cây Tràm không sử dụng ở người cơ thể suy nhược, tân dịch khô, táo bón hay ho khan.

Mặc dù tinh dầu Tràm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng khi sử dụng cần có một số lưu ý sau:

  • Tránh sử dụng tinh dầu tràm trên những vùng da nhạy cảm như vùng da có vết thương hở, khu vực mặt, cổ, da đầu, gần bộ phận sinh dục…

  • Chỉ sử dụng khi cần thiết, không được lạm dụng.

  • Liều lượng thông thường khuyến cáo là 4 – 5 giọt khi pha nước tắm, 3 – 4 giọt/lần xông tinh dầu và 1 – 2 giọt/lần xoa.

  • Bảo quản tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

  • Tinh dầu tràm có nhiều lợi ích nhưng chỉ nên dùng cho bé trong những trường hợp bị cảm lạnh, bị ho hay bị côn trùng cắn.

  • Không để tinh dầu tiếp xúc tới mắt hay để trẻ uống phải.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
THẢO QUẢ

THẢO QUẢ

Thảo quả là một dược liệu rất quen thuộc, hay được gọi với tên khác là Đò Ho, Tò Ho, May Mac Hâu, Mac Hâu, họ Gừng (Zingiberaceae). Quả chín khô sẽ có mùi thơm, được sử dụng trong các bài thuốc dân gian cũng như phụ gia thực phẩm. Theo y học, Thảo quả có công dụng táo thấp, trừ đờm, trừ đầy trướng, tiêu thực, chữa sốt rét, trừ khí độc ôn dịch. Bên cạnh đó, giúp làm ấm Tỳ Vị, giảm nôn mửa, ích nguyên khí, giải được rượu độc, trị chứng hàn thấp, hàn đờm, trị đau bụng, trừ hôi miệng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quả và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
CỎ THE

CỎ THE

Cây cỏ the là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong dân gian. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cỏ the và các công dụng của nó nhé.
administrator
ĐƠN LÁ ĐỎ

ĐƠN LÁ ĐỎ

Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis) là một loài cây thuộc họ Thầu Dầu. Loài cây này được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh với các tác dụng khá đa dạng. Đơn lá đỏ chứa nhiều thành phần có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi sử dụng Đơn lá đỏ để chữa bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
XƯƠNG KHỈ

XƯƠNG KHỈ

Xương khỉ là một loại thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý. Loại cây này có tên khoa học là Clinacanthus nutans, thuộc họ Acanthaceae, phân bố ở các khu vực nhiệt đới châu Á. Xương khỉ có thành phần hóa học phong phú, đặc biệt là axit ursolic và oleanolic, flavonoid, polypeptide, carotenoid và tinh dầu, giúp nó có tác dụng kháng viêm, chống oxi hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch.
administrator
BẠCH GIỚI TỬ

BẠCH GIỚI TỬ

Bạch giới tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: hạt cải canh, hồ giới, thái chi, thục giới, giới tử, bạch lạt tử. Bạch giới tử là hạt phơi hoặc sấy khô ở quả chín của cây cải canh. Từ xưa đến nay, cây cải canh không chỉ là loại rau bổ dưỡng trong bữa ăn hằng ngày mà hạt của nó còn là một vị thuốc quý trong Đông Y với tên gọi là Bạch giới tử. Dược liệu có vị cay được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp,...Bài viết này sẽ chia sẻ rõ hơn về đặc điểm, công dụng, cách dùng đến quý bạn đọc.
administrator
CỎ MAY

CỎ MAY

Cỏ May là một loại cỏ có mặt nhiều nơi ở nước ta, có vẻ ngoài vô dụng, nhưng được tìm thấy trong một số bài thuốc dân gian nổi tiếng, được dùng làm thuốc chữa bệnh...
administrator
DÂM DƯƠNG HOẮC

DÂM DƯƠNG HOẮC

Dâm dương hoắc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tiên linh tỳ, Cương tiền, Phỏng trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Tam chi cửu diệp thảo, Khí trượng thảo, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Hoàng đức tổ, Khí chi thảo.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator